‘Xẻ’ công viên xây nhà, lọt vào ‘thế giới ma’ mất tích 1.600 năm trước
Một dự án nhà ở tại Anh đã biến thành cuộc khai quật khảo cố kéo dài suốt nửa năm, vì các công nhân đã lọt ngay vào một thế giới công nghiệp đáng kinh ngạc cuối thời La Mã.
Khu vực khảo cổ là địa điểm thuộc một dự án nhà ở, sẽ được xây nên trong địa phận Công viên Priors Hall ở Quận Corby, Northamptonshire (Anh). Thế nhưng từ những nhát đào đầu tiên, những bức tường ma quái từ một thế giới dưới lòng đất đã lộ diện. Các nhà khảo cổ đến tiếp nhận và kết luận rằng họ đã tìm ra cả một thị trấn công nghiệp cổ đại.
Các nhà khảo cổ tại hiện trường khai quật – ảnh: Oxford Archaeology East
Họ gọi đây là “phát hiện độc nhất vô nhị”. Nhiều công trình thời La Mã chiếm đóng Anh quốc từng được tìm thấy, nhưng chủ yếu là mộ cổ, nhà ở. Một khu phức hợp công nghiệp như những gì được chôn vùi dưới công viên thực sự là báu vật khảo cổ, vì giúp các nhà khoa học hiểu được trình độ công nghệ của người thời đó cũng như tái hiện chính xác cuộc sống nông thôn cổ đại.
Video đang HOT
Một phần hiện trường, nơi thế giới công nghiệp đáng kinh ngạc lộ diện – ảnh: Oxford Archaeology East
Các công trình được xây dựng khoảng cuối “thời La Mã”, giai đoạn nước Anh bị quân La Mã chiếm đóng, kéo dài gần 4 thế kỷ (từ khoảng 1.600-2.000 năm về trước).
Khảo sát cho thấy cấu trúc phổ biến nhất là các lò nung kim loại, bằng chứng cho thấy công nghiệp luyện kim rất được chú trọng. Ngoài ra, còn có vô số hiện vật làm bằng xương động vật, đồ gốm và đồ kim loại được phát hiện, cả các dụng cụ lẫn trang sức. Điều này cho thấy các nghề thủ công cũng rất phổ biến. Trình độ của họ rất đáng nể so với thời kỳ đó, bởi đồ gốm và kim loại cho thấy công nghệ tạo hình cực kỳ công phu.
Toàn cảnh khu khai quật lọt thỏm giữa dự án nhà ở – ảnh: Oxford Archaeology East
Nhiều sản phẩm được tạo ra từ khu công nghiệp này sẽ phục vụ cho việc trang trí các biệt thự của nhà cầm quyền, thứ từng được tìm thấy ở khu vực lân cận từ những năm 1950.
Đặc biệt nhất là những viên gạch men được chế tác độc đáo có “chữ ký”: là dấu vân tay của người làm ra chúng, hoặc một cái tên.
Tổ chức khảo cổ mang tên Oxford Archaeology East đang chịu trách nhiệm chính về việc làm vệ sinh các hiện vật, lập danh mục và gửi đi phân tích. Dự kiến sau khi khai quật xong, di tích sẽ được lấp lại, tiếp tục bảo quản trong lòng đất để các dự án hiện đại có thể mọc lên.
Xây nhà, công nhân lọt vào 'Thành Cổ Loa' kỳ bí phiên bản Ba Lan
Một tòa thành ma quái với 3 vòng tường kiên cố đã dần hiện hình tại một công trường ở Ba Lan, khi các công nhân đang đào để xây dựng nền móng cho một khu chung cư.
Tòa thành cổ nằm chỉ khoảng 7 m dưới lòng đất, được xây bằng gỗ, đá và cát. 3 vòng thành là những bức tường hết sức kiên cố, cao đến 12 m, tạo nên một pháo đài vững chắc giữa lòng thủ đô cổ đại đầu tiên của Ba Lan.
Hiện trường khảo cổ của tòa thành ma quái. Diện tích thực sự của nó lớn hơn khu đất được dự định xây chung cư rất nhiều - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Kết quả kiểm tra bằng kỹ thuật quang điện ảnh và kiểm tra các vòng sinh trưởng của gỗ để tìm hiểu các điều kiện về khí hậu khi tòa thành được xây dựng, tuổi đời của vật liệu, từ đó tính ra niên đại của công trình: từ khoảng năm 968 đến 1000 sau Công Nguyên, tức đã hơn 1.000 năm tuổi.
Một bức tường đá cổ - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Theo nhà khảo cổ Antoni Smoliski, người đứng đầu nhóm tiếp quản công trình, tòa thành ma quái thuộc về một khu định cư cổ mang tên Pozna, từ lâu được cho rằng chỉ xếp hàng thứ yếu trong vương quốc cổ đại thời bấy giờ. Nhưng với phát hiện mới này, họ tin rằng chính Pozna mới là thủ đô, là trung tâm chiến lược hàng đầu, nơi người ta đã nỗ lực xây dựng pháo đài kiên cố nhất từng được tìm thấy trong lịch sử khảo cổ Ba Lan.
Các nhà khảo cổ cũng tìm kiếm các tư liệu lịch sử và phát hiện ra một hình vẽ từ năm 1617, trong đó mô tả một tòa thành vĩ đại với tòa lâu đài lớn làm trung tâm Họ tin rằng đó chính là hình vẽ tòa thành ma quái vừa được khai quật, vốn bị thời gian vùi lấp và mất tích trong ít nhất vài thế kỷ.
Hình vẽ có từ thế kỷ 17, mô tả một tòa thành hình tròn bí
Theo thông báo của nhà đầu tư khu chung cư, hiện công việc khai quật tòa thành cổ đã hoàn tất, dự án xây dựng đã có thể bắt đầu trở lại.
Vụ nổ ở Beirut- Phát hiện hệ thống hầm trú ẩn dưới lòng đất Các nhà điều tra và cứu hộ mới đây đã phát hiện ra dấu hiệu của một số cơ sở hạ tầng dưới lòng đất, dẫn đến hy vọng rằng những người đang mất tích do vụ nổ gây ra vẫn có thể đang còn sống sót. Có đến hơn 60 người vẫn còn đang mất tích sau vụ nổ lớn ở Beirut...