Xe khách giường nằm gây tai nạn ở Đắk Lắk chạy sai lịch trình
Bến xe Đà Nẵng cho biết xe khách giường nằm gây tai nạn rạng sáng nay ở Đắk Lắk không ký lệnh xuất bến, chạy sai lịch trình.
Chiều 16/7, cơ quan chức năng cho biết xe khách giường nằm liên quan vụ tai nạn làm một người chết, 10 người cấp cứu tại Đắk Lắk thuộc Công ty TNHH Vận tải và Dịch vụ du lịch Đỗ Quốc Đạt (Đắk Nông).
Khi xảy ra tai nạn, xe này đang chạy sai lộ trình đăng ký, không đăng ký lệnh xuất bến tại Đà Nẵng.
Xe chạy chui hàng trăm km
Theo bà Phan Thị Ngọc Lan, Giám đốc Xí nghiệp Công ty CP vận tải và Quản lý bến xe Đà Nẵng, xe khách này đăng ký hoạt động tại bến xe Trung tâm Đà Nẵng với tần suất 12 chuyến/tháng vào các ngày chẵn âm lịch.
Lần gần nhất, xe này đăng ký lệnh xuất bến tại Đà Nẵng đi Quảng Khê (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) vào ngày 13/7. Sáng 15/7, xe này quay lại bến xe Đà Nẵng trả khách rồi ra cổng.
“Xe khách không đăng ký xuất bến, không cấp lệnh chạy tại bến xe Đà Nẵng, do đó xe này chạy dù. Không hiểu các cơ quan chức năng có kiểm tra hay không mà để xe chạy chui hàng trăm km”, bà Lan nói.
Xe khách chạy chui dẫn đến tai nạn. Ảnh: Minh Lộc.
Còn theo Sở GTVT tỉnh Đắk Nông, xe Quốc Đạt được Sở GTVT TP Đà Nẵng cấp phù hiệu chạy tuyến cố định hoạt động tuyến Bến xe Đà Nẵng đi Bến xe Quảng Khê (huyện Đắk G’long, Đắk Nông).
Qua kiểm tra, chiếc xe đăng ký chạy theo hành trình đường Hồ Chí Minh (QL 14 cũ) – quốc lộ 19 – quốc lộ 1A. Tuy nhiên, khi đến xã Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột) thì rẽ trái đi qua quốc lộ 26 rồi gặp nạn. Như vậy, phương tiện này chạy sai lịch trình đã đăng ký.
Video đang HOT
Hành khách đập cửa thoát ra ngoài
Điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, anh Trương Văn Hoàng Sơn (quê Đắk Nông) cho biết thời điểm xảy ra tai nạn, hành khách tỉnh giấc do xe chao đảo.
“Ít giây sau, chiếc xe tông rầm 2 tiếng rồi lật ngang, kính xe vỡ toang. Lúc này, mọi người trên xe hoảng loạn tìm chỗ thoát ra ngoài nhưng cửa xe bị kẹt. Em bị thương ở tay trái, chảy nhiều máu nên được đưa đi bệnh viện”, anh Sơn kể.
Nạn nhân nằm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Minh Lộc.
Hành khách Nguyễn Đình Khương (ngụ Đắk Nông) kể rằng khi tỉnh dậy thì xe đã lật nghiêng, mọi người la hét trong hoảng loạn.
“Hành khách phải nhờ người dân đập cửa mới có thể thoát ra ngoài. Tôi không nghĩ mình còn sống sau vụ tai nạn”, ông Khương nói.
Còn ông Phạm Em (quê Đắk Nông) cho biết sự việc xảy ra khi vợ chồng đón xe từ TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đi Đắk Mil. Nằm ở cuối xe, ông Em bị hất văng xuống sàn, còn vợ ông tử vong, mắc kẹt trong xe. “Tôi không ngờ đây là chuyến đi cuối của hai vợ chồng”, ông Em nói.
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 3h ngày 16/7 trên quốc lộ 26, đoạn qua phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột.
Thời điểm trên, xe khách giường nằm do tài xế Trương Hoàng Giang (36 tuổi, ngụ Đắk Lắk) điều khiển lưu thông hướng Krông Pắk đi TP Buôn Ma Thuột. Dọc đường, phương tiện này tông trúng xe tải đỗ ở làn đường đối diện rồi lật nghiêng khiến 1 người chết, 10 người bị thương.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết ngay sau khi xảy ra tai nạn, tài xế Trương Hoàng Giang được đi kiểm tra ma túy. Kết quả cho thấy tài xế Giang âm tính với ma tuý.
