Xe khách rục rịch tăng giá vé dịp Tết
Mặc dù Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã đề nghị các doanh nghiệp cố gắng giữ ổn định giá cước vận tải dịp Tết, không tăng giá vé tùy tiện và thu giá cao hơn niêm yết.
Thế nhưng, tính đến ngày cuối cùng của tháng 12, đã có một vài doanh nghiệp “rục rịch” tăng giá vé.
4 doanh nghiệp xin tăng giá vé thêm 50-60%
Ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc Bến xe Nước Ngầm cho hay, hiện tại bến có 74 tuyến của 136 doanh nghiệp vận tải chạy đến 27 tỉnh thành phố. Dịp cao điểm cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, bến đã có kế hoạch tăng cường xe cụ thể cho từng tuyến, đặc biệt là với các tuyến đông hành khách như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng…
“Trong những ngày đông khách cần giải tỏa sớm, bến sẽ linh hoạt giải quyết không theo tuần tự biểu đồ. Bến sẽ huy động xe tăng cường vào những thời điểm cao điểm thích hợp”, ông Lập nói. Đề cập đến giá cước, ông Lập cho biết, tính đến nay, bến đã ghi nhận có 4 doanh nghiệp vận tải thông báo xin tăng giá vé dịp Tết.
Một vài doanh nghiệp vận tải đã “rục rịch” tăng giá cước dịp Tết.
Mức giá doanh nghiệp tăng thêm từ 50-60% so với ngày thường. Các doanh nghiệp thực hiện tăng chủ yếu chạy các tuyến đường dài, như Đắk Lắk, Huế, miền Đông… Lý giải cho việc các doanh nghiệp này tăng giá dịp cao điểm Tết, ông Lập cho biết, nhà xe cho rằng họ phải phụ thu cho một chiều chạy rỗng và việc thực hiện này chỉ diễn ra với thời gian sau Tết. C
ụ thể, dịp sau Tết, xe khách chạy các tuyến trên chỉ có khách chiều từ Giáp Bát đi, còn chiều từ miền trong ra thường ít hoặc rỗng khách. Đây là lý do họ phải thực hiện phụ thu thêm.
Tại Công ty CP quản lý bến xe Hà Nội – đơn vị chủ quản của các bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc Công ty CP Bến xe Hà Nội cho biết, lượng hành khách đi lại trong dịp cao điểm cuối năm sẽ dàn đều trong cả đợt, tuy nhiên sẽ tập trung cao hơn vào trước ngày 23 tháng Chạp và ngày bắt đầu được nghỉ của nhà nước.
Video đang HOT
Dự kiến lượng khách qua bến trong thời gian cao điểm Tết Nguyên đán sẽ tăng khoảng 130% đến 150% so với ngày thường. Từ thực tế này, công ty đã có kế hoạch tăng cường xe cho từng bến. Cụ thể, dịp Tết Dương lịch tăng cường 120 xe cho ba bến xe là Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm. Với đợt cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý, sẽ tăng cường 2.200 xe cho các bến thành viên.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cũng cho hay, tính đến hết ngày 31-12, bến chưa nhận được bất kỳ thông báo tăng cước vận tải nào của doanh nghiệp. Trước đó, tại buổi làm việc với các doanh nghiệp vận tải và các bến xe trên địa bàn TP Hà Nội triển khai kế hoạch phục vụ vận tải trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Canh Tý 2020, ông Vũ Hà, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ rà soát lại công tác phục vụ, đảm bảo nhu cầu đi lại của hành khách dịp cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý.
“Sở GTVT Hà Nội và các cơ quan chức năng sẽ lắng nghe ý kiến của các đơn vị vận tải, điều hành bến để có phương án tốt nhất phục vụ Tết. Tất cả những vấn đề còn tồn tại, doanh nghiệp cần đề xuất để cơ quan có chức năng tháo gỡ kịp thời”, ông Hà nói và cho biết, Sở GTVT cũng đề nghị các doanh nghiệp cố gắng giữ ổn định giá cước vận tải dịp Tết, không tăng giá vé tùy tiện và thu giá cao hơn niêm yết.
Lực lượng chức năng phải phối hợp chặt chẽ hơn
Liên quan đến việc tăng giá cước và đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau dịp Tết, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội bày tỏ quan điểm đồng ý với việc chỉ đạo của cơ quan quản lý về việc yêu cầu các doanh nghiệp vận tải không tăng giá trái quy định để giúp bình ổn thị trường dịp cuối năm.
Tuy nhiên ông Hùng cũng nêu thực tế, doanh nghiệp vận tải truyền thống trong đó có xe khách, taxi thường thực hiện rất nghiêm quy định của nhà nước, tuy nhiên các doanh nghiệp vận tải hợp đồng, trong đó có xe Limousine, công nghệ Grab lại không tuân thủ quy định nào, vẫn tăng giảm giá tùy ý.
“Việc này vừa gây bất bình đẳng trên thị trường vận tải, vừa gây mất trật tự, ùn tắc cho phố phường do các phương tiện này dường như không chịu sự quản lý của bất kỳ quy định nào khi tham gia giao thông và kinh doanh trên đường”, ông Hùng nêu thực tế.
