Xe “đầu gấu” lộng hành: Truy trách nhiệm thật khó!
Nhiều cơ quan chức năng được “trao gậy” bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự trên tuyến, nhưng vì sao tình trạng xe “đầu gấu” vẫn thoải mái lộng hành, gây bao nỗi khiếp đảm cho người dân?
PV Dân trí đã làm việc với nhiều cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh để tìm câu trả lời.
“Thanh tra giơ gậy là chết liền”
Nơi đầu tiên mà chúng tôi tìm đến là Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh. Theo Nghị định 34 ngày 02/4/2010/2010/NĐ-CP, Thanh tra giao thông được Thủ tướng Chính phủ trao thẩm quyền “xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ”. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, chúng tôi “giật mình” về cách thực thi trách nhiệm của đơn vị này.
Ông Phạm Ngọc Quyết, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh
“Đã nói đến trật tự an toàn, an ninh xã hội chủ yếu là phía công an, 100% lỗi là phía công an xử lý, còn thanh tra giao thông chỉ xử lý 1/3 lỗi mà thôi, nên trách nhiệm chủ trì xử lý giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A là của lực lượng CSGT” – ông Phạm Ngọc Quyết, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh nói như thế về nạn xe “đầu gấu” mà Dân trí phản ánh.
Ông Quyết cũng “đá” trách nhiệm cho Thanh tra Bộ Giao thông vì cho rằng tại Hà Tĩnh, Bộ GTVT đã cắt cử nguyên đội 203 đóng tại TX Hồng Lĩnh làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, còn thanh tra giao thông tỉnh Hà Tĩnh gần như chỉ thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến tỉnh lộ theo thẩm quyền Giám đốc Sở GTVT tỉnh giao.
Theo ông Quyết, trong số 1/3 lỗi ấy, thanh tra giao thông chỉ xử lý “phần tĩnh” (xe dừng), còn “phần động” (xe đang lưu thông) thì thanh tra… chịu. “Ngay cả khi biết các nhà xe sai rồi, nhưng nếu xe họ vẫn đang rè rè chạy chúng tôi cũng không thể xử lý được. Nếu thanh tra giao thông giơ gậy là chết liền”- ông Quyết nói.
Khi được hỏi, trong thẩm quyền xử lý “phần tĩnh”, Thanh tra giao thông Hà Tĩnh đã xử lý như thế nào và xử phạt được bao nhiêu vụ? Ông Quyết cho biết cả năm 2011 Thanh tra giao thông Hà Tĩnh tiến hành tổng cộng… 4 đợt thanh tra. Những đợt thanh tra này không được triển khai trên diện rộng toàn tuyến mà chỉ khoảng… 6km trong TP Hà Tĩnh (!).
Ông Quyết viện dẫn lý do: “Quá trình phối hợp, lực lượng CSCĐ Công an Hà Tĩnh chỉ cho triển khai ở cung đường nói trên, còn lại nếu không có sự phối hợp của lực lượng công an thì thanh tra giao thông không dám làm vì lực lượng quá mỏng, thiếu công cụ hỗ trợ, và đặc biệt sợ bị sai thẩm quyền được giao”.
Cũng vì lý do này mà ông Quyết còn cho biết năm trước ông đã chống lại chỉ đạo “xuống đường làm nhiệm vụ” của cấp trên. “Luật quy định, thanh tra giao thông chỉ được xử lý xe ở trạng thái tĩnh, lãnh đạo Sở chỉ đạo chúng tôi xuống đường làm nhiệm vụ chặn bắt xe vi phạm an toàn giao thông là không được. Nếu quá trình làm việc anh em bị đâm chết, ai chịu trách nhiệm?” – ông Quyết nói thẳng.
Video đang HOT
Theo ông Quyết, khi các xe sai phạm rõ ràng (xe buýt giả chạy đầu) nhưng cứ “tà tà” chạy thế này thì thanh tra giao thông không thể xử lý.
