Xe CSGT leo lên con lươn khi truy đuổi người vi phạm
Trong quá trình truy đuổi người vi phạm, chiếc xe ô tô đặc chủng của Cảnh sát giao thông đã bị mất kiểm soát, leo lên con lươn giữa đường.
Xe Cảnh sát giao thông leo lên con lươn giữa đường
Vụ việc xảy ra vào khoảng 17h chiều 7/10 tại cầu Rạch Cây, nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8, TPHCM.
Hiện trường chiếc ô tô của cảnh sát truy đuổi xe vi phạm và bị mắc kẹt trên con lươn
Chiếc xe ô tô đặc chủng gặp sự cố được xác định là của Đội Cảnh sát giao thông An Lạc (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an TPHCM).
Theo nhiều người dân chứng kiến vụ việc kể lại, thời điểm trên, họ nhìn thấy chiếc ô tô đặc chủng của CSGT mang BKS 50A – 000. 86 đang bật còi hú, truy đuổi một thanh niên điều khiển xe máy chạy vào làn đường ô tô hướng từ quận 1 về huyện Bình Chánh. Người thanh niên điều khiển xe máy liên tục lạng lách bỏ chạy với tốc độ cao.
Cảnh sát giao thông đang giải cứu chiếc xe
Khi vừa đổ dốc cầu Rạch Cây nằm trên đại lộ Võ Văn Kiệt (thuộc phường 16, quận 8), chiếc ô tô của CSGT đã vọt lên trước, tiến hành ép xe máy của người vi phạm.
Do đang chạy với tốc độ cao nên chiếc ô tô đặc chủng của CSGT bị mất kiểm soát, lao lên con lươn giữa đường.
Tại hiện trường, chiếc ô tô đặc chủng nằm cưỡi lên con lươn giữa 2 làn xe, xe máy của thanh niên vi phạm nằm phía sau.
Video đang HOT
Thanh niên lái xe máy vi phạm thách thức CSGT
Do người thanh niên có biểu hiện say xỉn nên CSGT đã gọi lực lượng công an phường đến hỗ trợ. Lúc này người thanh niên không hợp tác mà thách thức tổ CSGT rồi bỏ đi.
Nhận được tin báo, Đội xử lý tai nạn Công an quận 8 đã có mặt lập biên bản vụ việc và xử lý hiện trường. Do sự việc xảy ra vào giờ cao điểm khiến giao thông qua khu vực kẹt xe kéo dài.
Giao thông qua khu vực ùn ứ kéo dài
Sau đó chiếc ô tô đã được giải cứu khỏi vị trí mắc kẹt, chiếc xe máy cũng được đưa về trụ sở công an để phục vụ công tác điều tra.
Đình Thảo
Theo Dantri
Sài Gòn bùng phát kẹt xe
Tắc nghẽn giao thông ở TP HCM được đánh giá ngày càng nghiêm trọng gây bức xúc cho người dân, trong khi các cơ quan chức năng vẫn loay hoay với những giải pháp.
Hàng loạt các giải pháp cấp bách như xây cầu vượt thép, lắp đặt dải phân cách, tổ chức lại giao thông các khu vực... được TP HCM nỗ lực thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, từ đầu tháng 9, tình trạng ùn tắc bắt đầu xuất hiện thường xuyên gây trễ giờ làm, giờ học, khiến người dân không khỏi ám ảnh mỗi khi ra đường. Vào giờ cao điểm, giao thông ở các cửa ngõ và tuyến đường huyết mạch đều bị ùn ứ. Đặc biệt, trong cơn mưa tầm tã chiều 15/9, giao thông khắp nơi ở Sài Gòn rối loạn vì kẹt xe, cả triệu người chôn chân không thể về nhà.
Hay khu vực vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Phạm Văn Đồng (Gò Vấp) đang là một điểm nóng về kẹt xe trong những ngày gần đây. Sáng sớm, lượng xe đổ dồn về rất lớn nên người dân phải nhích từng chút. Dòng người đông đúc khiến các tuyến đường xung quanh như Nguyễn Kiệm, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Thái Sơn... cũng bị "vạ lây" khi hàng nghìn ôtô, xe máy xếp hàng dài không thể lưu thông.
