Xe khách sẽ được dừng dọc đường
Thay vì phải chạy suốt toàn tuyến, xe khách sẽ được dừng tại các điểm đón trả khách cách nhau 5 km trong khu vực đô thị và 10 km ngoài đô thị. Quy định này nhằm tạo thuận lợi cho hành khách, tăng doanh thu cho nhà xe.
Bộ Giao thông Vận tải vừa hoàn tất dự thảo Thông tư quy định về hoạt động vận tải bằng ôtô, thay thế Thông tư 14 năm 2010. Điểm mới nhất của dự thảo này là xác lập các điểm dừng đỗ đón, trả khách trên các tuyến đường, ngoài các bến xe.
Theo đó, các điểm đón khách được xây dựng bên ngoài đường xe chạy, đảm bảo diện tích để khách đừng chờ, có lối đi bộ, đèn chiếu sáng… Xe khách được dừng đỗ tại mỗi điểm không quá 5 phút và mỗi điểm cách nhau tối thiểu 5 km trong khu vực đô thị và 10 km ngoài đô thị, không được sử dụng cho các mục đích khác.
Video đang HOT
Thiếu điểm dừng đỗ, nhiều xe đón khách lộn xộn trên đường. Ảnh: Hữu Công
Quy hoạch các điểm dừng đỗ đón trả khách trên các tuyến đường sẽ do UBND cấp tỉnh thực hiện và công bố trước ngày 30/6/2014. Các tỉnh sẽ phân công cơ quan chức năng đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, giữ vệ sinh và đảm bảo an toàn giao thông cho hành khách và phương tiện.
Bộ GTVT cũng quy định, khi một tuyến đường bộ mới mở hoặc nâng cấp, chủ đầu tư phải có trách nhiệm đưa các điểm đón trả khách vào thành một hạng mục đầu tư. Với tuyến đường đang khai thác thì cơ quan quản lý đường có trách nhiệm lập dự án xây dựng.
Dự thảo Thông tư mới cũng yêu cầu các nhà xe niêm yết lịch trình tuyến xe từ các bến đến các điểm dừng đỗ trên đường, giá vé, đường dây nóng, có bộ phận quản lý an toàn giao thông, tất cả xe khách phải gắn hộp đen chiết suất đủ dữ liệu…
Mới đây, Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT cắm biển đón trả khách trên đường để tạo thuận lợi cho hành khách và giúp chủ xe bán thêm vé, tăng doanh thu. Theo Chủ tịch Hiệp hội Bùi Danh Liên, việc xóa điểm đón trả khách dọc quốc lộ đã gây khó khăn cho việc đi lại của hành khách, buộc họ phải đứng đón xe dọc tuyến làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
“Khi có biển đón khách trên đường, hành khách thường tập trung hơn, còn hiện nay họ đứng vẫy xe khắp nơi dọc đường, lại có những điểm cò gom khách”, Chủ tịch Hiệp hội phản ánh.
Theo VNE
Rủi ro từ giao dịch vận tải...miệng
Chỉ một cuộc điện thoại, hoặc một tờ giấy ghi địa chỉ người gửi, người nhận, lập tức các lái xe khách hay taxi tải hăm hở thực hiện giao dịch để nhận cước phí vài chục nghìn đến cả trăm nghìn đồng. Giao dịch hết sức dễ dãi này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn.
Nhận và xếp hàng lên xe khách tại bến xe Lương Yên
Thiệt thòi chia đôi
Lâm vào cảnh khóc dở, mếu dở này là anh Phạm Văn Tâm, 41 tuổi, quê Hải Hậu, Nam Định, và chị Dung, nhà ở quận Hoàn Kiếm. Anh Tâm là chủ chiếc xe khách BKS: 18B-003..., chuyên chạy tuyến Hải Hậu (Nam Định) - Giáp Bát (Hà Nội). Gần nhà anh Tâm có một đại lý chuyên doanh mỹ phẩm, tạp hóa, và chủ cửa hàng này thường xuyên giao dịch lấy hàng từ chị Dung ở Hoàn Kiếm, Hà Nội. Định kỳ hàng tháng, anh Tâm nhận thực hiện hợp đồng mang tiền của đại lý mỹ phẩm từ Hải Hậu lên bến xe Giáp Bát, sau đó liên lạc để chị Dung đến bến xe giao hàng, nhận tiền. Mối giao dịch này diễn ra đã được 6 năm, cho đến ngày 30-4 vừa qua...
Sáng hôm đó, lái xe của anh Tâm là Đỗ Văn Huynh, 35 tuổi, nhận chuyển 2 chiếc phong bì (về sau, theo trình báo của những người liên quan, số tiền trong 2 chiếc phong bì là 100 triệu đồng) lên Hà Nội. Sau khi nhận 2 phong bì, anh Huynh để ở đầu xe. Tới bến xe Giáp Bát, anh Huynh liên lạc báo người nhận đến lấy tiền. Tuy nhiên khi người nhận đến nơi, anh Huynh phát hiện cả 2 chiếc phong bì đã không cánh mà bay. Qua xác minh, cơ quan chức năng nhận định "tác giả" vụ trộm trên là phụ xe tên Bốn. Nghi can này từng bị đưa đi cơ sở giáo dục về, và mới được nhà xe "tuyển" làm phụ xe được vài ngày. Cơ quan chức năng nhận định, nắm được quy luật vận chuyển tiền quá chủ quan, sơ hở của nhà xe 18B-003..., nên phụ xe Bốn tìm cơ hội để lấy trộm rồi bỏ trốn. "Việc hoàn trả bao nhiêu phần trăm trong số tiền bị mất trộm trên phụ thuộc vào thương thảo dân sự giữa các bên liên quan, nhưng rõ ràng phần thiệt thòi... chia đều cho cả bên gửi tiền lẫn bên vận chuyển", một cán bộ Trạm CS bến xe Giáp Bát nhận định.
