Xe chở Phó chủ tịch TP.HCM Lê Hòa Bình gặp tai nạn trên cao tốc
Xe 7 chỗ đang lưu thông trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đoạn qua huyện Bến Lức (Long An) thì bị nổ lốp rồi lật ngang khiến Phó chủ tịch TP.HCM Lê Hòa Bình bị thương.
Hiện trường xe chở Phó chủ tịch TP.HCM Lê Hòa Bình gặp tai nạn .Ôtô đang chạy trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương (Long An) thì bị nổ lốp rồi lật ngang. Tai nạn khiến ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, bị thương.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 7h30 ngày 29/3, trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đoạn qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
Thời điểm trên, ôtô 7 chỗ chạy trên cao tốc Trung Lương hướng về Tiền Giang. Khi đến Km 21 700 (huyện Bến Lức), phương tiện này bị nổ lốp và lật ngang.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: A.N.
Một nguồn tin cho biết phương tiện gặp nạn do tài xế Nguyễn Quang Vinh cầm lái chở ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, và ông Dương Tấn Trước đi công tác. Sau tai nạn, 3 nạn nhân trên xe bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu.
CSGT đang phối hợp với cơ quan quản lý đường cao tốc và nhà chức trách tỉnh Long An, xử lý hiện trường, điều tra nguyên nhân tai nạn.
Vụ việc khiến giao thông trên cao tốc này hướng về miền Tây ùn tắc nghiêm trọng.
Xe cộ nhích từng chút trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương, hướng về miền Tây. Ảnh: N.A.
Ông Lê Hòa Bình được phân công làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM từ tháng 12/2020. Một năm sau, ông Bình được phân công Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM.
Ông Bình ở quê xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trình độ chuyên môn kỹ sư xây dựng, thạc sĩ kỹ thuật, cử nhân kinh tế. Trình độ Cao cấp Lý luận chính trị.
Phó chủ tịch Thường trực có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo, giải quyết hồ sơ, phân công phó chủ tịch, ủy viên UBND thành phố tham dự các hoạt động của các cơ quan Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND, các cơ quan, đơn vị thuộc TP.HCM.
Ông trực tiếp chỉ đạo Văn phòng UBND thành phố và lĩnh vực quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị; xây dựng khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía đông TP.HCM gắn với xây dựng TP Thủ Đức, khu đô thị mới Thủ Thiêm; quản lý đất đai – tài nguyên và môi trường; giao thông, vận tải, cấp thoát nước; quản lý nhà…
Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM cũng được giao trực tiếp chỉ đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý của nhiều Khu đô thị, dự án, và nhiều doanh nghiệp Nhà nước; TP Thủ Đức, quận Phú Nhuận, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn
Vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc Trung Lương, đoạn qua huyện Bến Lức, Long An. Ảnh: Google Maps.
TP.HCM lên phương án cải tạo, chỉnh trang chợ Bến Thành
Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM ông Lê Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành liên quan tiến hành cải tạo, chỉnh trang lại chợ Bến Thành.
Nguồn kinh phí được dùng cho việc thiết kế là từ nguồn vốn xã hội hóa.
Chợ Bến Thành sẽ được cải tạo lại. Ảnh ĐÌNH SƠN
Cụ thể, ông Lê Hòa Bình đã cơ bản thống nhất với ý tưởng cải tạo, chỉnh trang chợ Bến Thành theo đề xuất của Công ty TA Landscape (đơn vị tư vấn thiết kế). Giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thành phố phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế nhằm triển khai ý tưởng chi tiết hơn, báo cáo UBND TP trước ngày 28.2. Giao UBND quận 1 phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thành phố, đơn vị tư vấn triển khai thực hiện phương án thiết kế chi tiết.
Trong đó phải thống kê có bao nhiêu gian hàng và tiểu thương kinh doanh trong chợ, các nội dung đề xuất thay mới, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang hoặc trùng tu: Nền chợ, hệ thống cấp, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy.
Kiểm định hệ thống kết cấu chịu lực của mái và hệ thống tường bao, điều chỉnh chiều cao mái để thông thoáng và lấy sáng, lợp mái ngói thay thế mái tôn giả ngói hiện trạng, quảng cáo điện tử, trùng tu 4 cổng chính...
Vẽ thiết kế chi tiết modul các gian hàng (sẽ thực hiện sau khi hoàn thành công tác cải tạo chỉnh trang chợ, tiểu thương tự bỏ kinh phí làm theo thiết kế để đảm bảo đồng bộ), dự toán chi phí thực hiện.
Trong quá trình thực hiện cần lấy ý kiến của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Công thương và Trung tâm Bảo tồn di tích (Sở Văn hóa và Thể thao) để hoàn thiện phương án, gửi Sở Xây dựng trước ngày 28.2 để tổng hợp báo cáo trình thường trực UBND TP xem xét.
Đối với Sở Xây dựng, ông Lê Hòa Bình giao thẩm định về công tác kiểm định kết cấu, chất lượng hiện trạng công trình và hồ sơ thiết kế cải tạo chỉnh trang chợ Bến Thành, tổng hợp báo cáo đề xuất, trình Thường trực UBND TP xem xét thông qua phương án thiết kế chi tiết trước ngày 8.3.
Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng của TP.HCM, nơi du khách, nhất là khách nước ngoài ghé thăm, mua sắm. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, với diện tích 13.056 m.
Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành (tên gọi chính thức vẫn được sử dụng cho đến ngày nay).
Hiện chợ Bến Thành nằm ở khu vực trung tâm TP.HCM, giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang. Chợ kinh doanh các ngành hàng gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi...
TP.HCM chấp thuận cải tạo vỉa hè xung quanh hồ Con Rùa bằng vốn xã hội hóa Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã thống nhất chủ trương nâng cấp vỉa hè xung quanh khu vực hồ Con Rùa bằng nguồn vốn xã hội hóa và giao UBND quận 3 nghiên cứu thi công công trình. UBND quận 3 đề xuất 50 tỉ đồng cải tạo vỉa hè khu vực hồ Con Rùa - Ảnh: TỰ...