Xe điện – căng thẳng thương mại mới Mỹ – Trung
Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các khoản trợ cấp xe điện của Mỹ.
Động thái này được cho là thách thức một nội dung quan trọng trong Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) – mang dấu ấn của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, theo Reuters. IRA là một sáng kiến quan trọng của chính quyền Tổng thống Biden, đưa ra các ưu đãi về thuế cho việc mua xe điện được lắp ráp ở Bắc Mỹ.
Trong tuyên bố khi gửi đơn khiếu nại lên WTO ngày 26.3, Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc rằng IRA và các quy định liên quan là “phân biệt đối xử” và “bóp méo nghiêm trọng” chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu.
Mẫu ô tô điện NIO ET5 tại phòng trưng bày của NIO House (Trung Quốc) ở Berlin, Đức ngày 17.8.2023. Ảnh REUTERS
Tuyên bố cho biết Bắc Kinh đang tiến hành các thủ tục tố tụng Mỹ với chủ đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc và duy trì một sân chơi cạnh tranh công bằng cho thị trường toàn cầu.
Đồng thời, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Mỹ “nhanh chóng điều chỉnh các chính sách công nghiệp mang tính phân biệt đối xử và duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới”.
Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO về trợ cấp xe điện
Phản hồi về tuyên bố này, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết Washington đang xem xét yêu cầu tham vấn của Trung Quốc tại WTO về các phần của IRA năm 2022 và các biện pháp thực thi đạo luật này.
Bà Katherine Tai cho biết IRA đang giúp đóng góp cho một tương lai năng lượng sạch mà Mỹ cùng các đồng minh và đối tác tìm kiếm. Song, bà Tai cho rằng Trung Quốc sử dụng các cụm từ – mà theo những gì bà Tai mô tả là “chính sách không công bằng, phi thị trường”, để tạo lợi thế cho các nhà sản xuất Trung Quốc.
Một quan chức của WTO xác nhận đã nhận được yêu cầu tham vấn tranh chấp về vấn đề tố tụng từ Trung Quốc nhưng không cung cấp thông tin chi tiết. Các phán quyết của WTO về tranh chấp thương mại được cho là sẽ mất 6 tháng sau khi hội đồng xét xử được thành lập, nhưng quá trình này thường mất nhiều thời gian hơn.
Nhận định về vụ kiện, ông Bill Reinsch, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS-Mỹ) bình luận: “Tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ thắng trong vụ này. Các quy tắc về mua sắm và trợ cấp rất phức tạp, tôi có thể thấy rằng Mỹ đang chuẩn bị phòng thủ một cách mạnh mẽ”.
Theo ông Brad Setser, cựu quan chức thương mại Mỹ, vụ kiện khó có thể buộc Mỹ phải thay đổi chính sách. Trong một chủ đề trên mạng xã hội X, ông dự đoán rằng vụ việc của Trung Quốc sẽ “bị kháng cáo thành vô hiệu”.
Lĩnh vực xe điện ngày càng bị cuốn vào những căng thẳng về thương mại và địa chính trị khi thế giới thoát dần khỏi động cơ đốt trong. Trung Quốc được cho là quốc gia thống trị về pin xe điện và có ngành công nghiệp ô tô đang phát triển nhanh chóng. Thành tựu này có thể thách thức các nhà sản xuất ô tô lâu đời trên thế giới khi nước này vươn ra thị trường toàn cầu.
Trước bối cảnh đó, Liên minh châu Âu (EU) lo ngại về mối đe dọa tiềm tàng đối với ngành công nghiệp ô tô, nên khối này đã mở cuộc điều tra riêng về việc Trung Quốc trợ cấp cho xe điện vào năm 2023.
Ngoài ra, bắt đầu từ năm nay, Mỹ đưa ra quy định trong khuôn khổ IRA rằng các phương tiện có chứa linh kiện pin hoặc nguyên liệu thô có nguồn gốc từ “các công ty nước ngoài” sẽ không đủ điều kiện nhận tín dụng. Các quy tắc này áp dụng cho các công ty có trụ sở tại Trung Quốc, bao gồm các công ty con của các tập đoàn Mỹ, cũng như các doanh nghiệp ở nơi khác có ít nhất 25% thuộc sở hữu của các thực thể được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn.
Mỹ cũng áp dụng quy định tương tự đối với các công ty của Iran, CHDCND Triều Tiên và Nga.
