Xe khách lộn nhiều vòng, 16 người thương vong
Chiếc xe gặp nạn được đưa về bãi gửi ở Tân An
Sáng 29-11, xe khách Mercedesbenz đời 2001 biển số 81L-2170 lưu thông trên đường cao tốc Trung Lương – TPHCM, đến km 28 đã bất ngờ nổ lốp phía sau bên phải.
Tài xế Phạm Thanh Quân đã lấy được tay lái, chuẩn bị tấp vô lề thì bánh trái phía sau tiếp tục nổ. Lúc này, tài xế lái xe khách Quân hoàn toàn mất lái, chiếc xe văng ngang, lộn nhiều vòng trên mặt đường. Khung, thành xe cày xuống đường móp méo, toàn bộ kính xe đều vỡ nát.
Toàn bộ 16 hành khách trên xe đều bị thương được người dân đưa đi cấp cứu. 7 người bị thương nhẹ được xuất viện sau đó, riêng 9 người còn lại bị thương khá nặng đang điều trị tại Bệnh viện huyện Bến Lức (Long An) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Vụ tai nạn là tiếng chuông báo động về chất lượng và độ an toàn của con đường cao tốc Trung Lương – TP.HCM. Dù đã được ứng dụng những công nghệ hiện đại, rất tốn kém, thế nhưng, chỉ sau chưa đầy 10 tháng đưa vào sử dụng, con đường đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết về chất lượng.
Đầu tiên là tình trạng lún xuất hiện trên đường cao tốc chỉ sau 2 tháng thông xe. Để bù lún, đắp ổ gà, con đường “hiện đại bậc nhất Việt Nam” này đã bị “vá chằng vá đụp”, gờ cao gờ thấp, nhếch nhác và thiếu an toàn.
Chạy trên đường cao tốc hướng từ TP.HCM về Tiền Giang có thể nhận thấy nhiều đoạn đã được nhà thầu bù lún, tuy nhiên phần bù lún nhô cao hơn hẳn mặt đường nên gây dằn xóc liên tục cho xe lưu thông.
Video đang HOT
Đoạn từ Bến Lức về Tân An, mặt đường càng tệ hại hơn với rất nhiều ổ gà, có nơi cả “chùm” 4 – 5 ổ gà nằm liền nhau. Tại km27, đơn vị thi công sửa chữa đường đã bóc toàn bộ lớp mặt đường hư hỏng dài cả trăm mét để cán lớp bê tông nhựa nóng mới, chỉ chừa 1 làn xe cho lưu thông.
Anh Nguyễn Văn Nhu – tài xế xe tải chạy tuyến Cà Mau – TP.HCM than thở: “Từ ngày có đường cao tốc, quốc lộ 1A như đoạn Trung Lương đi TP.HCM bị đối xử như “con ghẻ”, xuống cấp trầm trọng nhưng chẳng thấy ai sửa chữa. Cánh tài xế chạy đường cũ không xong, mà đi đường mới thì không biết khi nào xe nổ lốp, sụp ổ gà…”.
Theo anh Nguyễn Văn Long – chủ cơ sở vá lốp xe lưu động trên đường cao tốc, các vệt bù lún cao hơn hẳn mặt đường khiến xe nẩy lên khi vượt qua, sau đó rơi xuống mặt đường trở lại khiến lực tác động lên mặt đường tăng gấp nhiều lần so với tải trọng của xe, khiến xe rất dễ nổ lốp.
Theo Dân Việt
Những trò đồi bại của ông chủ nhà may
Các em thường bị ông chủ đánh đập và quấy rối (Hình minh họa)
Các em đã phải làm việc 16 giờ/ngày trong cơ sở may này. Nếu chẳng may làm hỏng thì sẽ bị ông chủ đánh đập thẳng tay. Không chỉ vậy khi màn đêm buông xuống, ông chủ này còn "giở trò" với những cô gái này.
Chiều 7-11, bạn đọc Chu Thị Thị (ngụ Bình Dương) báo tin có nhiều trẻ em bị bóc lột sức lao động tại một xưởng may ở P.13, Q.Tân Bình (TP.HCM).
PV đã tiếp xúc với chủ cơ sở, với các em và cả cơ quan công an để tìm hiểu sự việc.
Cơ sở may này nằm trên đường Phan Văn Sửu, P.13, Q.Tân Bình, do hai vợ chồng ông Đ.P.Th. và bà N.T.V. (cùng 43 tuổi, quê Bắc Ninh) làm chủ.
Bốn em gái từ 13-17 tuổi phải làm việc 16 giờ mỗi ngày tại cơ sở may của ông Th. và ban đêm còn bị ông Th. lạm dụng
Lời kể của cô bé 13 tuổi
Ngay chiều 7-11, chúng tôi gặp em L.T.T. (13 tuổi, quê Bắc Giang) khi em vừa trốn khỏi cơ sở may gia công của ông Th., bà V.. T. rúm ró bám vào người chị Thị, vẻ mặt đầy sợ hãi và tay chân còn run bần bật.
