Xe Honda dùng smartkey chết máy bất thường: Nhà sản xuất ‘chưa rõ nguyên nhân’?
Vụ xe máy Honda dùng khoá smartkey bị tắt máy bất thường ở Tiền Giang, mặc dù gần 1 tháng trôi qua nhưng phía Honda Việt Nam vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của vụ việc.
Xe Honda dùng smartkey chết máy bất thường: Nhà sản xuất không biết nguyên nhân?
Liên quan tới vụ việc nhiều người dân sinh sống tại tỉnh Tiền Giang sử dụng dòng xe tay ga của Honda Việt Nam được trang bị smartkey bị tắt máy gây xôn xao trong thời gian qua, PV VietnamFinance đã gửi một số câu hỏi đến Honda Việt Nam để tìm hiểu về nguyên nhân của vụ việc.
Đại diện phía Honda Việt Nam cho biết: “Sau vụ việc kể trên, Honda Việt Nam (HVN) vẫn chưa nhận được bất cứ phản ánh trực tiếp nào của khách hàng về việc khóa điện tử bị nhiễu sóng”.
Theo lý giải của vị đại diện Honda Việt Nam cho biết, hệ thống khoá thông minh smartkey trên xe cho phép vận hành công tắc chính mà không cần phải cắm chìa khóa vào ổ khóa. Loại khoá này hoạt động dựa trên cơ chế đối chiếu mã xác nhận (ID) giữa Thẻ khóa thông minh Honda (Honda SMART Key) – Cụm điều khiển thông minh (FOB) – Bộ vi xử lý trung tâm (ECU) của xe. Mỗi thiết bị điều khiển FOB sẽ có một mã nhận dạng riêng biệt và phải được xác nhận trước giữa FOB và ECU.
Trong phạm vi kết nối và FOB bật để kết nối với ECU thì ECU sẽ nhận biết mã nhận dạng của FOB có khớp với mã đã được cài đặt hay không. Nếu đúng sẽ cho phép thực hiện các thao tác điều khiển cũng như khởi động xe. Nếu không đúng mã nhận dạng thì cho dù FOB kích hoạt thì ECU vẫn không cho thực hiện các thao tác và khởi động xe. Ngoài ra trên hệ thống có cài đặt một số cảm biến và phát ra tín hiệu cảnh báo trong một số trường hợp tác động vào xe.
Bản chất của khóa thông minh là sử dụng sóng radio tần số thấp. Do vậy, phạm vi hoạt động của hệ thống có thể mở rộng hoặc thu hẹp, hoặc hệ thống khóa thông minh có thể không hoạt động trong những trường hợp sau: khi pin thiết bị điều khiển FOB yếu, khi bên cạnh có các thiết bị phát ra tiếng ồn hoặc sóng sóng radio mạnh như tháp truyền hình, các trạm điện, trạm vô tuyến điện hoặc sân bay, bên cạnh máy tính xách tay hoặc thiết bị sử dụng mạng không dây như đài hoặc điện thoại di động. Ngoài ra, thiết bị điều khiển FOB tiếp xúc hoặc bị che phủ bởi vật thể bằng kim loại cũng sẽ khiến xe không hoạt động.
Cuối cùng Honda Việt Nam cảnh báo, trong trường hợp có bất cứ vấn đề xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động của xe, HVN khuyến khích khách hàng mang xe đến các HEAD gần nhất để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Điều đáng nói là khi PV đặt một số câu hỏi như: “nguyên nhân cụ thể của sự cố trên là do đâu” và “sự cố khoá smartkey lần này có liên quan gì tới lần Honda Việt Nam công bố chiến dịch triệu hồi SH125/150i 2015 (sử dụng khoá Smartkey) vào năm 2015 không?”, đại diện Honda Việt Nam không trả lời.
Video đang HOT
Như VietnamFinance đã đưa tin, đầu tháng 12/2018, hàng loạt người dùng sử dụng dòng xe tay ga của Honda Việt Nam được trang bị khoá smartkey khi đi qua đoạn đường Lý Thường Kiệt, TP Mỹ Tho, Tiền Giang (từ số nhà 94-130, P.4, TP Mỹ Tho) thì xe bất ngờ chết máy, không di chuyển được.
Sau khi nhận được phản ánh của người dùng, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Tiền Giang đã vào cuộc và chỉ ra nguyên nhân của vụ việc là do thiết bị “báo khách không dây” trong cửa hàng thời trang Elsa trên đường Lý Thường Kiệt.