Tang vật vụ vận chuyển hàng lậu trên xe khách bị lực lượng CSKT CATP Hà Nội phát hiện
Từ vô ý đến cố tình tiếp tay hàng lậu
Đường dây buôn lậu thuốc lá liên tỉnh Móng Cái - Hải Phòng - Hà Nội bị lực lượng Chống hàng giả, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội khám phá hồi cuối tháng 3 vừa qua là một điển hình. Trung tá Hà Thế Hùng - Đội trưởng Đội Chống hàng giả nhớ lại, qua công tác trinh sát, lực lượng công an phát hiện một nữ "đầu nậu" thuốc lá ngoại tạm trú tại quận Hai Bà Trưng. "Đầu nậu" này thường cung cấp số lượng lớn thuốc lá lậu cho nhiều đại lý ở các quận huyện Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thanh Trì. Sau thời gian dài lập chuyên án trinh sát, lực lượng công an phát giác thủ đoạn của "đầu nậu" này là dùng xe khách chất lượng cao đưa thuốc lá về Hà Nội, từ đó tập kết về nhà trọ rồi xé lẻ, chuyển đi tiêu thụ các nơi. Tối 26-3, các trinh sát bắt quả tang nữ "đầu nậu" đang vận chuyển 50 cây thuốc lá ngoại (500 bao) từ bến xe Lương Yên về nhà trọ ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. Đó là Trịnh Thị Thu Hằng, 32 tuổi, HKTT huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Khám xét nhà trọ của Hằng, lực lượng công an thu giữ thêm hơn 2.600 bao thuốc lá ngoại các loại.
Theo Trung tá Hà Thế Hùng, thủ đoạn của "đầu nậu" Hằng là liên tục thay đổi xe khách chất lượng cao để vận chuyển thuốc lá lậu. Trước khi đưa lên xe, thuốc lá được bọc kín trong các thùng carton. Các đối tượng trong đường dây buôn bán, vận chuyển thuốc lá lậu của Trịnh Thị Thu Hằng ung dung "qua mặt" các nhà xe, bởi quy luật bất thành văn: chỉ nhận chứ không quan tâm khách gửi hàng gì!
Trong những vụ án, đường dây vận chuyển hàng lậu bị lực lượng chức năng phát giác thời gian qua, bên cạnh những nhà xe bất cẩn, có cả đối tượng chủ định tiếp tay cho hàng lậu. Bề ngoài vẫn là xe khách chất lượng cao, nhưng bên trong, chủ xe thiết kế những khoang, hầm để chứa hàng phạm pháp. Hàng sẽ được chất kín từ kho trước khi vào bến xếp khách. Và trên hành trình vận chuyển, nhà xe rất ít khi vi phạm tốc độ hay chở quá số người, để tránh bị lực lượng chức năng dừng xe kiểm tra, phát hiện. Thủ đoạn này được ghi nhận từ vụ xe khách mang BKS: 14B - 000..., chạy tuyến Móng Cái - bến xe Mỹ Đình, cũng bị lực lượng CSKT CATP Hà Nội lật tẩy hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Trinh sát kinh tế đeo bám gần 1 tuần trên Móng Cái mới phát hiện được "quy luật" bốc xếp, vận chuyển hàng lậu tinh quái này. Rạng sáng 28-3, khi chiếc xe loại 50 chỗ về đến đường Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, lực lượng chức năng triển khai phương án chặn bắt. Trước sự chứng kiến của hàng chục hành khách, lực lượng chức năng lật ra các khoang bí mật dưới gầm ghế xe ô tô, và phát hiện khoảng 100 "cục" hình chữ nhật bọc giấy trắng. Bên trong các "cục" này đựng điện thoại di động "hàng hiệu" như Iphone, Samsung...
Sau các vụ vận chuyển thuốc lá, hàng điện tử lậu bằng xe khách này, trong hai tuần đầu tháng 4, lực lượng Công an - Quản lý thị trường phát hiện, xử lý 2 trường hợp là 2 xe taxi tải chở hàng tấn nội tạng động vật đông lạnh, được ướp bằng dung dịch nghi là hóa chất chống phân hủy. Lái xe và các chủ xe về sau tường trình với cơ quan chức năng, họ nhận hợp đồng vận chuyển hàng qua điện thoại, rồi báo lái xe đến nhận hàng. "Chúng tôi cũng có hỏi khách hàng là loại hàng gì, thì nhận được hồi âm là văn phòng phẩm. Phần vì tin khách, phần vì không có điều kiện kiểm tra, nên hàng cứ thế được chuyển đi", một chủ xe taxi tải tường trình với cơ quan chức năng
Theo ANTD
Xử lý 34 xe khách nhồi nhét "chặt chém" Công ty TNHH Một thành viên bến xe Hà Nội vừa có văn bản gửi các bến xe trên địa bàn TP yêu cầu, kiên quyết xử lý 34 trường hợp xe khách sai phạm trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 vừa qua. Các lỗi chủ yếu là thu giá vé cao hơn niêm yết, chở quá số người quy định... Theo...