Tuy nhiên, cũng theo ông Hùng, kể cả một số doanh nghiệp taxi truyền thống cũng đang lợi dụng các kẽ hở của Nhà nước, sự chưa sâu sát của một số cơ quan quản lý để thực hiện đăng ký tem tuyến nơi này nhưng lại đưa xe về nơi khác hoạt động. Đơn cử như việc trên địa bàn Hà Nội có hàng nghìn taxi mang thương hiệu Sao Thủ Đô, tuy nhiên thực tế Sở GTVT không cấp tem, phù hiệu cho các xe taxi này hoạt động. Các tem, phù hiệu taxi Sao Thủ Đô đeo để hoạt động tại Hà Nội thực chất là được cấp từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định…
Với phản ánh của đại diện Hiệp hội taxi Hà Nội về việc có hàng nghìn taxi “lậu” giữa Hà Nội, Đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, lực lượng CSGT và Thanh tra phải vào cuộc làm rõ việc này. Về việc tổ chức, phân luồng đảm bảo giao thông trên đường, theo ông Viện, Thanh tra giao thông cần phối hợp với CSGT và Công an các quận, huyện chặt chẽ hơn nữa, nhất là tại các nút giao thông, tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc vào cao điểm Tết.
Đặng Nhật
Theo cand.com.vn
Lạng Sơn: Nhức nhối nạn "xe dù, bến cóc" dùng vũ lực để cạnh tranh
Tuyến vận tải Lạng Sơn - Hà Nội, với khoảng trên 1.000 đầu xe hợp đồng trá hình hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm, là một trong những nguyên nhân khiến thị phần hành khách của các xe chạy tuyến cố định bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí đã có doanh nghiệp vận tải phải ngừng hoạt động.
Xe khách BKS: 12B-003.46 lập "bến cóc" tại ngã tư Mỹ Sơn- TP.Lạng Sơn trong khoảng 30 phút, tổ chức đón trả khách trái phép (Chụp lúc 7h30 ngày 1.12.2019).
Theo các doanh nghiệp vận tải Lạng Sơn, 3 năm trở lại đây, thị trường vận tải hành khách tuyến Lạng Sơn - Hà Nội như "miếng bánh ngọt" được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Hàng nghìn chiếc xe ôtô loại 16 chỗ đua nhau ra đời và đưa vào khai thác chỉ với một "lá bùa" phù hiệu xe hợp đồng.
Tình trạng xe hợp đồng trá hình bùng phát đã khiến cho các doanh nghiệp vận tải khách tuyến cố định "sống dở, chết dở". Có những doanh nghiệp đã phải bán xe để chống lỗ hoặc buộc bỏ bến để ra đường bắt khách, biến mình thành xe "dù" nhằm hy vọng vớt vát được những hành khách lẻ dọc đường.
Chiều 1/12, bên trong phòng bán vé, nhà chờ xe của Bến xe phía Bắc (Lạng Sơn) chỉ lác đác hành khách. Các lái, phụ xe tuyến cố định chủ yếu chỉ nhận hàng ký gửi rồi bốc vác lên xe.
Bước lên chiếc Ford Transit 16 chỗ BKS 29B - 134.44 đề biển "Lạng Sơn - Mỹ Đình", chúng tôi thấy trên xe chỉ có 2 hành khách. Nhận được lệnh xuất bến, xe nổ máy rồi chạy "rùa bò" dọc tuyến QL1 để bắt khách. Cùng lúc, có hơn 5 chiếc xe hợp đồng trá hình nhưng vẫn treo dán các biển địa chỉ đến như: "Mỹ Đình", "Giáp Bát", "Nước Ngầm", "Long Biên"... lượn vòng đón, trả khách xung quanh khu vực cổng Bến xe phía Bắc Lạng Sơn, sau đó chạy xuôi xuống ngã tư Mỹ Sơn- cổng chào thành phố "án ngữ" chèo kéo khách.
Cũng theo ghi nhận của PV Tạp chí Giao thông vận tải, tại khu vực ngã tư Mỹ Sơn, cổng chào thành phố lâu nay luôn là địa điểm bắt khách của nhiều xe mang BKS: 12B-003.46, 30S-0780, 29B-006.05, 29B-045.50...
Khi có nhu cầu đi từ TP Lạng Sơn đến Hà Nội và các tỉnh khác, thay vì đến Bến xe phía Bắc mua vé, nhiều người lại tập trung ở khu vực này đợi xe. Các nhà xe khi qua đây cũng không quên dừng lại, bấm còi, chào mời khách. Giờ cao điểm, việc các xe dừng đỗ đón, trả khách thành hàng dài khiến giao thông ùn ứ, phương tiện di chuyển khó khăn.
Các xe hợp đồng trá hình thường xuyên dàn hàng ngang trước cổng Bến xe phía Bắc và ngã tư Mỹ Sơn, chèo kéo khách gây mất ATGT.
