Xe đạp – một nét văn hóa ở Bắc Kinh
Bắc Kinh là một trong những thành phố có số lượng xe ô tô đông nhất thế giới với hơn 5 triệu chiếc. Thế nhưng, người dân vẫn gắn bó với một loại phương tiện thô sơ khác – xe đạp.
Tuy nền nhiệt ngoài trời chỉ từ 0 đến 5 độ C, vẫn có rất nhiều người đi xe đạp trên đường phố Bắc Kinh. Họ đi làm, đi chợ, đưa đón con cái… trên những chiếc xe đạp. Trong khi đời sống ngày càng được nâng cao như hiện nay, việc một gia đình ở Bắc Kinh có 1-2 chiếc xe ô tô là khá phổ biến. Tuy nhiên, người dân Bắc Kinh vẫn sử dụng xe đạp như một phương tiện di chuyển chính.
Một người dân thành phố Bắc Kinh chia sẻ với phóng viên: “Nhà tôi có ô tô, nhưng tôi vẫn thích đi xe đạp vì nó rất tiện và dễ tìm chỗ để xe. Đi gần thì tôi dùng xe đạp, còn đi đường dài mới dùng đến xe ô tô”.
Trên các đại lộ, những làn xe được phân định rõ ràng, người ta vẫn không quên quy hoạch đường dành riêng cho xe thô sơ. Xe đạp khá được ưu tiên, điều đáng ghi nhận là ý thức chấp hành luật giao thông của người dân rất tốt.
Một điều khiến tất cả du khách đến với Bắc Kinh đều cảm thấy thích thú đó là nếu thuê xe đạp trong một giờ đầu tiên, sẽ không phải tính tiền. Cho dù có mượn xe quá 10 tiếng đồng hồ, thậm chí là cả ngày cũng không tính quá 10 nhân dân tệ (khoảng 35.000 đồng tiền Việt Nam).
Khách thăm quan cũng có thể trả xe ở bất kỳ trạm cho thuê xe đạp nào trong thành phố và số tiền sẽ được trừ thẳng trong thẻ. Chính sự thuận tiện này đã khuyến khích người dân cũng như khách du lịch thường xuyên sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển.
Một công chức tại Bắc Kinh cho hay: “Ngày nào tôi cũng thuê xe đạp, lúc đi làm hoặc tan tầm về nhà đều thuê xe đạp”. Khi được hỏi vì sao không mua cho mình một chiếc xe đạp riêng chị đã trả lời: “Vì khoảng cách cũng không xa lắm, mà thuê xe thì tiện hơn vì các điểm thuê xe đều gần bến tàu điện ngầm. Đi tàu điện tới, sau đó thuê xe đạp chạy đến chỗ làm rất tiện, lại không bị tính tiền vì đạp mấy phút là đến rồi”.
Video đang HOT
“Tôi không thích đi ô tô, đi ô tô hay bị tắc đường nên thường đi xe đạp. Tôi ủng hộ giữ việc bảo vệ môi trường xanh và tiết kiệm năng lượng nên thường đi bộ. Nếu thời tiết không quá lạnh thì đi xe đạp điện, rất ít khi tôi dùng ô tô” – một người dân Bắc Kinh khác nói.
Theo thông tin từ ông Vương Dương, trạm xe đạp Lam Đảo, thành phố Bắc Kinh: “Mỗi giờ ở đây có 20-30, thậm chí 50 chiếc xe được thuê. Mỗi chiếc ít nhất được sử dụng một lần, cứ vừa có người mượn đi, thì người khác lại trả về và liên tục như thế”.
Xe ô tô khó tìm chỗ đậu, còn xe đạp lại chẳng thành vấn đề. Gần như bất cứ vỉa hè nào cũng có chỗ dành riêng để dựng xe đạp. Không cần phải lấy phiếu hay gửi xe cho phiền phức, cứ gạt chống và đừng quên khóa xe là yên tâm.
Từ bến tàu điện ngầm đến Đại sứ quán Việt Nam trên đường Quang Hoa, nếu đi xe đạp chỉ mất 5 phút, còn nếu đi ô tô thì mất khoảng 15 phút đến nửa tiếng thậm chí là một tiếng đồng hồ, vì ô tô phải đi vòng và hay xảy ra tắc đường. Đó là lý do tại sao trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống người dân Bắc Kinh vẫn không thể thiếu chiếc xe đạp.
