Xe công du nước ngoài của Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng thường chọn những chiếc xe giản dị và thậm chí vẫn sử dụng xe diễu hành hở mui khi đến các nước Trung Đông bất ổn.
Tháng 7/2013, khi trở về Mỹ Latin lần đầu tiên kể từ khi nhận chức vị giáo hoàng, ông di chuyển đến Rio de Janeiro trên một chiếc Fiat Idea màu bạc, loại tầng lớp trung lưu Brazil thường đi. Ảnh: AP
Khi đến vùng Trung Đông bất ổn, các lãnh đạo thế giới thường có xu hướng sử dụng xe chống đạn. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Israel, Jordan và Palestine tháng 5/2014, Giáo hoàng yêu cầu dùng xe bình thường và xe diễu hành hở mui để gần gũi với người dân nhất có thể. Ảnh: Reuters
Giáo hoàng tháng 8/2014 sử dụng chiếc Kia Soul khi thăm Seoul. Sự giản dị và khiếm tốn của Giáo hoàng tạo ra cơn sốt trên truyền thông Hàn Quốc, nơi người dân có tính cạnh tranh cao và thường thích thể hiện địa vị và sự giàu có. Truyền thông địa phương đưa tin rộng rãi rằng Giáo Hoàng đã yêu cầu sử dụng chiếc xe Hàn Quốc nhỏ nhất trong chuyến thăm của ông. Soul là mẫu nhỏ thứ hai của Kia và có nhiều chỗ để chân hơn các xe cỡ trung khác. Ảnh: AP
Video đang HOT
Trước khi Giáo hoàng đến Albania, quốc gia có phần lớn người dân theo đạo Hồi, vào tháng 9/2014, nhóm Nhà nước Hồi giáo đã dọa sẽ ám sát ông. Tuy nhiên, Vatican không yêu cầu tăng cường an ninh trong truyến thăm của Giáo hoàng. Ông vẫn sử dụng xe diễu hành hở mui khi gặp người dân. Ảnh: AP
Khi đến Thổ Nhĩ Kỳ tháng 11/2014, Giáo hoàng di chuyển trên một chiếc Renault Clio màu bạc, thay vì chiếc Mercedes chống đạn mà giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Trước đó, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã lâm vào một cuộc khủng hoảng, vì người chuẩn bị cho chuyến thăm của Giáo hoàng yêu cầu một chiếc xe công vụ Renault Clio. Xe công vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ thường là các thương hiệu hạng sang như Mercedes và BMW. Mãi sau họ mới tìm thấy chiếc xe đạt yêu cầu, là xe của một vị tướng trong Bộ Tổng tham mưu. Ảnh: DHA
Tháng 1/2015, trong chuyến công du Philippines, Giáo hoàng sử dụng chiếc Volkswagen Touran. Chuyên viên của Volkswagen, Arnel Doria cho biết giá của chiếc xe là khoảng hơn 37.000 USD. “Chiếc Touran này có sự thanh lịch chứ không hào nhoáng. Có những chiếc xe rẻ hơn nhưng trông hào nhoáng với quá nhiều chi tiết trang trí”, ông Doria nói thêm.
Trong chuyến công du Mỹ bắt dầu từ ngày 22/9, Giáo hoàng di chuyển bằng chiếc Fiat 500L nhỏ màu đen, có giá khoảng 20.000 USD. Người dùng mạng gọi ông là Giáo hoàng của nhân dân và ca ngợi ông vì đã dùng một chiếc xe giản dị. Ảnh: Reuters
Phương Vũ
Theo VNE
Chủ tịch Trung Quốc 'né' Giáo hoàng Francis
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nán lại Seattle, đợi cho "Giáo hoàng siêu sao nhạc rock" Francis rời khỏi thủ đô Washington, ông mới đáp máy bay hạ cánh xuống đây.