Trong vai hành khách muốn hỏi xe đi Giáp Bát (Hà Nội), chúng tôi được một nữ phụ xe BKS: 12B-003.46 nhanh nhảu nhảy xuống đường tự bê vác hành lý của khách lên xe, nói: "Cứ lên xe rồi tính, yên tâm về đến nơi, đến chốn". Ngay sau đó, phụ xe lập tức thu tiền với giá 120 nghìn đồng/người, không phát vé.
Sau khi ổn định chỗ ngồi, người phụ nữ này cũng nhanh nhảu đưa PV tấm danh thiếp của nhà xe với nội dung rất chi tiết: "Nhà xe chuyên tuyến Đồng Đăng - Hữu Nghị Quan - Lạng Sơn - Hà Nội. Nhà xe có 2 chiều liên tục từ 5h đến 20h/ Đón trả khách tại khu vực nội đô Hà Nội..." kèm theo 3 số điện thoại ở dưới.
Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV, đại diện lãnh đạo Bến xe phía Bắc Lạng Sơn, cho biết: "Hiện nay lượng "xe dù", xe hợp đồng Limousine tuyến Lạng Sơn- Hà Nội hoạt động nhiều, cạnh tranh công khai với các xe trong bến nên lượng khách vào bến đón xe ít dần, dẫn đến số lượng xe bỏ bến tăng lên. Tình trạng tranh giành khách, đánh chửi nhau cũng thường xuyên xảy ra giữa các nhà xe trong bến và xe hoạt động bên ngoài".
"Trong khoảng 3 năm trở lại đây, đối với tuyến Lạng Sơn - Hà Nội, lượng xe bỏ bến chiếm khoảng 70% . Đặc biệt, từ đầu năm 2019 đến nay, bến xe gần như không tiếp nhận được các xe đăng ký mới. Hiện nay, doanh thu của bến xe đã giảm 30% so với các năm trước đó", đại diện Bến xe phía Bắc Lạng Sơn cho biết.
Do cung vượt cầu quá lớn nên đã gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Nhiều chủ xe khách đã thuê "đầu gấu" giành khách. ây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái diễn xe khách "đầu gấu" tồn tại dai dẳng lâu nay trên tuyến Lạng Sơn - Hà Nội.
Do cạnh tranh nhau khốc liệt, các nhà xe trên tuyến thường xuyên dùng "vũ lực" để nói chuyện với nhau. Trong ảnh là cuộc ẩu đã giữa xe mang BKS: 29B-119.85 và xe 29B-309.12, tại ngã tư Mỹ Sơn - TP. Lạng Sơn hồi đầu tháng 11 vừa qua.
Theo người dân địa phương, tại khu vực ngã tư Mỹ Sơn - nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của xe dù, bến cóc, thì hầu như tuần nào ở đây cũng xảy ra đánh nhau do tranh khách. Thậm chí có thời gian ngày nào cũng có, hoặc có ngày xảy ra 2 đến 3 vụ.
Trong khi đó, ngành giao thông tỉnh Lạng Sơn cũng thẳng thắn nhìn nhận, dưới danh nghĩa đăng ký xe hợp đồng, nhiều chủ xe lợi dụng chạy tuyến cố định. Để qua mặt lực lượng chức năng, các xe không dừng ở một nơi cố định mà chạy loanh quanh trong thành phố hoặc đỗ tạm tại các điểm trông giữ xe du lịch. Khi khách gọi, nhà xe đến tận nơi đón. Vì vậy, việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn.
Để xử lý xe dù, các ngành chức năng nhiều triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, trong đó có cả việc tổ chức chốt trực, tuần lưu trên tuyến phát hiện và xử phạt vi phạm. Dựa theo tình hình, lực lượng CSGT, TTGT thường xuyên sử dụng phương thức công khai hoặc bí mật để kiểm soát vi phạm hoặc trong lúc thực hiện các chuyên đề khác trên tuyến, khi phát hiện xe dù vi phạm giao thông sẽ xử phạt lỗi kép ngay. Tuy nhiên, nhiều lái, phụ xe khi thấy lực lượng chức năng bám chốt, lập tức "phím" cho đồng nghiệp và nhanh chóng chuyển sang địa điểm khác để đón khách. Việc hành khách không chủ động vào bến mà đứng ngoài đường bắt xe cho tiện cũng đã gây khó cho lực lượng chức năng.
Tạp chí GTVT sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
NHÓM PV
Theo tapchigiaothong.vn
Hà Nội: Bến xe vắng lạ thường chiều cuối năm, trước khi nghỉ Tết Dương lịch Hôm nay (31/12) là ngày đi làm cuối cùng trước Tết Dương lịch, tuy nhiên tại các bến xe ở Hà Nội đều trong cảnh vắng vẻ, đìu hiu. Ghi nhận của PV Báo Giao thông, chiều nay (31/12), hầu hết các bến xe trên địa bàn Hà Nội đều khá thưa vắng. Ông Lý Trường Sơn, Giám đốc BX. Mỹ Đình cho...