Xe công binh hạng nặng IMR-2M Việt Nam khoe sức
Vừa qua, Kênh truyền hình QPVN đã phát sóng phóng sự về sức mạnh của Công binh Việt Nam, trong đó có xe công binh hạng nặng IMR-2M.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) tại Thụy Điển, hiện nay Công binh Việt Nam cũng đang được trang bị số lượng nhỏ xe công binh IMR-2M.
Đây là loại xe công binh công trình hạng nặng chuyên dùng để phá chướng ngại vật được chế tạo dựa trên khung gầm xe tăng T-72A.
IMR-2 được thiết kế với nhiệm vụ đảm bảo sự di chuyển thông suốt của các đơn vị quân đội qua khu vực bị phá hủy trong vùng chịu ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân, các bãi mìn cùng chướng ngại vật gây nổ, khi cần thiết còn có thể sử dụng phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Xe công binh IMR-2M Việt Nam.
Xe có tốc độ dọn đường hành quân dã chiến: Qua địa hình nhiều cây cối đổ ngã: 0,35 – 0,4 km/h; Qua địa hình đất đá bị cày xới: 0,28 – 0,35 km/h; Qua bãi mìn: 5 – 12 km/h; Tốc độ thông đường dã chiến cho đoàn xe vận tải: tới 12 km/h.
Năng suất lấp mương rãnh và chuẩn bị đường lên xuống: 350 – 360 m3/h; năng suất đào hầm 200 – 250 m3/h; năng suất chuẩn bị bến vượt có dốc xiên cao tới 6 m: 350 – 400 m3/h; năng suất bốc xúc, di chuyển đất đá 15 – 20 m3/h. Sức cẩu 2.000 kg; bán kính cẩu tối đa 8 m.
Khí tài chuyên dụng của xe gồm có lưỡi ủi đa năng; thiết bị dạng mũi tên; lưới quét mìn có bánh xe dạng dao lắp chìm với khí tài quét mìn cùng chốt ngòi nổ và phần điện từ nối thêm. Thiết bị mũi tên gồm sàn quay, tháp thao tác, tay cần dạng ống lồng, cánh tay kẹp.
Thiết bị phá mìn được lắp ở phía sau xe gồm có bộ phận dẫn hướng trái – phải với các loại mìn mồi. Phần lưỡi ủi đa năng có thể giúp IMR-2 đảm nhiệm các vai trò: máy cày, máy đặt và máy đào (ủi). Trên tháp thao tác lắp súng máy PKT 7,62 mm; ngoài ra xe còn được trang bị hệ thống chữa cháy tự động và lựu đạn khói.
Cánh tay kẹp được xem là bộ phận quan trọng nhất của IMR-2, giúp chiếc xe công binh này có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mở đường. Cánh tay kẹp có khả năng nhặt và giữ vật thể nhỏ kích cỡ tương đương bao diêm (ví dụ như mảnh chất phóng xạ) đồng thời thực hiện được thao tác của các loại gầu ngoạm, gầu xúc, gầu múc và tay gạt.
Video đang HOT
“Khi hoạt động, IMR-2M sẽ hỗ trợ cho hầu hết các loại xe tăng, xe bọc thép chiến đấu. Xe công binh IMR-2M đã cho thấy tiềm năng chiến đấu trong các xung đột tại Afghanistan và Chechnya.
Ngoài ra, loại xe này cũng từng hỗ trợ quân đội Liên xô thu gom chất độc hạt nhân tại thảm họa Chernobyl”, nguồn tin quân sự Nga cho biết.
Theo Đất Việt
Những chiếc xe công binh tuyệt vời nhất thế giới!
Nếu ngày xưa mọi việc như làm đường, đào hào, dựng cầu... đều phải thực hiện bằng sức người thì nay lực lượng công binh đã có những cỗ máy - trợ thủ vô cùng đắc lực.
Công binh là một trong số những binh chủng không thể thiếu của bất cứ quân đội nào trên thế giới, họ đã có những cỗ máy - trợ thủ vô cùng đắc lực, giúp hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng, chính xác.
