Xe giá rẻ Harley vẫn “cắt cổ” dân Việt?
Hồi cuối tháng 2 năm nay, Harley- Davidson Sài Gòn đã đưa Street 750 – mẫu xe được giới thiệu là “xe rẻ nhất của Harley” về Việt Nam. Song, cái giá 300 triệu đồng liệu có phải là rẻ?
Đắt gấp đôi Ấn Độ
Tháng 2/2015, dân mê môtô phân khối lớn nói chung và những tín đồ của Harley-Davidson được phen xôn xao khi Street 750 – mẫu xe được giới thiệu là “xe rẻ nhất của Harley” về Việt Nam với giá từ 300 triệu đồng.
Người ta giải thích rằng, lý do khiến Harley-Davidson có mức giá rẻ như vậy chính là việc xe được sản xuất ngay tại nhà máy của Harley Davidson ở Bawal, Ấn Độ nên chi phí vận chuyển cũng bớt đi đáng kể. Ấn Độ cũng là nơi duy nhất sản xuất xe Harley-Davidson ngoài Mỹ, dưới phân nhánh Harley-Davidson India.
Tại đất nước Nam Á này, với việc sản xuất tại chỗ cùng nhân công giá rẻ nên xe được bán ra với giá khoảng 432.500 Ru-pi (tương đương khoảng 147 triệu đồng). Trong khi đó ở Việt Nam, Harley-Davidson Saigon bán mẫu Street 750 với mức giá 299 triệu cho bản đen bóng, 305 triệu cho bản đen nhám và đỏ.
Việc Street 750 về Việt Nam bán với giá cao gấp đôi Ấn Độ là điều hết sức bình thường vì khi lăn bánh trên dải đất hình chữ S, xe phải chịu nhiều loại thuế, phí đăng kiểm, phí vận chuyển…
Thuế chồng thuế, giá xe lên cao
Nếu muốn biết tại sao giá tại Việt Nam lại “chênh” nhiều so với tại Ấn Độ chỉ cần áp vào biểu thuế theo quy định của Nhà nước để tính.
Video đang HOT
Giả dụ, khi nhập chiếc Street 750 về Việt Nam, nhà nhập khẩu sẽ phải bỏ ra số tiền 432.500 Ru-pi (tương đương khoảng 147 triệu đồng). Đây là giá xe tại Ấn Độ và cũng là giá tính thuế nhập khẩu khi về Việt Nam.
Sau đó, phải nộp 3 loại thuế là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT.
Thuế nhập khẩu (1) = Giá tính thuế nhập khẩu (147 triệu đồng) x Thuế suất nhập khẩu (75% – Mức thuế suất nhập khẩu của mẫu xe này theo biểu thuế nhóm môtô trên 250cc là 75%) = 110 triệu đồng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (2) = (Giá tính thuế nhập khẩu 147 triệu đồng Thuế nhập khẩu 110 triệu đồng) x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (20%) = 51,4 triệu đồng.
Thuế giá trị gia tăng (3) = (Giá nhập tại cửa khẩu 147 triệu đồng Thuế nhập khẩu 110 triệu đồng Thuế tiêu thụ đặc biệt 51,4 triệu đồng) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng (10%) = 30,8 triệu đồng.
Như vậy, giá xe Street 750 sẽ bằng Giá tính thuế nhập khẩu (1) (2) (3) = 339,2 triệu đồng. Một cái giá quá cao so với giá gốc tại Ấn Độ.
Theo Autodaily
Vỡ mộng ô tô giá rẻ
Người tiêu dùng lo mất cơ hội hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu ô tô, còn doanh nghiệp lo giảm doanh số nếu đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc được thông qua
Bộ Tài chính vừa hoàn tất dự thảo nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB theo hướng thay đổi giá trị tính thuế của tô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ.
Áp lực tăng giá
Theo đó, giá tính thuế TTĐB với dòng xe này sẽ được cộng cả chi phí bán hàng trong nước, lãi của doanh nghiệp (DN), chi phí quảng cáo... tại khâu nội địa khi nhà nhập khẩu ô tô bán ra. Điều này sẽ khiến giá xe nhập nguyên chiếc tăng thêm khoảng 10% theo tính toán của một số DN.
Nhân viên kinh doanh của một đại lý phân phối xe Ford tại Hà Nội than thở doanh số bán hàng đang xuống thấp, chỉ khoảng 4-5 xe nhập khẩu mỗi tháng bởi người tiêu dùng đang phân vân giữa việc mua xe tại thời điểm này hay tiếp tục chờ để được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại với mức thuế nhập khẩu ưu đãi hơn. "Nếu tăng thuế TTĐB với xe nhập khẩu thì doanh số bán hàng của đại lý có thể còn thê thảm hơn nữa" - nhân viên này lo lắng.
Khách chọn mua xe tại một cửa hàng của Thaco ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Theo tính toán, với cách tính thuế cũ, tức chỉ tính thuế TTĐB trên giá CIF nhập về thì giá từ khi nhập khẩu tới tay người tiêu dùng tăng khoảng 20%, bao gồm các loại phí, chi phí trong khâu vận chuyển, kinh doanh. Nhưng nếu tính thuế TTĐB theo cách mới thì giá sẽ tăng hơn 30%. "Giả sử một chiếc xe trước đây có giá bán đến tay khách hàng là 120.000 USD (khoảng 2,6 tỉ đồng) thì nay có thể lên tới trên 130.000 USD (khoảng 2,8 tỉ đồng). Người tiêu dùng chắc chắn sẽ cân nhắc trước khi quyết định mua xe" - nhân viên này nói.
