Xe điện giả cổ 1949 Mercury Coupe EV sẽ xuất hiện ở triển lãm Geneva
Hãng xe Icon sẽ mang chiếc Mercury Coupe 1949 chạy điện hoàn toàn tới trưng bày tại Geneva International Motor Show, diễn ra vào tuần tới tại Thuỵ Sỹ.
Chiếc xe điện được trang bị một động cơ kép cung cấp mô-men xoắn tương đương 400 HP và 470 lb-ft (637 Nm), trong khi tốc độ tối đa nằm ở 120 mph (193 km / h). Năng lượng hoạt động của xe là hệ thống pin Tesla Performance 85 kWh, có thể sạc đầy trong 90 phút. Phạm vi hoạt động ước đạt 150 đến 200 dặm (241-322 km). Theo Icon, đó là mức hoạt động tốt cho một chiếc xe mà bạn sẽ không nhất thiết phải sạc pin hàng ngày.
Chiếc xe này là một phần của dự án chuyển đổi động cơ xe do Icon thực hiện, tập trung vào việc kết hợp vẻ ngoài retro với hệ truyền động điện cực kỳ hiện đại. Trước khi được biến thành một mẫu xe có động cơ thân thiện với môi trường hơn, chiếc Mercury cũ này đã được tháo rời và thay thế mọi thứ bằng các bộ phận mới. Nó cũng có tính năng cách nhiệt và vật liệu cách âm được lắp đặt ở tất cả mọi vị trí.
Video đang HOT
Về mặt cơ học, có một khung gầm mới được phát triển với Art Morrison Enterprises, với hệ thống treo độc lập phía trước và phía sau. Đối với động cơ, thực tế nó là một cấu trúc nhôm tùy chỉnh được làm giống như một động cơ V8 cổ điển. Các động cơ điện được gắn trong hệ thống truyền tải, bên dưới hệ động cơ V8 dạng mô hình là nơi chứa bộ điều khiển pin và một vài mô-đun.Trong đó có hệ thống quản lý EV, có nhiệm vụ bảo vệ pin khỏi bị sạc quá mức.
Icon cũng bổ sung một phích cắm sạc nhanh phía sau biển số trước, đi kèm với phích cắm sạc nhanh của Tesla, thay vì bộ nạp nhiên liệu ban đầu.
Theo Ngaynay.
Vì sao Toyota, Volkswagen bị Tesla dẫn trước cả chục năm về công nghệ?
Về công nghệ xe điện, công ty Tesla của tỷ phú Elon Musk thực sự đi trước hai ông lớn trong ngành ô tô là Toyota và Volkswagen tới cả chục năm.
Màn mổ xe Model 3 của Tesla hé lộ nhiều công nghệ cực kỳ tiên tiến
Tesla, hãng xe điện non trẻ, có trụ sở tại Mỹ năm 2019 bán ra khoảng 367.500 chiếc, chẳng thấm vào đâu so với doanh số 10 triệu chiếc của hai hãng xe kỳ cựu là Toyota và Volkswagen (VW). Tuy nhiên, nếu nói đến công nghệ xe điện, công ty của tỷ phú Elon Musk thực sự đi trước hai ông lớn trong ngành ô tô tới cả chục năm.
Tesla dẫn đầu ở lĩnh vực nào?
Tesla vừa thực hiện chương trình "mổ xẻ" bên trong chiếc xe Model 3 (dòng xe giá rẻ của hãng này đang có giá 33.000 USD/mỗi chiếc) trên tờ Nikkei Business. Nổi bật nhất trong các phụ tùng của dòng Model 3 mà Tesla không ngần ngại mổ xẻ đó chính là bộ điều kiển trung tâm tích hợp (ECU) hay còn gọi là máy tính tự lái hoàn toàn (Hardware 3). Đây chỉ là một phần công nghệ vốn được đánh giá là vũ khí mạnh nhất của Tesla trên thị trường xe điện mới phát triển. Khi nhìn thiết bị này, một kỹ sư lâu năm từ một nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản phải thốt lên: "Chúng tôi chưa thể làm ra công nghệ như vậy".