Anh Nguyễn Thanh Duy ở quận Gò Vấp cho biết, bình thường chỉ mất khoảng 25 phút để đến cơ quan, nhưng thời gian gần đây phải đánh vật hơn một giờ chỉ để vượt qua được "điểm nóng" này. "Kể từ ngày vòng xoay được mở rộng ra, mặt đường bị thu hẹp nên kẹt xe xảy ra thường xuyên, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn", anh Duy cho biết.
Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Phạm Văn Đồng gần đây thường xuyên xảy ra ùn tắc. Ảnh: H.C
Tình trạng tương tự xảy ra tại tuyến đường Trường Chinh, Cộng Hòa - cửa ngõ phía Tây thành phố. Đây là con đường huyết mạch để vào trung tâm nên lượng xe từ Hóc Môn, quận 12... cùng những nhánh đường nhỏ đổ dồn về khu vực mũi tàu Trường Chinh (quận Tân Bình) rồi rẽ vào đường Cộng Hòa với mật độ rất cao.
Trong khi đó, tại cầu vượt Hoàng Hoa Thám, các xe từ nhiều ngả đường đổ dồn về khiến nút giao thông này luôn rối loạn. Trên cầu vượt, mặt đường nhỏ, vào giờ cao điểm các loại xe phải xe di chuyển chậm, kéo dài đến tận nút giao thông Út Tịch - Cộng Hòa cách đó chừng 2 km.
Chị Xuân, nhà ở quận 12 cho biết ngày nào cũng phải qua đường Trường Chinh để đến chỗ làm ở quận 3 nên kẹt xe trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với mình. "Chỉ riêng đoạn từ cầu Tham Lương đến công viên Hoàng Văn Thụ có 8-9 km nhưng phải nhích từng chút một. Ngày nào cũng mất cả giờ mới đến cơ quan", chị Xuân tỏ ra ngao ngán.
Tương tự, tình trạng ùn tắc ở các tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) đoạn từ ngã tư Hàng Xanh đến Bến xe Miền Đông, ngã tư Thủ Đức, Nguyễn Tất Thành (quận 4), Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh Tẻ (quận 7), cầu Nguyễn Văn Cừ... ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân.
Theo Ban an toàn giao thông thành phố, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe tại TP HCM trong thời gian qua do số lượng xe đã tăng quá nhanh. Đến nay, cả ôtô và xe máy tại thành phố đã lên đến trên 7 triệu xe, chưa kể mỗi ngày có một lượng lớn xe tại các tỉnh lưu thông vào thành phố.
"Đáng lo ngại hơn, bình quân mỗi ngày lại có thêm khoảng 1.000 xe gắn máy và 100 ôtô đăng ký mới, trong khi diện tích mặt đường tăng không đáng kể và thực tế lâu nay đã không đủ phục vụ cho số dân khoảng 10 triệu người", đại diện Ban an toàn giao thông thành phố cho biết.
Sau thời gian tạm lắng, tình trạng ùn tắc ở đường Trường Chinh, đoạn mũi tàu nghiêm trọng trở lại. Ảnh: H.C.
Đồng quan điểm, đại tá Trần Thanh Trà - Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP HCM - cho biết, nguyên nhân dẫn đến kẹt xe tại thành phố là do lượng xe cá nhân tăng quá nhanh, trong khi đường xá, cơ sở hạ tầng không theo kịp."Nhiều nút giao lượng xe quá lớn gây xung đột. Nhiều điểm bị nút thắt cổ chai cũng gây nên tình trạng kẹt xe. Thời gian gần đây tình trạng này xuất hiện thường xuyên hơn một phần do học sinh bắt đầu đi học trở lại, lượng người cùng một lúc ra đường trong giờ cao điểm nhiều hơn", ông Trà nói.