Nhiều DN nhập khẩu ô tô cũng cho rằng với cách tính thuế mới, các thủ tục để hoàn tất nộp thuế sẽ tăng thêm. Nếu như hiện nay, DN cần một khâu để hoàn tất thủ tục nộp thuế vì giá tính thuế chỉ tính trên giá nhập khẩu thì quy định mới sẽ tạm tính thuế TTĐB tại thời điểm DN hoàn tất thủ tục nhập xe và tiếp tục bị truy thu số còn thiếu sau khi bán hàng.
Thực tế, lo ngại về doanh số bán hàng đang là vấn đề "đau đầu" nhất đối với các DN kinh doanh ô tô nhập khẩu chính hãng khi phát sinh thêm khoản nộp thuế TTĐB. Ngay với những DN có tổ chức sản xuất, lắp ráp ô tô thì phần nhập khẩu nguyên chiếc vẫn chiếm con số tương đối. Bởi lẽ, lợi nhuận của một số DN hiện nay dựa trên doanh thu chính từ xe nhập khẩu, còn phần lắp ráp trong nước từ trước đến nay không thể cạnh tranh nổi nếu không muốn nói là chỉ "làm cho vui".
Các chuyên gia cho rằng so sánh tỉ suất lợi nhuận trên đầu tư đại lý xe chính hãng với đầu tư sản xuất, lắp ráp thì rõ ràng đi mua xe về bán có lợi hơn. Nhưng nếu tăng thuế đe dọa đến doanh thu thì buộc DN phải có giải pháp điều chỉnh để duy trì hoạt động hoặc đẩy tất cả khó khăn vào giá xe để người tiêu dùng hứng chịu.
Càng bảo hộ càng "hư"
Ngoài mục tiêu bảo đảm nguồn thu ngân sách thì một trong những nguyên nhân quan trọng khác đưa đến ý tưởng tính thêm thuế TTĐB tại khâu nội địa đối với xe nhập nguyên chiếc là bởi chủ trương tiếp tục giữ giá xe ở mức cao nhằm bảo đảm "công bằng" cho xe sản xuất trong nước. Hay nói cách khác là nhà nước tiếp tục bảo hộ ô tô nội địa.
Cụ thể, theo Bộ Tài chính, quy định tính thuế TTĐB theo cách cũ thực tế không phát sinh vướng mắc. Tuy nhiên, trong bối cảnh cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với mặt hàng ô tô theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN vào năm 2018, một số hiệp hội và DN sản xuất, lắp ráp trong nước đã kiến nghị giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng nhập khẩu chưa bảo đảm công bằng. Cũng theo bộ này, hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng về hình thức như việc các hãng nước ngoài thành lập công ty con, thành lập liên doanh... ở Việt Nam giúp tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy, nếu không điều chỉnh các loại thuế khác thì khi thuế nhập khẩu cắt giảm về 0%, xe nhập khẩu sẽ càng có lợi thế.
Nhưng thực chất, theo các chuyên gia, càng bảo hộ thì càng làm "hư" ngành sản xuất trong nước và ngành này sẽ mãi không lớn được. "Còn nếu buông ra thì trước áp lực giảm thuế nhập khẩu từ khối ASEAN và Hàn Quốc, xe trong nước không cách gì cạnh tranh và vươn lên được. Tiếp tục bảo hộ nhưng phải có chế tài, yêu cầu DN đạt tỉ lệ nội địa hóa nhất định, đi kèm với cam kết giảm giá thành thì mới có tác dụng. Nếu không, bảo hộ là vô nghĩa, không đem lại kết quả gì" - ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhận xét. Cũng theo ông Phương, bảo hộ thông qua việc giữ giá xe nhập khẩu ở mức cao không thể tạo động lực cạnh tranh để DN sản xuất trong nước hạ giá thành.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du cũng cho rằng với một ngành không có sức cạnh tranh thì không việc gì phải bảo hộ mà nên tập trung vào những lĩnh vực thực sự có thế mạnh.
Doanh nghiệp nội địa cũng bất lợi
Theo dự thảo nghị định, giá tính thuế TTĐB cho ô tô sản xuất trong nước sẽ là giá bán ở các cơ sở hạch toán phụ thuộc trực tiếp bán ra sản phẩm. Trong trường hợp ô tô bán qua hệ thống đại lý theo giá do nhà máy giao thì giá tính thuế sẽ là giá đã cộng cả hoa hồng. Nếu ô tô sản xuất trong nước bán qua các cơ sở thương mại thông thường thì giá tính thuế sẽ là giá của nhà máy sản xuất nhưng không được thấp hơn 5% mức giá bán cao nhất của các cơ sở thương mại chưa tính đến thuế GTGT.
PHƯƠNG NHUNG
Theo_Người lao động
Đừng mong ô tô có giá 100 triệu đồng Với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, sắp tới giá ô tô có thể tăng cả trăm triệu đồng/chiếc. Mới đây một công ty Việt Nam đã được Tập đoàn ô tô lớn nhất Ấn Độ - Tata chọn làm đối tác phân phối, lắp ráp và chuyển giaocông nghệ loại xeô tô Tata Nano được xem là xe giá rẻ...