Mô-đun này vừa được ra mắt vào mùa Xuân năm ngoái và được sử dụng trên tất cả các phương tiện mới Model 3, Model S và Model X - bao gồm 2 chip xử lý sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Tesla tự phát triển riêng chip cho chính mình cùng với một phần mềm đặc biệt được thiết kế để bổ sung cho phần cứng. Đây sẽ là nền tảng cung cấp khả năng tự lái cho ô tô cũng như hệ thống giải trí kỹ thuật số tiên tiến trên những chiếc xe của họ. Nền tảng điện toán này cùng với bộ phận máy tính tạo thành phần lõi xe chính là "chìa khoá" để xử lý lượng lớn dữ liệu trên những chiếc ô tô tự lái, ngày càng thông minh.
Hiện tại, Tesla mới giới hạn khả năng tự lái ở mức 2/5 (5 là mức tự lái cao nhất, cho phép tự động lái hoàn toàn). Ở mức 2 này, xe chỉ tự động một phần, có thể tự thực hiện một số tình huống như chuyển làn, quay đầu, hay xác định chỗ đậu mà không cần lái xe ngồi trên ghế.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, công nghệ như vậy sẽ trở nên phổ biến trong ngành ô tô thế giới sớm nhất là vào năm 2025. Điều đó, đồng nghĩa, Tesla đã đi trước các đối thủ khác trong ngành tới 6 năm.
Lý do Toyota, VW chậm chân
Thực chất, không phải Toyota và VW không thể phát triển công nghệ tương tự vào đầu năm 2025 vì họ vốn sở hữu nguồn lực tài chính và nhân tài dồi dào. Lý do thực sự khiến VW và Toyota chưa phát triển kỹ thuật này có thể là bởi họ lo ngại những hệ thống máy tính như của Tesla sẽ khiến những chuỗi linh kiện được các hãng này phát triển từ hàng chục năm nay trở nên lỗi thời. Những hệ thống đời mới sẽ làm giảm đáng kể việc sử dụng các EUC trên ô tô. Đối với các nhà cung cấp phụ tùng cùng nhân viên của họ, đây thực sự là vấn đề sống còn.
Do đó, có lẽ, hãng ô tô lớn cảm thấy phải có trách nhiệm tiếp tục sử dụng những mạng lưới phức tạp EUC trên ô tô của họ trong khi các mạng lưới này chỉ còn tồn tại trên vài mẫu xe Model 3.
Nói cách khác, những chuỗi cung cấp từng giúp các đại gia ô tô phát triển đến mức như hiện nay lại bắt đầu trở thành các tác nhân kìm hãm khả năng sáng tạo của họ. Trong khi đó, các công ty non trẻ như Tesla, không vướng víu với nhiều nhà cung cấp được tự do theo đuổi những công nghệ tốt nhất mà họ có thể sáng chế ra.
Thực tế, theo sự kiện "mổ xẻ" Model 3 của Tesla, có thể thấy, hầu hết các phụ tùng bên trong Model 3 đều không có tên của một nhà cung cấp nào khác mà chủ yếu là logo của Tesla. Điều này đồng nghĩa, công ty của Mỹ đang kiểm soát rất chặt việc phát triển gần như toàn bộ các công nghệ quan trọng nhất trên ô tô. Từ phần mềm cho đến các hệ thống lái điện tử, Tesla đều từng bước tự phát triển.
Nếu chiến lược này thành công, các đối thủ cạnh tranh sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc phải nối gót, thay đổi những lối kinh doanh và chuỗi cung cấp cũ để có thể rượt đuổi và lên trước hãng xe điện của Mỹ.
Theo Giaothong
Mẫu xe điện đầu tiên của Mercedes-Benz sẽ được lắp ráp tại Thái Lan Xe điện Mercedes-Benz EQC sẽ được trưng bày tại triển lãm Bangkok Motor Show 2020 diễn ra vào tháng 3 tới, trước khi mẫu xe này được lắp ráp vào năm 2021. Mercedes-Benz EQC sắp tới sẽ được trưng bày tại triển lãm Bangkok Motor Show 2020 diễn ra vào tháng 3 năm nay. Theo đó, Hội đồng đầu tư Thái Lan -...