Xe con lăn bánh phải có 3 tem: Không thể gộp chung làm 1
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định không gộp tem kiểm định, tem thu phí sử dụng đường bộ và nhãn năng lượng cho xe ô tô con loại từ 7 chỗ trở xuống, bởi 3 loại tem này có mục đích và ý nghĩa sử dụng khác nhau.
Dự thảo Thông tư quy định dán nhãn năng lượng đối với ô tô con từ 7 chỗ trở xuống mà Bộ GTVT vừa đưa ra, quy định việc kiểm tra, chứng nhận mức tiêu hao nhiên liệu và dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại từ 7 chỗ trở xuống sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.
Theo đó, các loại xe thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư phải thực hiện việc đăng ký, kiểm tra, chứng nhận mức tiêu hao nhiên liệu và dán nhãn năng lượng trước khi cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu đưa xe ra thị trường tiêu thụ. Thông tư này dự kiến sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2015.
Với nội dung nói trên, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên gộp tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tem thu phí sử dụng đường bộ và nhãn năng lượng làm một.
Tuy nhiên, trong thông cáo phát đi chính thức chiều tối ngày 8/4, Bộ GTVT lý giải: Hiện các phương tiện xe cơ giới đủ điều kiện hoạt động trên hệ thống giao thông đường bộ phải được dán 2 loại tem cơ bản trên phương tiện là tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tem thu phí sử dụng đường bộ.
Video đang HOT
“Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường là tem xác nhận về tình trạng kỹ thuật của phương tiện đảm bảo an toàn để tham gia giao thông, được thực hiện dán lên xe thông qua các lần kiểm định định kỳ. Còn tem thu phí sử dụng đường bộ là tem xác nhận phương tiện đã đóng phí bảo trì đường bộ. Việc thu phí đường bộ được thực hiện theo các khoảng thời gian khác nhau (có thể mua theo tháng, quúy, năm tùy theo đối tượng) và khác với chu kỳ của tem kiểm định” – Thông tư nêu rõ.
Nhãn năng lượng, Bộ GTVT cho biết, thực hiện theo Luật năng lượng, được dán cho xe ô tô con loại từ 7 chỗ chở xuống trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, chỉ có ý nghĩa thông tin cho người tiêu dùng về mức tiêu thụ nhiên liệu của xe khi mua mà không có ý nghĩa trong lưu hành.
Do mục đích, ý nghĩa và tính pháp lý khác nhau nên Bộ GTVT khẳng định không thể gộp chung tem kiểm định, tem thu phí sử dụng đường bộ và Nhãn năng lượng thành một loại.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài: "Phá giá" đòi tăng phí gấp đôi!
Sau hơn 3 năm thu phí hoàn vốn BOT tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, Vietrancimex 8 kiến nghị tăng mức phí lên gấp 2 lần đối với xe dưới 12 chỗ khi qua trạm. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã bác bỏ kiến nghị này.
Theo kiến nghị của Công ty cổ phần BOTVietrancimex 8 gửi lên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính, mức phí cơ bản tăng lên 2 lần thay vì 1,5 lần theo quy định của hợp đồng, tức là xe 12 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải nộp phí 20.000 đồng/lượt thay vì 10.000 đồng như hiện nay.
Vietrancimex 8 cho biết, theo quy định mới tại Thông tư 159/2013/TT-BTCcó hiệu lực từ ngày 1/1/2014, biểu phí của xe dưới 12 chỗ ngồi trong khung từ 15.000 - 52.000 đồng, trong đó năm 2014 áp dụng không quá 2,5 lần. Nhưng từ khi thông tư 159 có hiệu lực, Vietrancimex 8 vẫn chưa áp dụng mức phí 15.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ và vẫn thu 10.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ.
Với lí lẽ trên, Vietrancimex 8 đề nghị cho tăng mức thu phí lên 1,333 lần so với mức khung tối thiểu (15.000 đồng theo Thông tư 159), tức là tăng lên 20.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ trong hai năm 2014-2015.
Các phương tiện qua trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài đang phải nộp phí để hoàn vốn cho dự án BOT cách đó tới 40km
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã lập tức bác bỏ kiến nghị của Vietrancimex 8 và cho rằng: Theo hợp đồng BOT được ký giữa Tổng cục Đường bộ với Vietracimex 8, mức phí 2 năm đầu bằng mức quy định là 10.000 đồng cho xe dưới 12 chỗ ngồi, từ năm thứ 3 (tức năm 2014) được tăng 1,5 lần so với quy định. Vì vậy, đề nghị điều chỉnh mức thu phí tăng lên 20.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ ngồi lên gấp 2 lần là không đúng quy định trong hợp đồng đã ký.
Hiện tại Vietracimex 8 đang thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài để hoàn phí cho dự án Quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được đầu tư theo hình thức BOT. Dự án có tổng mức đầu tư gần 616 tỷ đồng và Vietrancimex 8 được thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài trong vòng 16 năm 10 tháng 11 ngày. Trong đó, thời gian thu phí để hoàn vốn là 12 năm 10 tháng 11 ngày, kể từ ngày 1/1/2011, thời gian thu phí thêm cho nhà đầu tư là 4 năm. Hiện, Vietracimex 8 đã thu phí hoàn vốn được 3 năm 2 tháng.
Trên thực tế, phí thu tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài nhằm hoàn vốn cho tuyến đường tránh TP Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc (dự án cách trạm tới 40km), tức là các phương tiện không lưu thông qua tuyến đường tránh TP Vĩnh Yên cũng phải trả phí để hoàn vốn BOT cho nhà đầu tư Vietrancimex 8.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ này và UBND TP Hà Nội đã nhiều lần có ý định di chuyển trạm này đến vị trí mới trên Quốc lộ 2 cho phù hợp với dự án BOT - thu phí trên tuyến đường được trực tiếp đầu tư. Tuy nhiên, Vietrancimex 8 không đồng ý di chuyển vì cho rằng khả năng thu hồi vốn sẽ bị kéo dài và ảnh hưởng đến quyền lợi. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với Vietrancimex 8 để tiến tới một thỏa thuận chung.
Về kiến nghị tăng phí qua trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài của Vietrancimex 8, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định việc tăng giá vé tại trạm này phải được thực hiện theo lộ trình của hợp đồng BOT đã ký, thậm chí nếu có di chuyển trạm này về vị trí mới trên Quốc lộ 2 thì việc tăng giá vé vẫn sẽ thực hiện theo đúng lộ trình hợp đồng là tăng trong khung 1,5 lần chứ không phải 2 lần như kiến nghị của Vietrancimex 8.
Được biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam khảo sát lại lưu lượng phương tiện qua trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, nếu lưu lượng xe qua đây tăng hơn so với mức dự kiến thì chưa cho phép nhà đầu tư tăng phí, còn nếu lưu lượng xe giảm thì sẽ tính toán cho tăng. Tuy nhiên, mức tăng phải tuân thủ theo lộ trình của hợp đồng đã ký, không thể "xé rào" vượt quy định.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng "cứu" đường, vẫn cần 7.000 tỷ bảo trì Xe quá tải là nguyên nhân trực tiếp phá hoại mặt đường, song mặc dù việc kiểm soát tải trọng được thực hiện rốt ráo vẫn cần 7.000 tỷ để sửa đường. Theo báo cáo của văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, năm nay dự kiến sẽ có hơn 7.000 tỷ đồng để chi cho bảo trì, sửa chữa đường...