Theo kết luận của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Tiền Giang (ngày 6/12) cho biết, thiết bị này đã phát sóng liên tục trên tần số 433.9MHz, trùng với tần số của smartkey nên gây ra hiện tượng nhiễu sóng smartkey của ô tô, xe máy. Khi tắt nguồn điện thiết bị nói trên thì hiện tượng can nhiễu chấm dứt.
Trước đó, Sở TT&TT tỉnh Tiền Giang nhận định việc hàng loạt xe không thể nổ máy là do camera không dây (cũng của cửa hàng thời trang Elsa), vì khi đề nghị chủ cửa hàng tắt nguồn thiết bị camera (đồng thời cũng là tắt nguồn các thiết bị khác vì dùng chung một công tắc) thì không còn tình trạng can nhiễu. Khi đó, Sở TT&TT đã đề nghị chủ cửa hàng tạm thời tháo gỡ camera để tránh gây nhiễu.
Tuy nhiên, qua kết quả đo đạc của các thiết bị chuyên dụng của Trung tâm II, nguyên nhân gây can nhiễu chìa khóa thông minh (smartkey) ô tô, xe máy không phải do camera không dây, mà do thiết bị “báo khách không dây” đặt tại shop thời trang nói trên.
Honda SH dùng khoá smartkey từng bị triệu hồi do lỗi gì?
Vào tháng 12/2015, Honda Việt Nam phải công bố chiến dịch triệu hồi lớn đối với dòng xe tay ga cao cấp SH 125/150i 2015 bán ra đợt đầu do lỗi chìa khóa thông minh kể từ ngày 4/12.
Tại thời điểm đó, phía Honda Việt Nam cho biết nguyên nhân của việc là do lỗi phần mềm điều khiển khiến hệ thống cảnh báo chống trộm sau khi được kích hoạt sẽ tự động tắt trong khoảng thời gian ngắn hơn tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Lỗi này có thể gây nguy hiểm đến tài sản của người sử dụng xe (mất tài sản) trong một số điều kiện sử dụng nhất định.
Việc triệu hồi vẫn được Honda Việt Nam tiến hành tương tự như đợt sửa lỗi trước đây là gọi khách hàng tới đại lý chính hãng khắc phục.
Được biết, đợt sản phẩm SH 125/150 Smart Key đầu tiên tung ra thị trường, phía nhà sản xuất phát hiện ra vấn đề đối với phần mềm điều khiển (SCU). Lỗi phần mềm này khiến hệ thống cảnh báo chống trộm bị ngắt sớm hơn so với thời gian nhà sản xuất lập trình.
Số lượng xe SH 125 gặp hiện tượng này là 6.721 chiếc, trong khi SH 150i là 5.397 chiếc. Tất cả 12.118 xe này đều được sản xuất từ 19/8 đến 6/10.
Theo ttvn.vn
SH đồng loạt tăng giá, ăn chênh chém khách mùa Tết
Thời điểm cuối năm, giá xe máy, đặc biệt là các dòng xe tay ga thuộc hàng "hot", sẽ tăng mạnh. Hiện mẫu Honda SH đang "đội giá" 15-16 triệu đồng, còn mẫu Honda SH Mode cũng đang chênh 13,5-14,5 triệu đồng so với giá đề xuất.
Thị trường xe máy dịp cuối năm 2018 đang chứng kiến sự tăng giá của nhiều mẫu xe. Giống như mọi năm, thời điểm này, giá xe máy, đặc biệt là các dòng xe tay ga "hot" sẽ tăng rất cao và đạt "đỉnh" vào thời điểm cận Tết Nguyên đán. Khách hàng mua các mẫu xe máy tay ga sẽ phải chịu mức giá tăng hàng chục triệu đồng/chiếc vào dịp này.
"Đến hẹn lại lên", mấy năm gần đây, cứ vào dịp cuối năm, dòng xe Honda SH lại bị chênh giá khá nhiều so với giá niêm yết. Có thể thấy, trên thị trường hiện nay, không mẫu xe nào cùng phân khúc đủ sức cạnh tranh với cơn sốt mang tên SH.
Do vào dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm tăng cao, các phiên bản của dòng xe "ăn khách" Honda SH luôn rơi vào trình trạng khan hàng. Vì thế, các đại lý lại được dịp đẩy giá bán cao hơn hàng chục triệu đồng so với giá nhà sản xuất niêm yết.
Cứ vào dịp cuối năm, dòng xe Honda SH lại bị chênh giá khá nhiều so với giá niêm yết.
Ở thời điểm này, Honda SH cũng là mẫu xe có sự chênh giá nhiều nhất trên thị trường, từ 15-16 triệu đồng so với mức giá bán lẻ đề xuất. Mẫu xe này hiện có giá bán dao động từ 84-108 triệu đồng, tuỳ phiên bản.