Theo Zing.vn
Độc đáo "củi tình yêu" của người Giẻ Triêng
Muốn lấy chồng, người con gái dân tộc Giẻ Triêng phải chẻ hơn 100 bó củi vuông vắn, đều, đẹp và không được rời nhau.
Mỗi bó củi của cô dâu vừa thể hiện tình cảm nồng cháy với chú rể, vừa là món quà hồi môn đặc biệt mà họ dành để sưởi ấm cho bố mẹ chồng khi giá rét.
Củi hứa hôn
Dân tộc Giẻ Triêng là một trong số những dân tộc ít người, sinh sống ở vùng Tây Nguyên, nằm cheo leo bên dãy Trường Sơn, với dân số khoảng 30.000 người tập trung chủ yếu tại tỉnh Kon Tum.
Chị I Thiu cùng chồng con bên đống củi hứa hôn tại gia đình chồng. Ảnh: Trần Hiền
Phong tục cõng củi cưới chồng không chỉ là một tục lệ trong ngày cưới của người Giẻ Triêng mà còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống. Những bó củi hứa hôn kia chính là thước đo tính cách, sự khéo léo và phẩm chất của những cô gái Giẻ Triêng; bộc lộ được tính tự chủ trong cuộc sống, tình yêu và sự chân thành đối với chồng và gia đình chồng.
Vào những ngày giáp tết, trong tiết trời giá rét người con gái trên "cổng trời" Đăk Man hay xã Đăk Nhoong (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) lại choàng khăn, đeo gùi lên rừng tìm củi hứa hôn. Dưới cái rét cắt da cắt thịt, những cô gái Giẻ Triêng vẫn không quên việc đi tìm củi hứa hôn để minh chứng tình yêu của mình với chàng trai của họ. Tờ mờ sáng khi những ngọn núi trên "cổng trời" Đăk Man đang bao phủ bởi từng áng mây mù thì những cô gái Giẻ Triêng đã có mặt dưới chân núi. Họ quan niệm rằng đi càng xa chẻ được nhiều củi và củi càng đẹp thì tình yêu của họ dành cho bậc phu quân của mình sẽ càng lớn lao.
Như thường lệ, những ngày cuối năm theo phong tục tập quán của người Giẻ Triêng họ sẽ dựng vợ gả chồng cho con cái khi đã đến tuổi cập kê. Khi đó, người con gái sẽ chủ động trong việc hôn nhân của mình và sự lựa chọn này luôn luôn được cha mẹ đẻ tôn trọng. Có thể nói, phong tục cõng củi cưới chồng là một trong những tục lệ cưới xin khá độc đáo của người Giẻ Triêng. Ở các dân tộc khác, đốn củi, chẻ củi vẫn là một công việc của các đấng nam nhi thì với người Giẻ Triêng, cô gái lại là người phải tìm và chẻ ít nhất 100 bó để mang sang nhà trai.
Dù không nhớ tuổi, nhưng bà I Nhát (xã Đăk Man, huyện Đăk Glei) vẫn như in câu chuyện tìm từng khúc củi, chẻ phẳng phiu cõng sang nhà chồng 30 năm về trước của bà.
Ngồi bên bếp lửa rực hồng, bà Nhát kể lại: "Nhớ chứ, vì hồi đó rét lắm, năm ấy tôi có ưng A Đăk (hiện là chồng bà - PV) sau những lần hẹn hò tại nhà Rông, tôi và chàng trai này có tình cảm với nhau. Sau khi thưa chuyện với bố mẹ, tôi được một già làng chuẩn bị lễ vật đứng ra mai mối. Và theo tục lệ của người Giẻ Triêng, lễ cưới của chúng tôi được chia thành lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức vào ban đêm, khi ấy nhà trai bí mật mang lễ vật sang nhà gái. Khi đó, người mai mối sẽ xin phép thần linh và bắt cô gái sẽ phải nhận những lễ vật của nhà trai. Sau khi tiến hành xong đám hỏi ở nhà trai, nhà gái sẽ đón nhà trai và người mai mối về làm đám hỏi ở nhà mình".
"Năm ấy lễ cưới của tôi diễn ra vào ban ngày và việc tôi nhớ nhất, cũng là việc quan trọng mà gia đình tôi phải làm là chuyển số củi tôi đã chẻ được trước đó sang nhà trai. Chúng tôi gọi đó là củi hứa hôn, việc chẻ đủ 100 bó củi thể hiện tính siêng năng và sự khéo léo của người của người con gái khi đến tuổi trưởng thành. Sau khi nhận củi, phía nhà trai tặng cho nhà gái đùi lợn, gạo, muối, ớt và 1 bầu rượu. Thấm thoắt mới đó mà đã 30 năm rồi..." - bà Nhát trầm tư kể lại.