Theo Zing
Hạn chế ô tô qua các cây cầu trăm năm tuổi
UBND tỉnh TT-Huế vừa ban hành Công văn số 4786/UBND-CT về việc tổ chức phân luồng giao thông trong khu vực Kinh thành Huế, đặc biệt lưu ý đến chiều giao thông của các xe ô tô qua 3 cầu cổ có tuổi đời gần 200 năm.
Theo đó, UBND tỉnh thống nhất phân luồng một chiều đối với ô tô qua các cầu hẹp trong khu vực Kinh thành Huế.
Tại cầu Vĩnh Lợi: lưu thông từ phía Bắc qua phía Nam Cầu Khánh Ninh: lưu thông từ phía Nam qua phía Bắc Cầu Kho: lưu thông từ phía Bắc qua phía Nam (3 cây cầu cổ này nằm cách nhau không xa nên ô tô có thể dễ dàng tìm hướng đi và cầu đi phù hợp). Các phương tiện thô sơ, xe máy, xe mô tô và người đi bộ vẫn lưu thông hai chiều bình thường qua 3 cầu nêu trên.
Tại cầu cổ Vĩnh Lợi, xe ô tô chỉ được phép lưu thông từ Bắc qua Nam, muốn đi chiều ngược lại phải qua cầu cổ Khánh Ninh bên cạnh
Việc quy định xe ô tô chạy một chiều này nhằm giảm tải sự ùn tắc giao thông đã xảy ra nhiều trong những năm qua cũng như giảm tải cho các cầu cổ trọng yếu bắc qua sông Ngự Hà. Thời gian qua có ý kiến nên mở rộng cầu cổ Vĩnh Lợi để xe chạy thông thoáng nhưng vấp phải nhiều ý kiến phản đối, cho rằng cầu cổ là một nét văn hóa đặc sắc trong Kinh thành Huế, cần được giữ nguyên.
Văn bản còn nghiêm cấm xe ô tô tải có tổng trọng tải xe và hàng trên 5 tấn, xe trên 30 chỗ ngồi, lưu thông trong khu vực Kinh thành Huế các trường hợp cần thiết, có nhu cầu chính đáng phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan.
Hạn chế ô tô lưu thông để giữ gìn cầu cổ
Các xe tải có tổng trọng tải xe và hàng dưới 5 tấn, ô tô chở khách từ 12 đến 30 chỗ ngồi chỉ được lưu thông vào ra khu vực Kinh thành ngoài giờ cao điểm.
Các phương tiện cơ giới vận chuyển vật liệu xây dựng rời như đất, đá, cát, bột đá, đá dăm, nguyên vật liệu xây dựng rời rác khác chỉ được phép lưu thông trong khu vực kinh thành trong khoảng thời gian từ 21h tối đến 5h sáng ngày hôm sau và phải che đậy cẩn thận, giữ gìn vệ sinh môi trường, chịu trách nhiệm xử lý, dọn dẹp vệ sinh trước 7h sáng hôm sau trong trường hợp để rơi vãi trên các tuyến đường.
Hiện tại, có 5 cầu cổ bắc qua sông Ngự Hà (sông dành cho vua xưa dạo chơi tại Huế xưa) gồm cầu Vĩnh Lợi, cầu Kho, cầu Khánh Ninh, cầu Tây Thành Thủy Quan, cầu Đông Thành Thủy Quan (hay còn gọi là cầu Lương Y). Những cây cầu này có tuổi đời gần 200 năm, được làm từ chất liệu chính là đá và gạch rất chắc chắn. Nhìn từ xa cầu có đường cong như hình bán nguyệt mềm mại.
TP Huế vừa chỉnh trang dòng sông Ngự Hà để mở các tuyến du lịch trên con sông vua từng dạo chơi bằng ngự thuyền, dưới các cầu đá cổ, ngắm khung cảnh cổ kính, xanh mát hai bên bờ sông... với hy vọng sẽ tạo ra những trải nghiệm thú vị cho du khách.
Một số hình ảnh về 3 cây cầu cổ gần 200 năm tuổi ở Kinh thành Huế:
Cầu Vĩnh Lợi
Cầu Kho
Khung cảnh nên thơ của cầu cổ soi bóng xuống sông Ngự Hà.
Theo Dantri
Xe ba bánh ngông nghênh trên phố Rất khó để phân biệt "xe thương binh" thật - giả trên đường phố Hà Nội. Nhưng hàng chục năm nay, loại phương tiện chở hàng này vẫn hoạt động khá mạnh và cũng gây ra khá nhiều... phiền toái. Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định về chính sách hỗ trợ, thay thế xe công nông, xe lôi máy,...