Cụ thể, tại nhiều đại lý Honda ở Hà Nội, phiên bản Honda SH 125 ABS đang được bán với mức giá dao động từ 92-93 triệu đồng, trong khi giá đề xuất của hãng là 75,99 triệu đồng. Mức giá này đang chênh 16 triệu đồng với giá bán lẻ đề xuất. Thậm chí, để lấy xe ngay, có màu đẹp có thể khách phải mất đến gần 20 triệu.
Còn phiên bản SH 125 CBS đang có giá từ 83-84 triệu đồng, cao hơn 15-16 triệu đồng so với mức giá bán lẻ mà nhà sản xuất đưa ra là 67,99 triệu đồng.
Tương tự, các phiên bản Honda SH 150 ABS và Honda SH 150 CBS cũng đang bị đội giá lên cao. Giá bán của các mẫu xe này tại nhiều đại lý đang ở mức 100 triệu đồng. Trong khi đó, giá bán lẻ đề xuất của Honda SH 150 ABS và Honda SH 150 CBS lần lượt là 90 triệu đồng và 82 triệu đồng.
Cùng với Honda SH, Honda SH Mode cũng là mẫu xe dẫn đầu thị trường về mức chênh so với giá đề xuất. Hiện nay, tại một số đại lý, giá bán của Honda SH Mode đang ở mức dao động từ 66-67 triệu đồng, trong khi giá đề xuất là 52,49 triệu đồng. Giá bán này đang cao 13,5-14,5 triệu đồng so với giá đề xuất.
Honda SH Mode cũng là mẫu xe dẫn đầu thị trường về mức chênh so với giá đề xuất.
Thời điểm này, giá bán của mẫu Honda Air Blade 2018 cũng tăng cao. Trong đó, Honda Air Blade 2018 phiên bản đen mờ tăng nhiều nhất. Tại một số đại lý ở Hà Nội, chiếc xe này có giá bán lên tới 45,3 triệu đồng, trong khi giá đề xuất là 41 triệu đồng. Như vậy, giá thực tế đang chênh 4,3 triệu đồng so với giá đề xuất.
3 phiên bản còn lại của mẫu Honda Air Blade 2018 là Thể thao, Cao cấp và Từ tính có giá bán lần lượt ở mức là 40 triệu đồng, 41,2 triệu đồng và 42,5 triệu đồng. Mức giá này cao hơn giá đề xuất từ 2-3 triệu đồng.
Không chỉ các dòng xe tay ga cao cấp như Honda SH, SH mode, Air Blade... tăng giá bán cao ngất ngưởng, một số dòng xe tay ga tầm trung của Honda như Honda Lead, Honda Vision... cũng bị đội giá.
Thời điểm này, giá bán của mẫu Honda Air Blade 2018 cũng tăng cao.
Các phiên bản của mẫu Honda Vision hiện có giá bán dao động từ 30,5-34,5 triệu đồng, chênh từ 1-2,5 triệu đồng so với giá bán lẻ đề xuất.
Trong khi đó, mẫu xe tay ga "ăn khách" Honda Lead hiện có giá bán dao động từ 37,2-42,5 triệu đồng, chênh từ 0,2-2,7 triệu đồng so với giá bán lẻ đề xuất.
Ở chiều ngược lại, các dòng xe số, xe côn tay không có nhiều thay đổi về giá bán. Hiện nay, các mẫu xe số Honda vẫn bán với mức giá khá bình ổn, thậm chí một số mẫu xe số Honda có giá bán thực tế ở một số nơi còn thấp hơn so với giá đề xuất từ 200-900 nghìn đồng.
Nhìn vào thị trường xe máy ở Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy rõ xu hướng chuyển dịch từ xe máy phổ thông sang dòng xe tay ga khá rõ nét. Và cứ vào dịp cuối năm, các dòng xe tay ga "hot" thường rơi vào trình trạng khan hàng, tăng giá. Vì vậy, vào thời gian này, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ với quyết định mua xe của mình.
Tuấn Dũng
Theo vietnamnet
Dàn Honda Dream biển tứ quý hét giá hơn 1 tỷ, đổi ngang Camry Không dừng lại ở việc chơi xe, những người đam mê những chiếc xe 'huyền thoại' mang tên Honda Dream II còn cất công săn lùng những chiếc xe biển số siêu đẹp. Việc sở hữu biển số khủng khiến giá bán của những chiếc xe này cũng không hề rẻ - có những chiếc giá lên đến vài trăm triệu đồng. Honda...