Xe được chạy vào phố đi bộ Nguyễn Huệ theo khung giờ
Khi phố đi bộ Nguyễn Huệ hoàn thành, các loại phương tiện vẫn được ra vào theo khung giờ quy định giống như các đô thị khác trên thế giới.
Tại buổi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo đại lộ Nguyễn Huệ (quận 1) thành phố đi bộ ngày 25/11, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết, do chưa nắm rõ thông tin, nhiều người dân đang lo lắng việc trục đường trung tâm từ trụ sở UBND thành phố đến Bến Bạch Đằng trở thành phố đi bộ sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe cũng như hoạt động của các cơ quan, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại trong khu vực.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo thực hiện dự án nâng cấp cải tạo đường Nguyễn Huệ sáng 25/11. Ảnh: Hữu Công.
“Tôi xin nói lại cho rõ, theo quy hoạch khu vực đại lộ Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và một phần đường Lê Lợi, Hàm Nghi sẽ trở thành khu mua sắm và phố đi bộ. Tuy nhiên, không phải sẽ cấm hẳn không cho xe cộ ra vào khu vực này mà vẫn có khung giờ cho các phương tiện lưu thông, giống như việc quản lý phố đi bộ ở đô thị của các nước trên thế giới”, ông Tín nói.
Theo Phó chủ tịch, để quản lý xe, khu vực phố đi bộ sẽ có hệ thống cọc giao thông thông minh, trong khung giờ cấm các cọc này sẽ hoạt động để ngăn không cho xe đi vào. Còn ngoài khung giờ quy định, những cọc này sẽ tự động hạ xuống cho xe lưu thông.
Video đang HOT
“Khi phố đi bộ hoàn thành, thành phố sẽ có quy chế quản lý phố đi bộ riêng”, ông Tín nói và cho biết để phục vụ nhu cầu đến khu vực trung tâm mua sắm cũng như vui chơi ở khu phố đi bộ Nguyễn Huệ, thành phố đã cho xây 5 bãi đậu xe ngầm ở công viên 23/9, Tôn Đức Thắng, sân vận động Hoa Lư, công viên Lê Văn Tám và sân khấu Trống Đồng.
Phối cảnh phố đi bộ Nguyễn Huệ vào ban đêm.
Về tiến độ thực hiện dự án, ông Tín yêu cầu trước Tết âm lịch các đơn vị thi công phải trả lại một phần mặt đường cho xe lưu thông và toàn bộ công trình phải hoàn thành để kịp nghiệm thu vào ngày 25/4/2015.
Bên cạnh đó, vị phó chủ tịch phụ trách khối giao thông đô thị của UBND thành phố cũng đề nghị các sở, ngành nghiên cứu hạng mục nhạc nước tại phố đi bộ Nguyễn Huệ để bảo đảm sự hài hòa giữa âm thanh và ánh sáng vì đây là “cả một công trình về nghệ thuật”, là một điểm nhấn của công trình.
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn được giao lập kế hoạch cải tạo công viên Bến Bạch Đằng phù hợp với cảnh quan, thiết kế của phố đi bộ Nguyễn Huệ, có báo cáo chi tiết trình UBND thành phố vào tuần tới để kịp hoàn thành việc cải tạo trước Tết âm lịch.
Theo thiết kế, quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670 m, rộng 64 m. Các hạng mục xây dựng chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng lát đá tự nhiên thành quảng trường đi bộ; Xây lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh và mảng xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng và chiếu sáng nghệ thuật…), đài phun nước; Xây ngầm trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh, camera, nhà vệ sinh công cộng… Tổng kinh phí đầu tư gần 430 tỷ đồng. Trên trục đường Nguyễn Huệ sau khi nâng cấp sẽ được tổ chức các chuyên đề nhạc nước, nghệ thuật 3D ở khu vực vòng xoay, bồn phun nước. Khu vực tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng hoa theo mùa, trồng thêm cây ở 2 bên vỉa hè.
Hữu Công
Theo VNE
Phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ có nhạc nước, chiếu sáng nghệ thuật
Đường Nguyễn Huệ sau khi được nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng lát đá tự nhiên sẽ thành quảng trường đi bộ, có hệ thống nhạc nước, chiếu sáng nghệ thuật... với tổng vốn đầu tư 428 tỷ đồng.
Sau khi nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ sẽ thành quảng trường đi bộ
UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thành phố áp dụng hình thức chỉ định tổng thầu EPC (tư vấn, xây dựng và lắp đặt thiết bị) thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ (quận 1) để đảm bảo hoàn thành đồng bộ với việc xây dựng mới tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trước trụ sở UBND TP vào tháng 3/2015.
Dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ đã được thông qua với chiều dài 670m, chiều rộng 64m. Các hạng mục xây dựng chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vìa hè hiện hữu bằng lát đá tự nhiên thành quảng trường đi bộ, xây dựng lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đài phun nước; xây dựng trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước,... với tổng kinh phí 428 tỷ đồng.
TPHCM cam kết nếu được Chính phủ chấp thuận, sẽ đảm bảo lựa chọn nhà thầy có đủ năng lực và kinh nghiệm để hoàn thành đúng tiến độ dự án. Dự kiến, dự án được khởi công trong tháng 9 để đảm bảo hoàn thành đồng bộ với việc xây dựng mới tượng đài Bác Hồ, nhân dịp 40 năm ngày thống nhất đất nước.
Hiện thành phố đang tập trung triển khai công trình tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên và dự án nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ trở thành tuyến phố đi bộ nên sự kiện Đường Hoa Tết Ất Mùi 2015 tạm thời chuyển sang tổ chức tại đường Hàm Nghi, quận 1.
Quốc Anh
Theo dantri
Con đường đẹp nhất Sài Gòn bị 'bế quan tỏa cảng' Đường Nguyễn Huệ, quận 1 (TP.HCM) - con đường được đánh giá là đẹp nhất Sài Gòn đã bị phong tỏa, đào bới để phục vụ thi công dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng thành đường đi bộ. Từ ngày 11.10.2014, các phương tiện sẽ hạn chế lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Huệ Thời gian thi công dự kiến kéo...