T. cho biết em được ông Th. đưa từ quê vào làm từ tháng 2-2010 sau khi thỏa thuận với cha mẹ em sẽ trả 15 triệu đồng cho hai năm em làm việc. Hằng ngày, T. và nhiều bạn cùng trang lứa phải làm việc từ 6g sáng tới 0g hôm sau, tổng cộng 16 giờ/ngày, không có ngày nghỉ.
Sẽ điều tra Ngày 8-11, một lãnh đạo Công an P.13, Q.Tân Bình cho biết qua làm việc ban đầu, ông Th. đã thừa nhận có hành vi sàm sỡ các em nhỏ làm công trong nhà khi say xỉn. Hành vi này có dấu hiệu phạm tội dâm ô trẻ em nên công an phường đang củng cố hồ sơ để tiếp tục điều tra.
Vài tuần trở lại đây, tối chủ nhật thì được nghỉ từ 21g. Làm việc vất vả, ăn uống kham khổ, lại thường xuyên bị đánh nếu làm hỏng, làm chậm hoặc làm việc nhà không vừa ý ông bà chủ.
T. kể: "Nhà chật chội, hai vợ chồng ông bà chủ ngủ phía ngoài, ngay sát đó là tụi em. Đêm về, ông chủ sờ soạng hết mấy đứa". Theo lời T., vụ này được các em báo với bà V. nhưng ngay sau khi báo, người báo đã bị ông chủ đấm đá, tát xây xẩm mặt mày.
Quá sợ hãi, các em trốn ra ngoài điện thoại cho người thân vào đón về. Ngày 6-11, người thân của T. và hai em khác vào xin ông Th., bà V. cho các em về. Lúc này, ông Th. đe dọa: "Muốn về phải nộp mỗi đứa 10 triệu!". Quá sợ hãi, người thân của các em tìm tới chị Thị - một cựu thanh niên tình nguyện từng dạy học cho T. ở quê, hiện đang làm việc tại Bình Dương - cầu cứu.
Công an vào cuộc
Tối 7-11, chúng tôi tiếp cận cơ sở may của ông Th., bà V.. Đó là một căn nhà lợp mái tôn lụp xụp, không có số. Phía trước nhà là nơi chuyên giết mổ, làm lông gà vịt, phía sau nhà rộng chừng 10m2, tối tăm, nhếch nhác là nơi đặt 6-7 chiếc máy khâu để các em làm việc.
Bà V. cho biết hằng ngày các em "chỉ" làm việc khoảng... 14 giờ và thừa nhận trong lúc nóng giận, bị các em cãi láo, ông Th. có đánh các em. Bà V. cũng thừa nhận việc ông Th. sờ mó các em là có, nhưng chỉ một lần và do lúc đó ông Th. say xỉn không làm chủ được, tưởng đó là vợ nên mới làm vậy. Sau khi biết vụ việc, bà V. đã làm gác xép đưa các em lên đó ngủ, khóa cửa lại và không xảy ra chuyện nữa.
Nhận thông tin từ chúng tôi, Công an P.13, Q.Tân Bình ngay lập tức vào cuộc, mời ông Th. về trụ sở công an phường làm việc. Theo yêu cầu của công an, ông Th. đã kêu người nhà đưa các lao động trẻ em về trụ sở công an phường để làm việc. Tổng cộng có bảy em (bốn nữ, ba nam), nhỏ nhất 13 tuổi, lớn nhất 17 tuổi.
Em B.T.T. (14 tuổi, quê Bắc Giang) kể: "Em làm việc tại cơ sở của ông Th. từ ngày 1-5-2009 và chỉ vài tuần sau đó em thường xuyên bị ông T. sờ mó lúc đêm về. Em sợ quá, không dám nói gì, cứ chịu đựng suốt nhiều tháng, ông ấy làm quá thì em chỉ dám đẩy ra...khi ông ta làm quá thì em báo bà chủ biết nhưng sau đó em bị đánh bầm giập".
Ngoài T., cả ba em gái còn lại đều khẳng định từng bị ông Th. sàm sỡ.
Theo Tuổi trẻ
Nỗi khổ của sinh viên "ăn nhờ ở đậu" Nóng nực, nhếch nhác, tù túng... là những từ mà sinh viên theo học tại các cơ sở mượn, liên kết thường dùng để than trời. Trường học không có sân chơi "Trước khi đăng kí dự tuyển mình nghĩ mình sẽ được học tại một cơ sở khang trang, tiện nghi. Nhưng lúc đến nơi mới ngã ngửa, trường học mới còn...