‘Xe đắt tiền nhất là xe tốt nhất’
Mua xe Hàn cũng được, mua xe Trung Quốc cũng được, xe Nhật hay Đức cũng vậy, thật ra chiếc xe đắt tiền nhất là chiếc xe tốt nhất.
Bất kỳ ai làm trong ngành kỹ thuật có liên quan đến công nghiệp phụ trợ cho ôtô cũng biết, như một độc giả đánh giá “Từ vật liệu, tiêu chuẩn làm việc của Nhật và Đức đòi hỏi rất cao so với Hàn (bình thường). Hàn Quốc vẫn gia công một số linh kiện cho Nhật, đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên để làm ra linh kiện cho xe, nhũng máy móc quan trọng cần độ chính xác thì chủ yếu là thiết bị của Nhật, còn các hãng sản xuất ôtô đều phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn AITF 16949 (Tiêu chuẩn quốc tế cho hệ thống quản lý chất lượng ngành ôtô). Trên thực tế, Hàn Quốc vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn nhưng về chất liệu, độ hoàn thiện, chính xác, bền bỉ, tối ưu đồng bộ chưa thể bằng Nhật. Và các nhà sản xuất Hàn Quốc luôn lấy Nhật làm mục tiêu để vượt lên”.
Còn với một số độc giả không biết thì để ý một chút sẽ thấy. Xe Hàn options gần bằng xe Đức (nói vậy cho dễ hình dung) và giá thì rẻ hơn xe Nhật… làm gì mà có đồ “ngon, bổ, rẻ” như vậy. Nếu thực sự như vậy thì cả thế giới này họ mua xe Hàn hết cho rồi.
Nếu ai rành chút về công nghệ sản xuất thì dễ dàng nhận thấy nguyên vật liệu của xe Hàn rẻ tiền hơn xe Nhật, linh phụ kiện cơ khí chính xác cũng thấp hơn của xe Nhật… chính vì vậy họ mới trang bị thêm option điện tử loè loẹt hơn chút để bù đắp cho điểm yếu kia.
Vẫn chưa hình dung được thì có thể lấy xe Trung Quốc ra làm ví dụ cho dễ hiểu. Một số hãng xe Trung Quốc cũng đang đi theo hướng mà các nhà sản xuất Hàn đang đi. Nói đúng hơn đó là hướng đi của kẻ yếu thế hơn.
Vì thế mình mua xe nào thì mình mua, nhưng tiền nào của nấy. Đừng mua đồ rẻ rồi quay ra chê bai người mua xe đắt tiền hơn và nói họ không phải là người tiêu dùng thông minh. Tôi thì chỉ dị ứng điều này thôi, chứ xe Hàn hay xe Trung Quốc cũng chẳng có lỗi gì cả.
'Xe Nhật hay Hàn cũng cần bền'
Câu nói "ăn chắc mặc bền" thì hãy mua xe Nhật là dành châm chọc nhau giữa những người thích xe Hàn chê xe Nhật.
Tôi đảm bảo, đã là người tiêu dùng thì ai cũng thích dùng đồ tốt và đồ bền cả. Còn việc dùng bao lâu, hay dùng chán thì bán đi mua đồ mới... thì lại là chuyện khác, nhưng miễn còn sử dụng thì ai cũng muốn phải chọn cho mình đồ tốt nhất, bền nhất có thể. Không có ai muốn mua đồ tốt, đồ sang... mà đang sử dụng thì lúc này trục trặc cái này, lúc khác hỏng hóc cái kia...
Trong "độ bền" đó thì với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau thì "giá trị quan trọng" với họ cũng khách nhau. Ví dụ, với người ít tiền thì họ cần xe "bền" vì đơn giản họ sợ tốn kém chi phí sửa chửa, chi phí vận hành. Người có tiền thì họ cần "bền" vì thời gian đối với họ quan trọng hơn, họ không muốn việc sử dụng chiếc xe bị gián đoạn khi phải mang đi sửa chữa dù rằng họ chẳng quan trọng lắm về số tiền sửa chữa.
Ngoài ra, chiếc xe bền cũng đóng góp quan trọng vào môi trường cũng như năng lực, trách nhiệm cam kết của nhà sản xuất với khách hàng. Nhiều bạn nói rất "ích kỷ" đó là tôi xài xe 3-5 năm thì tôi bán nên tôi cần gì "xe bền". Đó là suy nghĩ ngắn hạn của các bạn. Chiếc xe không bền thì nó sẽ "thải" ra nhiều thứ hơn cho môi trường.
Hãy lưu ý xe cũ cũng có thị trường của nó. Chiếc xe bền có thể chạy đến 20-30 năm thì cũng vẫn có người sử dụng nhé. Sau 20-30 năm đó mà vẫn còn phụ tùng (khuôn mẫu, công nghệ...) thay thế chứng tỏ nhà sản xuất cam kết về dịch vụ rất tốt cho khách hàng. Đó cũng là giá trị của của các nhà sản xuất lớn.
'Mua xe Hàn để có thêm trải nghiệm chứ đừng so với xe Nhật' Tôi không cuồng xe Nhật, cũng chẳng chê xe Hàn nhưng nói chất lượng xe Hàn và xe Nhật như nhau thì có vẻ chưa hiểu về xe. Thứ nhất, tôi muốn nói về độ ổn định, sự đồng đều về tuổi thọ của linh kiện thì xe Hàn còn ở một khoảng cách khá xa so với xe Nhật. Thứ hai, xe...