Củi - sứ giả của thiện chí
Những bó củi hứa hôn được xếp thành từng đống lớn sau nhàông A Đăk. Ảnh: Trần Hiền
"Phong tục này đã có từ rất lâu và đây cũng là phong tục của cha ông để lại, lưu giữ được nét đẹp truyền thống từ xưa đến nay... Người dân nơi đây rất quý trọng, nâng niu những giá trị truyền thống tốt đẹp như vậy".
Ông A Quang - Phó chủ tịch xã Đăk Man
Khi đã đến tuổi cập kê các cô gái Giẻ Triêng không chỉ biết đan chiếu, dệt vải mà họ còn phải biết chẻ củi. Bởi người Giẻ Triêng cho rằng, chỉ cần quan sát củi hứa hôn có thể đoán biết được phẩm chất, tài khéo léo của người thiếu nữ đó giỏi giang hay vụng về. Nếu như bó củi của một người con gái được chặt bằng, đều và không rời nhau nghĩa là cô gái này rất khéo tay, và ngược lại. Không chỉ minh chứng tình yêu mà cô gái dành cho chàng trai, những bó củi tình yêu này cũng chính là tài sản hồi môn đặc biệt của cô dâu dành để sưởi ấm cho cha mẹ chồng khi giá rét.
Chia sẻ với chúng tôi về phong tục độc đáo cõng củi cưới chồng hay còn gọi là củi hứa hôn, chị I Thiu (25 tuổi, xã Đăk Nhoong) phân tích: "Củi hứa hôn đưa sang nhà trai càng nhiều thì tình cảm của cô gái dành cho chàng trai càng lớn. Thông thường, người con gái Giẻ Triêng sẽ phải chẻ từ 100 bó trở lên, mỗi thanh củi dài khoảng 90cm, vì theo tục lễ xưa thì trai 7, gái 9. Bó củi phải đều đẹp và bằng nhau, một thanh củi phải được chẻ thật tỉ mỉ thành 5 cánh nhưng tuyệt đối không được rời nhau. Những tiêu chí này vừa nhận xét được sự khéo léo, nết na của người con gái. Ngày trước, những người phụ nữ lên rừng đốn củi hứa hôn thường chọn củi dẻ vì loại củi này cháy lâu, than đượm ít tro, nhưng hiện nay họ đã thay bằng cây bời lời để bảo vệ rừng...".
Ông A Quang - Phó Chủ tịch xã Đăk Man cho biết, phần lớn các hộ dân sinh sống trên địa bàn đều là người Giẻ Triêng. Ở đây, họ có phong tục cưới xin bằng củi hay còn gọi là củi hứa hôn. Phong tục này đã có từ rất lâu và đây cũng là phong tục của cha ông để lại, lưu giữ được nét đẹp truyền thống từ xưa đến nay... Người dân nơi đây rất quý trọng, nâng niu những giá trị truyền thống tốt đẹp như vậy. Ở địa phương nào cũng vậy, những hủ tục lạc hậu đương nhiên sẽ bị xóa bỏ và thay vào đó sẽ bảo vệ và phát triển những phong tục tốt đẹp...
Dân tộc Giẻ Triêng, bây giờ vẫn muốn lưu giữ phong tục này như là một thông điệp tình yêu vô giá trong lễ cưới mà không có sính lễ nào có thể thay được. Củi gắn liền với lửa nên nó được người Giẻ Triêng xem như sự sống vĩnh cửu. Người Giẻ không chỉ dùng củi trong việc cưới xin, mà còn dùng trong nhiều việc khác như hòa giải, xin đất, cất nhà... Họ coi củi là sứ giả của thiện chí với những mong muốn tốt lành.
Theo Danviet
Tạm giữ "xe dù" nhồi nhét khách chạy từ Nghệ An vào TP.HCM Hôm qua, Cảnh sát giao thông Đà Nẵng tạm giữ một xe khách mang biển số của Lào đã hết hạn kiểm định nhưng vẫn lưu thông và chở quá số người quy định. Xe biển số Lào hết hạn kiểm định từ tháng 10/2018 Trước đó, ngày 11/2 Trạm CSGT cửa ô Hòa Nhơn (Đà Nẵng) đã yêu cầu dừng và kiểm...