Dù lực lượng CSGT thời điểm đầu năm học đều có kế hoạch phân luồng, điều tiết nhưng phương tiện cá nhân mỗi ngày mỗi tăng thì tình trạng ùn tắc xảy ra ngày một nhiều. "Trong tuần này Phòng CSGT sẽ làm việc với Sở Giao thông Vận tải để tham mưu cho UBND TP các giải pháp cấp bách giảm kẹt xe trên địa bàn", ông Trà cho biết.
Về điểm nóng kẹt xe vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm gây búc xúc thời gian qua, đại diện Sở GTVT cho hay, thiết kế ban đầu của vòng xoay có đường kính 80 m. Sau đó Sở đã cho thu hẹp còn 70 m, làn đường xung quanh vòng xoay là 26 m đủ cho 6 làn xe lưu thông. Hiện, Sở giao các đơn vị nghiên cứu giải quyết ùn tắc giao thông tại đây bằng phần mềm mô phỏng lưu lượng xe, trên cơ sở đó đưa ra phương án giải quyết trong thời gian tới.
Theo Sở GTVT, UBND TP đã đồng ý cho thực hiện dự án xây dựng nút giao gồm hệ thống hầm chui và cầu vượt tại giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ để giảm ùn tắc cho khu vực cửa ngõ phía Nam thành phố. Dự án mở rộng các tuyến đường xung quanh bến xe Miền Đông cũng được triển khai trong thời gian tới để giải quyết ùn tắc ở cửa ngõ phía Đông.
Vụ kẹt xe hơn 2 giờ vì đèn tín hiệu giao thông không hoạt động tại ngã tư Thủ Đức hôm 7/9 khiến nhiều người trễ giờ làm, giờ học. Ảnh: H.C.
Trong khi đó, TS Phạm Sanh - giảng viên Đại học Giao thông vận tải - cho rằng, với lượng xe và người tăng như hiện nay, thành phố cần tập trung làm tốt các giải pháp ngắn hạn trước khi chờ các giải pháp dài hạn như metro, xe buýt nhanh hoàn thành. "Cần phải khảo sát lưu lượng xe đi lại trên các trục đường chính, từ đó mới có hướng xử lý các điểm giao cắt như mở rộng các điểm rẽ phải, hoặc phân luồng bớt lượng xe qua các đường nhánh để giảm áp lực ở tuyến đường chính", ông Sanh nói.
Theo ông Sanh, do lượng xe thay đổi ở từng thời điểm nên rất cần sự phân luồng thường xuyên hơn. Ví dụ, vào giờ cao điểm trên các tuyến đường ôtô rất rộng nên cho xe máy đi vào một làn, sau giờ cao điểm thì không cho đi nữa. Hoặc có thể điều chỉnh lại đèn tín hiệu giao thông, bởi tại các nút giao tùy từng thời điểm lượng xe trên các tuyến đường khác nhau. Như đường Đinh Bộ Lĩnh giao với Bạch Đằng vào buổi sáng lượng người từ các ngoại thành về trung tâm rất đông. Vì vậy đèn giao thông buổi sáng chiều Đinh Bộ Lĩnh nên điều chỉnh lâu hơn cho dòng xe thoát ra. Hết giờ cao điểm thì để như chế độ bình thường.
Ngoài ra, tại các ngã tư phải giải tỏa các nhà tạm, cột điện để mở rộng các lối rẽ. Cần nâng cao hạ tầng hiện có và phải làm cho được vấn đề lòng lề đường. "Đây là những giải pháp ít tốn kém mà hiệu quả, song dường như lại chưa được chú trọng. Và điều quan trọng, cán bộ ngành giao thông phải xuống đường nhiều hơn thì mới tìm ra được giải pháp", ông Sanh nói.
Hữu Công
Theo VNE
Bác nông dân "chặn" xe cảnh sát nhờ trả ví tiền nhặt được Đang đạp xe trên quốc lộ 1A, người phụ nữ nghèo trạc tuổi 50 bất ngờ nhặt được chiếc ví có gần 10 triệu đồng tiền mặt và nhiều giấy tờ quan trọng. Ngau sau đó chị đã vẫy một xe CSGT tuần tra trên địa bàn nhờ liên hệ, trả lại cho người đánh rơi. Trung tá Đinh Mạng Cường, đội tuần...