Xe điện nở rộ, nhu cầu sử dụng xăng dầu dự kiến giảm 70%
Xu hướng chuyển dịch từ ô tô chạy bằng xăng, dầu sang xe điện có thể giúp tiết kiệm 250 tỉ USD mỗi năm, đồng thời khiến nhu cầu sử dụng dầu trên toàn cầu giảm 70% trong 10 năm tới.
Xu hướng chuyển dịch từ ô tô chạy bằng xăng, dầu sang xe điện có thể giúp tiết kiệm 250 tỉ USD mỗi năm
Cuộc đua điện khí hoá giữa các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô cùng xu hướng sử dụng xe điện ngày càng nở rộ tại nhiều quốc gia đang tác động không nhỏ vào thị trường dầu mỏ và đe dọa đến lợi nhuận của ngành công nghiệp vàng đen.
Bên cạnh những thành phố, quốc gia đang lên kế hoạch phát triển ô tô điện và tiến tới việc cấm sử dụng ô tô dùng động cơ đốt trong nhằm giảm thiệu khí thải, bảo vệ môi trường… Ngày càng có nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ – những thị trường ô tô lớn nhất thế giới, đang tìm cách phát triển ô tô điện với mục đích tiết kiệm chi phí và giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu.
Bài phân tích mới đây, nhóm nghiên cứu quốc tế Carbon Tracker cho biết việc chuyển đổi dần từ ô tô chạy xăng, dầu sang xe điện có thể giúp Trung Quốc – thị trường ô tô lớn nhất thế giới hiện nay tiết kiệm được khoảng 80 tỉ USD mỗi năm.
Video đang HOT
Sản lượng xe điện tăng lên sẽ góp phần làm giảm đáng kể chi phí nhập khẩu dầu, vốn chiếm 1,5% GDP của Trung Quốc và 2,6% của Ấn Độ ẢNH: BANGKOKPOST
Trung Quốc hiện là một trong những quốc gia dẫn đầu về xu hướng chuyển dịch sang sử dụng xe điện. Năm ngoái, 61% xe hai bánh được bán tại Trung Quốc là xe dùng động cơ điện, trong khi 59% doanh số xe buýt là xe chạy bằng điện.
Sản lượng xe điện tăng lên sẽ góp phần làm giảm đáng kể chi phí nhập khẩu dầu, vốn chiếm 1,5% GDP của Trung Quốc và 2,6% của Ấn Độ.
Trên thực tế, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc vận hành xe điện khá tốn kém đối với các nước không có nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo phân tích của Carbon Tracker cuộc cách mạng xe điện sẽ dần giải quyết vấn đề này khi chi phí linh kiện giảm theo thời gian.
Điều này sẽ giúp xe điện được chấp nhận nhiều hơn trong dài hạn và việc tăng cường sản xuất, tiêu thụ xe điện sẽ làm giảm đáng kể chi phí nhập khẩu dầu. Cùng với đó, chính phủ các nước có thể giảm được chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nhiên liệu hóa thạch (chẳng hạn như đường ống và nhà máy lọc dầu) khi giao thông vận tải trở nên thân thiện hơn với môi trường.
Chi phí nhập khẩu dầu để chạy một chiếc ô tô trong vòng 15 năm (10.000 USD) cao hơn 10 lần so với chi phí cho thiết bị cần thiết để cung cấp năng lượng cho xe điện ẢNH: STRAITSTIMES
Kingsmill Bond, tác giả chính bài phân tích của Carbon Tracker, cho biết: “Đó là một lựa chọn phù hợp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ, đồng thời phát triển các nguồn năng lượng điện tái tạo với giá thành giảm dần theo thời gian”.
Theo các chuyên gia, giá pin đã giảm 20% trong thập kỷ qua. Điều này sẽ tạo ra thị trường mới rộng lớn cho sự phát triển của xe điện. Trong khi đó, bài phân tích của nhóm nghiên cứu quốc tế Carbon Tracker cũng chỉ rõ, chi phí nhập khẩu dầu để chạy một chiếc ô tô trong vòng 15 năm (10.000 USD) cao hơn 10 lần so với chi phí cho thiết bị cần thiết để cung cấp năng lượng cho xe điện.
Với đà phát triển của thị trường xe điện hiện nay, nhóm nghiên cứu quốc tế Carbon Tracker dự báo một nửa mức tăng trưởng xe điện sẽ đến từ các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ.
Trong đó, với kế hoạch phát triển bền vững hướng tới việc bảo vệ môi trường, dự báo xe điện sẽ chiếm 40% doanh số bán xe hơi ở Trung Quốc và 30% ở Ấn Độ trong thập kỷ này và sẽ khiến nhu cầu xăng, dầu sẽ giảm 70%.
Huyndai thể hiện tham vọng đứng đầu thị trường xe điện với Ioniq EV
Hyundai đang tìm cách trở thành một nhà sản xuất lớn tại châu Âu về phân khúc xe điện và thương hiệu Ioniq EV mới của hãng có thể sẽ giúp mục tiêu này trở nên gần hơn.
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc sẽ khởi động mọi thứ tại đây với 3 mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện mới toanh, tất cả đều sẽ được tung ra thị trường trong vòng 4 năm tới. Đầu tiên sẽ là Ioniq 5 - một chiếc Crossover cỡ trung dựa trên Concept 45.
Mẫu Concept 45.
Ioniq 5 sẽ ra mắt tại châu Âu vào giữa năm 2021 tiếp theo đó là Ioniq 6 sedan và Ioniq 7 SUV cỡ lớn vào năm 2024. Cả 3 mẫu xe này đều sử dụng nền tảng điện hoàn toàn mới Global Modular Platform (e-GMP) của hãng xe này.
"Trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, chúng tôi có tiềm năng trở thành nhà cung cấp xe điện lớn nhất châu Âu, đặc biệt là với dòng sản phẩm xe điện chuyên dụng mới mang thương hiệu Ioniq" - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hyundai châu Âu, Michael Cole cho biết trong một phỏng vấn Autonews Europe.
Ngài Cole dự đoán rằng Hyundai sẽ bán được khoảng 60.000 chiếc xe "không khí thải" trong năm nay và vào thời điểm đó hãng xe Hàn sẽ được xếp hạng là một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực xe điện của châu Âu.
Hyundai đã quyết định biến Ioniq thành một thương hiệu độc lập "để đáp ứng nhu cầu của thị trường đang phát triển nhanh chóng", cũng như đẩy nhanh nỗ lực dẫn đầu thị trường xe điện toàn cầu của nhà sản xuất ô tô - đây là một mục tiêu khá lớn.
Cùng với các thương hiệu khác như Kia và Genesis, Hyundai đặt mục tiêu bán được 1 triệu xe điện kết hợp vào năm 2025, mà họ tin rằng sẽ mang lại cho họ 10% thị trường xe điện toàn cầu./.
Tesla tăng cường mở rộng sự hiện diện trên thị trường xe điện Hàn Quốc Tesla đã bán được tổng cộng 10.518 xe EV tại Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020, chiếm tới 79,6% doanh số bán xe điện của cả Hàn Quốc vào cùng khoảng thời gian. Các mẫu xe ôtô điện của Tesla. (Ảnh: AFP/TTXVN) Một báo cáo ngành công nghiệp công bố ngày 18/10 cho thấy Tesla Motors Inc. đã ghi nhận mức...