Ở khía cạnh được công chúng mến mộ, Giáo hoàng Francis đang "hưởng quy chế" của ngôi sao ca nhạc - Ảnh: AFP
Báo New York Times bình luận dẫu ông Tập đã có "màn chào sân" khá dễ chịu tại Seattle, chặng dừng chân đầu tiên của ông trên đất Mỹ nhưng chẳng phải vì tình cảm với thành phố này mà ông nán lại lâu, đợi đến 9 giờ sáng 24.9 mới khởi hành rời khỏi Seattle. Tờ báo này đưa ra một lý do khác: tại Washington, một nhà lãnh đạo được mến mộ hơn, Giáo hoàng Francis vào ngày 24.9 có lịch làm việc với quốc hội Mỹ.
Ông Tập không muốn "đọ" với Giáo hoàng Francis, người mang biệt danh "Giáo hoàng siêu sao nhạc rock" bởi sự hâm mộ mạnh mẽ mà công chúng dành cho ông. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn đảm bảo rằng đến khi ông đặt chân đến Washington, vào lúc 17 giờ chiều cùng ngày, Giáo hoàng Francis đã rời khỏi đó.
Báo Huffington Post đưa tin các đài truyền hình tại New York bận rộn truyền hình trực tiếp các hoạt động của giáo hoàng, "bồi" thêm đầy ắp các câu chuyện bên lề chuyến thăm của ông, vì thế khá lơ là trước lễ đón ông Tập tại Washington, nơi Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nghiêm trang đứng cạnh nhà lãnh đạo Trung Quốc khi bản quốc ca của 2 nước trỗi lên.
Ông Tập Cận Bình đã chọn giải pháp an toàn với quyết định nán lại Seattle - Ảnh: AFP
Ông Tập quyết định "giữ khoảng cách" với Giáo hoàng dẫu quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican đã ấm lên so với trong quá khứ. Cả 2 nhà lãnh đạo này đều được bầu lên hồi năm 2013. Giáo hoàng từng "khoe" với Thông tấn xã Công giáo rằng: "Tôi gởi điện mừng đến Chủ tịch Tập Cận Bình khi ông ấy được bầu, chỉ sau tôi 3 ngày. Và ông ấy đã hồi đáp ". Rồi khi Giáo hoàng đến thăm Hàn Quốc hồi năm ngoái, Trung Quốc đã cho phép ông bay qua không phận nước này. Giáo hoàng cũng đã bày tỏ mong muốn được đến thăm Trung Quốc nhưng đến nay chưa nhận được câu trả lời nào. Được biết giữa Trung Quốc và Vatican không có quan hệ chính thức.
Quay lại với quyết định hoãn đến Washinton của Chủ tịch Tập, việc đến đây trễ như vậy rất bất tiện cho ông, bởi ông có quá ít thời gian để chuẩn bị cho buổi ăn tối quan trọng bàn chuyện công việc với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong thực đơn thì đã có sẵn rất nhiều "món" khó nuốt như cáo buộc tin tặc Trung Quốc tấn công mạng ở Mỹ, đánh cắp các thông tin quan trọng và nhạy cảm.
Sự gần gũi của Giáo hoàng Francis là một trong những lý do khiến ông rất được mến mộ - Ảnh: AFP
Đó là cuộc gặp riêng giữa 2 nhà lãnh đạo để "mào đầu" cho những vấn đề chính gây chia rẽ giữa 2 nước.
Ông Tập sẽ được chính thức chào đón bằng 21 phát đại bác trong ngày hôm nay 25.9, dự một hội nghị thượng đỉnh chính thức, tham gia họp báo và sau đó dự buổi chiêu đãi cấp nhà nước mà Tổng thống Obama dành cho ông tại Nhà Trắng trong buổi tối.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Giáo hoàng chủ tế lễ tuyên thánh tại Mỹ Sau khi được Tổng thống Mỹ Barack Obama đón tiếp long trọng tại Nhà Trắng, hôm 24.9, Giáo hoàng Francis đã chủ tế lễ tuyên thánh cho Chân phước người Tây Ban Nha Junipero Serra (1713 - 1784). Giáo hoàng chủ tế lễ tuyên thánh cho Chân phước Junipero Serra - Ảnh: La Croix Tờ La Croix dẫn lời giáo hoàng nhận định...