Đem câu trả lời và cách lý giải của ông Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh tới trao đổi với ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh, chúng tôi nhận sự bất bình, cho rằng đó là cách trả lời thiếu trách nhiệm, quanh co, không nhận lỗi. “Tại điểm đầu và điểm cuối tuyến xe buýt TP Hà Tĩnh – Kỳ Anh, tình trạng “xe dù”, xe “đầu gấu” dừng đón khách đến cả tiếng đồng hồ trước khi khởi hành. Đó là phần tĩnh chứ còn tĩnh ở chỗ nào nữa? Vậy sao thanh tra giao thông không xử lý?”.
Thượng tá Võ Trọng Hùng, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Tĩnh, thẳng thắn thừa nhận: Thực trạng xe “đầu gấu” trên địa bàn đã tồn tại từ lâu, nhưng việc xử lý những chiếc xe này luôn gặp nhiều khó khăn, trong đó nhiều lần những đối tượng “đầu gấu” sử dụng cả chiêu trò kéo đến tận nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo, trưởng phòng chức năng để gây áp lực.
Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh, Võ Trọng Hùng
Về thẩm quyền, ông Hùng nói không phải mỗi CSGT có thể làm được mà phải nhiều cơ quan chức năng cùng phối hợp để triển khai. “Việc các nhà xe chống đối, gây rối trật tự trên tuyến có dấu hiệu vi phạm hình sự, cái này phải là trách nhiệm của công an các huyện thị trên địa bàn” – ông Hùng nói.
Ông Hùng cho hay, những hình ảnh, thước phim về chiếc xe 38H-5067 mà phóng viên đã ghi lại được sẽ được lực lượng công an dùng làm bằng chứng nguội, căn cứ để xử lý. Trong đó phía CSGT sẽ nhanh chóng xem xét tạm giữ phương tiện, xử lý chủ phương tiện điều khiển chiếc xe nói trên.
Truy rõ trách nhiệm!
Trao đổi với Dân trí, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hà Tĩnh – ông Hoàng Văn Việt – nói: “Chúng tôi rất đồng tình với những phản ánh rất đúng, rất kịp thời về tình trạng xe “đầu gấu” hoành hành trên tuyến xe buýt Kỳ Anh – TP Hà Tĩnh. Thật khó chấp nhận khi báo chí người ta viết, người dân bất bình, doanh nghiệp thì kêu ca, kỷ cương, pháp luật nhà nước về an toàn giao thông bị xâm hại, mà lực lượng chức năng được giao nhiệm vụ trên tuyến lại không hay biết”.
Chánh văn phòng Ban ATGT Hà Tĩnh Hoàng Văn Việt
Theo ông Việt, để xảy ra thực trạng xe “đầu gấu” hoành hành, “xe dù” trà trộn vào để chèn ép gây bức xúc cho nhân dân là có trách nhiệm của thanh tra giao thông, CSGT, công an các huyện thị, vì họ đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Vì vậy, ngoài chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương vào cuộc, chấm dứt ngay tình trạng trên, Ban ATGT tỉnh sẽ kiến nghị với UBND tỉnh chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan khi để xảy ra tình trạng xe “đầu gấu” lộng hành suốt thời gian dài, gây nguy hiểm và bất an cho nhân dân.
Khẩn trương điều tra, xác minh danh tính những kẻ côn đồ trên xe “đầu gấu”
Trao đổi nhanh với PV Dân trí vào sáng nay, Đại tá Bùi Đình Quang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, lãnh đạo công an tỉnh đã xem những hình ảnh mà các phóng viên báo chí ghi lại cảnh các xe “đầu gấu” lộng hành trên tuyến xe buýt Kỳ Anh – TP Hà Tĩnh. Đại tá Quang thừa nhận thật khó chấp nhận một nhà xe dám thách thức quay xe ngáng trạm thu phí, gây cản trở giao thông.
Trên cơ sở đó, theo Đại tá Quang, lãnh đạo công an tỉnh đã chỉ đạo công an các huyện, thành phố có tuyến xe buýt TP Hà Tĩnh – Kỳ Anh nhanh chóng xác minh danh tính các đối tượng côn đồ để xử lý nghiêm trước pháp luật.