Tranh chấp thương mại có nguy cơ làm lu mờ hội nghị thượng đỉnh EU - Mỹ
Tranh cãi về trợ cấp của Washington trong lĩnh vực ô tô điện có thể sẽ cản trở nỗ lực thiết lập lại mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Politico
Khi các quan chức cấp cao của EU và Mỹ gặp nhau tại một hội nghị ở Washington vào tháng tới, hai bên nhiều khả năng sẽ thống nhất về nhiều nội dung, từ vaccine đến trí tuệ nhân tạo, nhưng trừ vấn đề trợ cấp cho xe điện.
Một cuộc tranh cãi thương mại xuyên Đại Tây Dương về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ, theo đó cung cấp các khoản trợ cấp khổng lồ cho người dân mua ô tô sản xuất trong nước, đang làm lu mờ một trong những nỗ lực cốt lõi nhằm thiết lập lại mối quan hệ giữa Brussels và Washington trong thời kỳ hậu Donald Trump. Đây là quan điểm của hơn chục quan chức có liên quan trực tiếp đến vấn đề này.
Sự kiện sắp diễn ra vào đầu tháng 12 năm nay, được gọi là hội nghị Hội đồng Công nghệ và Thương mại EU - Mỹ (TTC), có sự tham gia của Ủy viên về cạnh tranh EU, Giám đốc kỹ thuật số châu Âu Margrethe Vestager và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, vốn có kế hoạch gặp nhau hai lần một năm để thúc đẩy hợp tác lớn hơn về mọi lĩnh vực từ tài trợ chung các dự án viễn thông ở các nền kinh tế mới nổi đến hợp tác chống lại thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, khi các quan chức này gặp nhau tại Washington vào ngày 5/12, cuộc đàm phán của họ có thể bị cản trở bởi những bất đồng về trợ cấp của Mỹ cho sản xuất ô tô điện. Mỹ nói rằng các khoản trợ cấp là cần thiết để khởi động nền kinh tế; ngược lại, Brussels lưu ý chúng dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ không công bằng.
Tình trạng bế tắc và có nguy cơ ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đang làm suy yếu các nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhằm vượt qua kỷ nguyên Trump để củng cố quan hệ giữa hai đối tác thương mại và an ninh lớn nhất thế giới.
"Sẽ luôn có những bất đồng. Sẽ luôn có những lĩnh vực mà chúng tôi không đồng ý. Điều đó là bình thường, nó vẫn xảy ra trong những mối quan hệ tốt nhất", Werner Stengg, cố vấn cấp cao của bà Vestager, phát biểu tại một sự kiện của Hội đồng Đại Tây Dương vào tuần trước liên quan đến tranh cãi đang diễn ra giữa EU và Mỹ.
Cả EU và Mỹ đều mong muốn giảm bớt sự rạn nứt xung quanh trợ cấp xe điện tại hội nghị công nghệ và thương mại sắp tới. Theo sáu trong số các quan chức được trích dẫn ở trên, Washington và Brussels dự kiến sẽ tận dụng sự kiện này để công bố sáu dự án cấp thấp nhằm tăng cường hợp tác xuyên Đại Tây Dương.
Chúng sẽ bao gồm chương trình tài trợ cho hai dự án viễn thông ở Jamaica và Kenya; công bố các quy tắc về cách thức phát triển công nghệ mới nổi của trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy; và sự phối hợp tốt hơn để làm nổi bật những rào cản tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Chi tiết về các dự án riêng lẻ có thể thay đổi trước khi chúng được ký kết vào cuối tháng.
Các nhà hoạch định chính sách châu Âu và Mỹ cũng dự kiến sẽ phác thảo ra các tiêu chuẩn chung về cách sạc điện cho xe điện; một thỏa thuận công nhận lẫn nhau về sản xuất vaccine và một dự án thí điểm để các quan chức hải quan của EU và Mỹ có thể sử dụng các công cụ tài liệu kỹ thuật số trong hoạt động chuyên môn của họ.
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi đang diễn ra về trợ cấp ô tô điện của Washington vẫn là một vấn đề bất đồng lớn, ngay cả sau khi hai bên thành lập một "nhóm đặc nhiệm" chung gồm các quan chức cấp cao để xem xét các khiếu nại thương mại. Một số nhà hoạch định chính sách châu Âu, trong đó có những người từ Đức và Pháp có ngành sản xuất ô tô nội địa quan trọng, muốn Brussels có đường lối cứng rắn, có khả năng áp đặt cả thuế quan trả đũa đối với hàng hóa Mỹ.
Indonesia đề xuất thành lập nhóm các nước sản xuất niken hàng đầu thế giới Indonesia đã đề xuất thành lập nhóm các nhà sản xuất niken hàng đầu thế giới giống khuôn khổ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Biểu tượng Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN Đề xuất được đưa ra trong cuộc gặp của các Bộ trưởng Đầu tư Indonesia và Canada bên lề Hội nghị thượng đỉnh...