Một chiếc cầu phao hơi di động
Còn nếu những cỗ máy đào đường được khoác lớp áo giáp và đem đặt trên khung gầm xe tăng thì sẽ như "hổ thêm cánh": chúng có thể đi qua các bãi mìn như đi trên đồng trống, dọn đường cho hàng quân tiến bước...
Các bạn hãy cùng chúng tôi điểm mặt những "quái thú quân sự" cực kỳ mạnh mẽ nhưng lại làm những công việc rất hiền lành như những "nông dân chăm chỉ" này nhé:
Xe tăng - Cầu di động bọc thép M60 AVLB
Đây có lẽ là đại diện nổi tiếng nhất của dòng xe "cầu di động" này: chỉ trong chưa đầy 8 phút, chiếc xe đã có thể dựng được một cây cầu dài 18 mét, chịu tải được tới 60 tấn.
M60 AVLB có lớp giáp thừa hưởng từ xe tăng chiến đấu M60A1, vì vậy nó có thể đi bên cạnh các xe chiến đấu để hỗ trợ chúng vượt qua hào chống tăng và các con sông nhỏ.
M60 AVLB qua sông
Phà tự hành EFA
Chiếc phà gấp trên khung gầm bánh xích này là một khí tài không thể thiếu khi vượt các con sông lớn. Chỉ cần ghép nối một vài chiếc phà lại với nhau là đã có được một cây cầu phao đầy đủ để các khí tài nặng đi qua.
Máy đào hào TMK
Đào hào bằng xẻng cuốc và sức người không phải là biện pháp hiệu quả nhất. Các kỹ sư Xô Viết biết như vậy nên đã sáng chế ra cỗ máy đào hào TMK với chiếc bánh xúc khổng lồ.
Nếu một tổ bộ binh cơ giới với cuốc xẻng phải mất 2-3 ngày mới đào xong được một đoạn chiến hào thì chiếc máy này chỉ mất có 20 phút, hơn nữa lại rất đều và đẹp.
Xe công binh chiến đấu "Trojan (Avre)
Chiếc xe công binh chiến đấu của lực lượng công binh Hoàng gia Anh "Trojan" được chế tạo trên khung gầm xe tăng Challenger 2, nhưng ở vị trí tháp pháo là một cánh tay máy xúc đa dụng có thể đào, nhấc và kéo.
Phía trước là những chiếc "mỏ cày". Khi Avre đi đầu đội hình thì những chiếc mỏ cày này sẽ kích nổ các loại mìn do đối phương cài cắm, đảm bảo an toàn cho các khí tài và binh lính đi sau.
Ngoài ra chúng còn có tác dụng dọn dẹp phát quang những khoảng rừng hoặc các khu vực khó vượt qua khác. Tùy thuộc điều kiện chiến đấu Trojan có thể được lắp máy phá mìn Python.
Xe phá mìn M1 Grizzly
M1 Grizzly của Mỹ được lắp trên khung gầm xe tăng M1. Nó có một cánh tay - gầu xúc dạng ống lồng ở trên tháp, còn phía trước xe là lưỡi gạt dùng để ủi đất và quét mìn.
Chiếc xe nguyên mẫu có những thông số kỹ-chiến thuật hết sức ấn tượng: lội sâu 1,22 m, vượt qua hào rộng 2,28 m và thậm chí là leo được dốc 30 nhưng M1 Grizzly chưa bao giờ được sử dụng trong biên chế của quân đội Mỹ.
Theo Soha News
Israel bắt thiếu niên Palestine tấn công binh sỹ bằng dao Cảnh sát Israel đã bắt giữ một thiếu niên người Palestine dùng dao tấn công và làm bị thương nhẹ một binh sỹ nước này tại Tel Aviv. Lực lượng cảnh sát Israel. (Nguồn: latimes) Ngày 30/5, cảnh sát Israel cho biết đã bắt giữ một thiếu niên người Palestine dùng dao tấn công và làm bị thương nhẹ một binh sỹ nước...