Theo Dantri
Trộm chó thách thức
Trộm chó lộng hành, chính quyền địa phương và pháp luật không thể giải quyết triệt để, người dân bức xúc... Hậu quả là những vụ đánh chết người
Chiều 30-8, Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án "Giết người" xảy ra tại làng Nhĩ Trung, xã Gio Thành, huyện Gio Linh - Quảng Trị. Người bị hại là Nguyễn Xuân Triều (41 tuổi) và Nguyễn Đăng Cường (31 tuổi, cùng trú tại huyện Lệ Thủy - Quảng Bình), cũng là 2 đối tượng trộm chó.
Lộng hành
Đây không phải là vụ đầu tiên người dân đánh hội đồng kẻ trộm chó dẫn đến chết người. Trước đây, ở tỉnh Nghệ An cũng từng xảy ra 3 vụ đánh chết kẻ trộm chó (mới đây nhất là ngày 27-6). Như vậy, cái ác đã trở nên công khai, ngang nhiên và chủ thể có hành vi phạm tội là đám đông, không còn là cá nhân đơn lẻ. Đâu là nguyên nhân?
Những năm gần đây, đội quân bắt trộm chó thường xuyên có mặt khắp các làng, xã ở tỉnh Nghệ An. Đội quân này hoạt động có tổ chức, hình thành "hiệp hội bắt chó" để hỗ trợ và bảo vệ nhau khi có sự cố.
Lộng hành, manh động, sẵn sàng chống trả quyết liệt người truy đuổi là phương thức hoạt động của các đối tượng bắt trộm chó. Tháng 5-2010, một người dân xã Hưng Đông, TP Vinh trong khi đuổi bắt các đối tượng bắt trộm chó đã bị chúng quay lại chém trọng thương.
Lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ 2 đối tượng trộm chó bị đánh chết ở làng Nhĩ Trung,
xã Gio Thành, huyện Gio Linh - Quảng Trị. Ảnh: BẾN HẢI
Ngày 7-6-2010, bức xúc vì nhiều lần bị bắt trộm chó, người dân xã Hưng Đông, TP Vinh đã đánh chết một đối tượng trong "hiệp hội bắt chó", ngay hôm sau, hàng trăm thanh niên đeo kính đen, bịt khẩu trang, đi xe máy "diễu hành" dọc đường để đe dọa. Sáng 9-7-2011, trên đường đi bắt trộm chó bị người dân truy đuổi, Nguyễn Đức Bình (SN 1989, ngụ xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) đã cầm kiếm xông vào nhà chị Ninh Thị Thu (ngụ xóm 5, xã Nghi Liên) khống chế chị và con gái...
Tại huyện Gio Linh - Quảng Trị, hàng chục năm nay, khắp các làng quê của 21 xã, thị trấn trong huyện đêm nào trộm chó cũng hoành hành. Nhiều lần, các đối tượng trộm chó mang theo dụng cụ hỗ trợ như ná cao su, bột tiêu, bột ớt, dây xích sắt... tấn công bất kỳ ai cản đường chạy của chúng.
Anh Nguyễn Văn Thắng (ở làng Gia Bình, xã Gio An) kể gia đình anh từng nhiều lần bị mất chó, vì vậy ban đêm, anh phải xích chó lại. Vậy mà có một lần đang ngủ, anh Thắng nghe có tiếng chó sủa ngoài đường nên cầm đèn ra hướng chó sủa mà tìm trộm. Dụ được anh Thắng ra khỏi nhà, kẻ trộm đột kích vào bắt mất con chó đang xích ở góc sân.
Cách nay một tuần, nhà anh Thiều Quang Phụng ở làng Gia Bình cũng bị quân trộm chó bắt mất 2 con. Với nhà anh Phụng, đây là lần thứ 4 bị mất chó. Còn ông Nguyễn Ngọc Minh ở làng Nhĩ Trung, xã Gio Thành đã bị trộm bắt tổng cộng 13 con chó.
