Xe Howo bị cắt thùng vẫn chở quá tải gần 400%
Những xe tải Howo dù bị cắt thùng vẫn chất đầy đá vượt tải trọng, lén lút hoạt động tại nhiều tuyến đường miền núi Nghệ An khiến nhà chức trách phải mật phục bắt giữ.
Xe Howo dù bị cắt thùng nhưng vẫn chất đá vượt gấp 3 lần cho phép. Ảnh: Huy Phan.
Ngày 4/4, ông Phan Huy Chương, Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho biết, sau khi có nhiều tin trình báo tình trạng xe Howo (người dân quen gọi là Hổ vồ) hoạt động lén lút, Thanh tra Sở đã đi kiểm tra.
Kết quả tại huyện Đô Lương, nhà chức trách bắt giữ ba xe chở quá tải trọng đang hoạt động trên quốc lộ 15. Ngày 3/4, tại tỉnh lộ 532 huyện Quỳ Hợp, đoàn thanh tra mật phục bắt giữ hai xe Howo đã bị cắt thùng trước đó, nhưng chở đá với khối lượng rất lớn, những tảng đá to được xếp cao gấp 2 lần thùng xe.
“Những xe này chỉ được chở 8 tấn sau khi đã cắt thùng, nhưng nhà xe đã chở đá nặng trên 30 tấn. Có xe vượt hơn hơn 300% thậm chí gần 400%”, ông Chương nói và cho biết việc chở quá tải không chỉ gây hư hỏng cầu đường mà còn đe dọa tính mạng của người tham gia giao thông.
Theo quy định, tất cả xe bị bắt giữ buộc phải hạ tải và nộp phạt 8 triệu đồng.
Hải Bình
Video đang HOT
Theo VNE
Xe quá tải "nằm im" tránh phạt: Luật làm khó các tỉnh?
Do hiện tại trong Luật không có quy định xe quá khổ, quá tải dừng đỗ sẽ bị xử phạt nên rất khó cho lực lượng thanh tra, kiểm soát.
Thanh Hóa: Rất khó khăn trong khâu xử lý
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 31/3, trước tình trạng, một số tỉnh Bình Thuận, Sơn La, Nghệ An gặp phải trường hợp, sau khi bị phát hiện chở quá tải, tài xế đã khóa cửa xe rồi bỏ đi, mặc lực lượng chức năng trạm cân giám sát, ông Lê Hồng Thái - Trưởng trạm kiểm soát xe quá tải tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trên tuyến QL1A đoạn đi qua Thanh Hóa chúng tôi xử lý cơ bản là tốt, bởi vì ngoài lực lượng xử lý công khai, chúng tôi còn lực lượng thường xuyên lưu động, để phát hiện xử lý".
Chính vì vậy, theo ông Thái, các chủ xe không biết được tất cả các lực lượng trên đường đang đi tuần tra, nên không tránh được.
Hiện nay, khó khăn nhất đó là tình trạng, nhiều khi trên các tuyến đường có nhiều nhà hàng, quán ăn, cây xăng, khi nhìn thấy lực lượng tuần tra, chủ xe dễ dàng đỗ lại ngay, mà lực lượng thì không thể phạt khi xe đang đỗ.
Nhiều lúc, chủ xe còn không có mặt ở đó, chỉ có xe, vì thế nên rất khó khăn trong việc xử lý.
Nếu như có được những quy định giúp cho lực lượng chức năng thuận lợi trong việc xử phạt, xử lý là tốt nhưng về mặt phản biện xã hội lại đặt ra câu hỏi, tăng quyền cho lực lượng chức năng như thế thì cũng phức tạp hơn không?
Hà Tĩnh: Không tham gia giao thông, khó xử lý được
Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, Đại úy Nguyễn Quốc Hùng - Phó Trưởng phòng CSGT tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Đây đúng là một vấn đề khó khăn cho chúng tôi thời gian qua".
Theo lý giải của ông Hùng thì nếu như phát hiện ra xe quá tải, nhưng chưa xử phạt mà đã đỗ lại thì lại khác, tuần tra phát hiện xe quá tải khi đó mới chạy vào trốn thì cũng khác. Khó có thể xử phạt phương tiện dừng đỗ bên đường, kể cả xe có quá tải, vì nó đang không lưu thông trên đường.
Xe quá tải cố thủ ở lề đường tránh bị phạt
Về phương án xử lý, ông Hùng cho biết: "Hiện nay, riêng Hà Tĩnh thì thực hiện chủ trương, thứ nhất, không để cho đối tượng chủ xe bỏ chạy, phải áp tải ngay. Thứ hai,nắm rõ phương tiện này chủ phương tiện là ai. Nêu rõ quan điểm, không vì đỗ ven đường mà bỏ qua, phải kiên quyết xử lý, đặc biệt những phương tiện cản trở xử lý, đó cũng là cái khó trong xử phạt của cơ quan chức năng".
Bên cạnh đó, theo ông Hùng, ví dụ như xe quá tải đi vào trong bãi, mà không tham gia giao thông thì cũng không thể xử lý được.
Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng: "Để khắc phục được thực trạng này thì lực lượng chức năng cần nhất là người quản lý phải có chỉ đạo đúng đắn".
Quảng Nam: Đề nghị được tháo biển số xe
Cũng đưa ra nhận định về vấn đề này, ông Võ Quang Lâm, Chánh thanh tra GTVT Quảng Nam bày tỏ sự khó khăn của địa phương: "Chúng tôi cũng đã từng gặp nhiều trường hợp tương tự, đây cũng là khó khăn chung của các tỉnh, không riêng gì Quảng Nam, kể cả kiểm tra các tuyến đường BOT cũng vậy".
Biện pháp ban đầu được Quảng Nam sử dụng đó là tháo biển số xe, khi làm như vậy, chủ xe sẽ phải tìm đến xin cấp lại.
Vì thế, nên ông Lâm cho biết: "Bây giờ, chúng tôi cũng đã có kiến nghị sửa đổi, Nghị định 171, đề nghị cho tháo biển số xe của các chủ xe không hợp tác, vì nếu tháo thì chủ xe sau đó phải liên lạc để cấp lại biển số".
Bởi vì, nếu muốn xử lý thì phải có cơ sở pháp lý, không thể tự nhiên mà xử lý, khó có thể thuyết phục.
Bên cạnh đó, còn một phương án có thể đưa vào thực hiện, đó là chụp ảnh, chứng minh chủ xe chở quá tải nhưng bỏ trốn, sau đó dùng hình ảnh làm bằng chứng để phạt nguội.
Thái Linh
Theo_Báo Đất Việt
Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều Chi cục đê điều đề nghị cơ quan báo chí vào cuộc cùng đi thực địa, xây dựng phóng sự, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vụ vi phạm Theo ông Nguyên Xuân Hải, Phó Chi Cục trưởng Chi cục đề điều (Sở NN-PTNT Hà Nội) xe quá tải đi trên đê là một tình trạng vi phạm nhức...