Xe cứu thương giả ‘chặt chém’ người bệnh, Sở GTVT đề nghị xử lý nghiêm
Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Võ Khánh Hưng đã ký văn bản gửi Công an TP.HCM, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện về việc tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chiếc xe 16 chỗ được tài xế cải trang thành xe “cứu thương” để trục lợi người bệnh được cơ quan chức năng phát hiện – Ảnh: C.A
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, vài ngày qua báo chí có phản ánh về việc “tài xế xe cứu thương” bỏ túi 3,5 triệu đồng cho việc chở bệnh nhân trên đoạn đường 4km.
Qua tra cứu thông tin, chiếc xe trong vụ việc mang BKS 51B-321.49 do chủ phương tiện T.T.T đứng tên (địa chỉ đường Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP.HCM).
Video đang HOT
Ngoài ra, một số thông tin cũng phản ánh tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 12 (khu tái định cư Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) vẫn còn tình trạng một số tài xế taxi chèo kéo, đeo bám khi bệnh nhân vừa xuất viện.
Về vấn đề này, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đối với loại xe cứu thương trá hình theo quy định.
Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi vi phạm “không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm” theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị quản lý xe taxi tổ chức kiểm tra rà soát, chấn chỉnh các nội dung phản ánh tình trạng chèo kéo, đeo bám bệnh nhân đối với đội ngũ lái xe nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực các bệnh viện.
Đề xuất lập 5 trung tâm cấp cứu vệ tinh dã chiến 115
Sở Y tế đề xuất lập 5 trung tâm cấp cứu vệ tinh dã chiến đặt ở các khu vực Phú Thọ, quận 12, Bình Tân, Bình Chánh và Thủ Đức để phục vụ cấp cứu bệnh nhân.
Nội dung được đề cập trong tờ trình do Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng vừa gửi UBND thành phố nhằm chủ động ứng phó với diễn biến mới của dịch, tăng cường hiệu quả điều trị cho bệnh nhân Covid-19, nhất là các trường hợp nặng.
Các trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến được đề xuất thành lập gồm: khu vực Phú Thọ (trụ sở đặt tại Nhà thi đấu Phú Thọ, số 1, Lữ Gia, quận 11); khu vực quận 12 (đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp); Bình Tân (trụ sở đặt tại trường THCS Bình Tân, đường An Dương Vương, phường An Lạc); khu vực Bình Chánh (trụ sở đặt tại Nhà thiếu nhi Bình Chánh, đường số 6 thị trấn Tân Túc) và trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến khu vực Thủ Đức.
Xe cứu thương đưa bệnh nhân F0 từ các khu cách ly tập trung đến bệnh viện dã chiến số 1 cách ly điều trị. Ảnh: Nguyễn Thành Tâm.
Mỗi trạm cấp cứu vệ tinh dã chiến có quy mô 20 xe cấp cứu với 280 nhân viên y tế và các nhân viên chuyên môn khác. Các trạm 115 này hoạt động trên cơ sở trưng dụng, chuyển đổi công năng một số xe vận chuyển hành khách thuộc Công ty CP xe khách Phương Trang và Tập đoàn Mai Linh.
Các trạm cấp cứu vệ tinh này chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM, Trung tâm cấp cứu 115 và do Sở Y tế hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ.
Để phục vụ nhu cầu vận chuyển bệnh nhân trong bối cảnh dịch phức tạp, số ca nhiễm mới ngày càng tăng, hôm 19/7 chính quyền TP HCM đã huy động toàn bộ nguồn lực xe cứu thương tại cơ sở y tế công lập để đưa F0 đến nơi điều trị. Các cơ sở y tế tư nhân được vận động hỗ trợ ngành y tế điều động, sử dụng tạm thời xe cứu thương (gồm cả lái xe) để vận chuyển bệnh nhân Covid-19.
Sở Y tế TP HCM cũng điều động 200 taxi thành xe vận chuyển F0 lên bệnh viện tuyến trên, có nhân viên y tế đi kèm và thiết bị hồi sức như bình oxy, mask thở, máy đo SpO2, kit xét nghiệm nhanh...
Bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115, Tổ trưởng công tác đặc biệt chuyên điều phối chuyển người bệnh Covid-19 nặng và nguy kịch của TP HCM cho biết Trung tâm cấp cứu 115 TP HCM đã nâng số lượng đường truyền tổng đài viên lên 40, gấp 10 lần so với trước đây, mỗi ngày đang nhận khoảng 5.000 cuộc gọi.
Trung tâm 115 đang có khoảng 200 nhân sự. Bên cạnh nâng số đường truyền, nơi này đã trang bị số lượng lớn máy tính, đường truyền internet, đường truyền điện thoại dự phòng cho tổng đài, đảm bảo hoạt động ổn định 24/7 để tiếp nhận thông tin đề nghị cấp cứu, chuyển bệnh từ người dân và các cơ sở y tế.
Đến sáng nay TP HCM đã ghi nhận 115.812 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư.
Doanh nghiệp mua 3 xe cứu thương hơn 2,3 tỉ đồng 'tiếp sức' Đồng Nai chống dịch Một doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai bỏ hơn 2,3 tỉ đồng mua 3 chiếc xe cứu thương vừa bàn giao cho chính quyền địa phương nhằm chung tay phòng chống COVID-19. Sau khi tiếp nhận, xe cứu thương được bàn giao ngay cho ngành y tế Đồng Nai để tăng cường phòng chống COVID-19 trên địa bàn - Ảnh: B.A. Ngày 28-7,...