Khó xử lý
Anh Lê Phước Hiếu, Trưởng Công an xã Gio An, cho biết: "Ở xã Gio An có đến 100% gia đình bị trộm bắt mất chó. Đội quân trộm chó rất hung hăng, không chỉ trộm ban đêm mà cả ban ngày. Chúng thường đi cùng lúc 2 xe máy có 4 người để hỗ trợ nhau khi bị phát hiện". Anh Hiếu thừa nhận giải quyết trộm chó là việc rất nan giải.
Quân trộm chó đều là người ở các tỉnh khác đến. Ban ngày, có thể đội quân này tham gia đi mua bán những thứ lặt vặt khắp các làng, xã với mục đích "tiền trạm" để đêm về ra tay trộm chó. Xã Gio An phải lập đội tự vệ các thôn, hằng đêm đi tuần tra nhưng hở ra là dân lại báo mất chó.
Ông Trần Phong Minh, Chủ tịch UBND xã Gio Thành - địa phương vừa xảy ra vụ giết chết 2 đối tượng trộm chó, nói chính quyền không che giấu tội phạm, vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Trị điều tra. Tuy nhiên, thực tế là 100% gia đình ở xã Gio Thành đều bị trộm bắt chó. Dân quân, du kích của xã nhiều lần tuần tra nhưng không tài nào bắt được.
Trước sự bùng phát của nạn bắt trộm chó, Công an tỉnh Nghệ An đã vào cuộc, nhiều đường dây bắt trộm chó đã sa lưới. Trong năm 2011, Công an huyện Nghi Lộc - Nghệ An đã triệu tập 36 đối tượng liên quan đến hành vi bắt trộm chó, qua điều tra, chỉ tiến hành xử lý hình sự 4 đối tượng, các đối tượng còn lại không đủ điều kiện xử lý hình sự nên đã kiểm điểm trước dân.
Thượng tá Hồ Bá Võ, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An, cho biết: "Chó thả rông, chủ cũng không biết mất lúc nào, ai bắt, vì vậy rất khó xác định nguồn gốc chủ sở hữu tài sản để xử lý. Ngoài ra, để xử lý hình sự thì giá trị tài sản ăn trộm phải trên 2 triệu đồng, trong khi xác định giá trị tài sản gặp nhiều khó khăn do thiếu các căn cứ giá trị một con chó bị bắt thường thấp hơn 2 triệu đồng".
Không thể lấy cái ác trị cái ácTheo luật sư Nguyễn Thành Công, Đoàn Luật sư TPHCM, trộm chó là hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, phải xác định được giá trị của chó thì mới xác định được hành vi đó có thuộc điều chỉnh của luật hình sự hay chỉ xử lý hành chính.Nếu người dân phát hiện có người trộm chó, chỉ nên bắt giữ, sau đó chuyển giao công an giải quyết. Không nên đánh đập (có thể gây thương tích hoặc chết người) vì như vậy là phạm tội "Cố ý gây thương tích", "Giết người" hoặc "Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng"... Trường hợp nhiều người cùng đánh người trộm chó dẫn đến chết người, quá trình điều tra sẽ làm rõ ai là người gây ra cái chết của người trộm chó.
Chung ý kiến, luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TPHCM, nói: "Hành vi trộm chó rất đáng lên án nhưng không thể lấy cái ác để trị cái ác. Mọi hành vi tấn công người khác đều là phạm pháp và sẽ bị xử lý".
P.Dũng
Theo VNN
Trộm cướp lộng hành ngày đêm ở vùng ven TP.HCM Đoạn đường Trường Chinh, TP.HCM gần đây liên tục xảy ra nhiều vụ trộm cướp, các đối tượng luôn trá hình là khách bộ hành, khi phát hiện sơ hở của người dân, chúng liền ra tay rồi nhanh chóng phóng lên xe của đồng bọn chờ sẵn tẩu thoát. "Con mồi" chúng chọn không trừ một ai, từ thiếu niên cho đến...