Xe chở khách trá hình đưa người vào Đà Nẵng
Những ngày qua, lực lượng chức năng Đà Nẵng đã lập biên bản một số trường hợp cố tình vi phạm đi vào nội ô và cả xe chở khách trá hình cố đưa người vào thành phố.
Hướng dẫn người dân vào thành phố điền thông tin lịch trình di chuyển – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đà Nẵng đang là vùng dịch nên tất cả các tuyến đường ra vào thành phố đều bị phong tỏa và kiểm soát. Nhiều người có nhu cầu vào thành phố nhưng không chuẩn bị những giấy tờ theo yêu cầu đã phải quay về.
Hiện nay ngoài 20 chốt kiểm soát các tuyến đường ra vào thành phố do Đà Nẵng lập, hai địa phương lân cận là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cũng có chốt kiểm tra y tế để “siết” các hoạt động ra vào.
Nhiều trường hợp phải quay xe
Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ tại chốt cửa ô Hòa Phước, huyện Hòa Vang vào sáng 17-8, có rất nhiều người bị buộc phải quay lại. Do đây là tuyến quốc lộ 1 nối với Quảng Nam nên lượng người ra vào nườm nượp.
Nhân lực tại chốt này có tới hơn 10 người nhưng phải làm việc không ngớt, kể cả vào thời điểm giữa trưa. Vì Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định về việc dừng toàn bộ hoạt động vận chuyển hành khách công cộng ra vào nên người dân chỉ có thể ra vào bằng xe cá nhân.
Ông Lê Văn Minh (người dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) muốn mang đồ quê vào cho con gái trong Đà Nẵng nhưng do không có giấy tờ, nên ông buộc phải đứng chờ gần một tiếng để con gái từ trong nội thành chạy ra nhận hàng.
Tương tự ông Minh, có rất nhiều người phải hẹn gặp nhau với người nội thành ngay tại rào chắn vì không có giấy tờ thiết yếu. “Tôi tưởng mang đồ ăn cho con vào thành phố là thiết yếu nên không chuẩn bị giấy tờ” – ông Minh nói.
Theo trung tá Lê Thế Chiến (trạm CSGT cửa ô Hòa Phước, Phòng CSGT Công an Đà Nẵng, tổ trưởng chốt kiểm soát cửa ô Hòa Phước), trong những ngày qua lực lượng đã lập biên bản đối với một số trường hợp cố tình vi phạm đi vào nội ô. Đó là một số trường hợp xe chở khách trá hình cố đưa người vào thành phố.
“Một trường hợp lái xe từ Quảng Ngãi đã bị chúng tôi lập biên bản và buộc quay đầu trong sáng 17-8″ – trung tá Chiến cho biết.
Video đang HOT
Đo thân nhiệt, kiểm tra giấy tờ và… vào Đà Nẵng
Tất cả xe cộ chở người đi qua chốt này đều được kiểm tra giấy tờ, kể cả người đi vào thành phố. Riêng đối với một số xe chở hàng hóa vào thành phố, lái xe phải đăng ký các thông tin cá nhân, biển số xe, điểm đến và thời gian dự kiến ra khỏi thành phố.
Theo trung tá Lê Thế Chiến, hầu hết các trường hợp vào Đà Nẵng trong những ngày qua là người lao động tại các khu công nghiệp. Các trường hợp người dân làm việc cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì cần có giấy xác nhận của công ty, đơn vị.
Riêng những người dân khác, nếu có công việc cần thiết thì xuất trình giấy xác nhận của chính quyền xã phường nơi cư trú.
“Xe tải, hàng hóa thiết yếu được qua. Riêng đối với người không có giấy xác nhận thì buộc quay đầu. Nếu không có giấy xác nhận mà trường hợp quá đặc biệt, chúng tôi phải xin ý kiến của trung tâm ứng trực chỉ đạo COVID-19″ – ông Chiến nói.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, nhiều trường hợp vào Đà Nẵng chỉ được đo thân nhiệt và kiểm tra giấy tờ chứ không buộc phải khai báo y tế. Theo trung tá Chiến, do cách đó 1km trạm kiểm soát do tỉnh Quảng Nam thành lập đã buộc người dân làm việc này.
Vẫn có tình trạng trốn khỏi Đà Nẵng
Ngoài hơn 20 chốt kiểm soát các cửa ngõ chính ra vào Đà Nẵng, tại các tuyến đường trong vùng giáp ranh với hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế đều có chốt chặn. Đối với các tuyến đường liên thôn, xóm, lực lượng chức năng của xã phường sẽ đảm trách để đảm bảo chốt chặn 24/24h.
Tuy nhiên theo ghi nhận, việc đi qua các chốt này khá dễ dàng, chỉ cần trình bày lý do vào thôn là có thể được thông qua. Dù đã rải lực lượng chốt các đầu ngõ nhưng do có quá nhiều tuyến đường, nên nhiều người đi xe máy có thể sử dụng Google Map để “quanh quẹo” các ngóc ngách trốn chốt kiểm soát.
Do vậy việc người đi xe máy có thể lách qua “khe cửa hẹp” này đi vào thôn, từ đó tìm các đường mòn, lối mở ra khỏi Đà Nẵng là không quá khó.
Bà N.T.T. (người dân xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết đã có trường hợp 2 người đi xe máy vào thôn, sau đó cùng dắt xe qua đường ruộng lúa để vào Quảng Nam.
Trước đó, lực lượng phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phát hiện 5 thanh niên đến trái phép từ Đà Nẵng. Làm việc với lực lượng chức năng, những thanh niên này cho biết họ là người Nghệ An, làm xây dựng tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Gần đây do mất việc, gặp khó khăn nên tìm cách về quê. Để qua mặt các chốt kiểm dịch, nhóm này đi bộ qua đèo Hải Vân, sau đó lợi dụng trời tối men theo đường sắt, cố tìm cách về quê nhưng bị phát hiện.
Cả 5 trường hợp này đã bị xử lý buộc quay lại Đà Nẵng
Mục kích xe trá hình, phụ xe buýt Huế - Đà Nẵng bị 3 người đánh
"Mục kích" xe chở khách trá hình, phụ xe buýt Huế - Đà Nẵng băng qua đường mua nước uống, bất ngờ bị 3 người trên ô tô 7 chỗ đánh.
Phụ xe buýt Huế- Đà Nẵng bất ngờ bị lái xe ô tô 7 chỗ dùng tay kẹp cổ để 2 người còn lại nhặt đá và dùng chìa khóa xe đánh, chọc vào dưới mang tai và phía sau đầu
Lái ô tô 7 chỗ khống chế phụ xe buýt trên QL1 để 2 người khác đánh
Chiều 20/6, Công an thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị đang điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm vụ phụ xe buýt Huế - Đà Nẵng bị đánh.
Vụ việc xảy ra trên QL1 đoạn phía Bắc trạm thu phí Phú Bài, thuộc địa phận thị xã Hương Thủy vào khoảng 9h40 ngày 20/6.
Ông Võ Phi Cường, Đội trưởng đội xe Huế - Đà Nẵng cho biết, theo chủ trương tại buổi tiếp dân ngày 10/6 tại trụ sở tiếp công dân tỉnh Thừa Thiên - Huế do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định chủ trì thống nhất để người của đoàn xe buýt Huế- Đà Nẵng phối hợp với lực lượng liên ngành trong việc xử lý xe chở khách trá hình.
Ngày 20/6, đoàn xe buýt Huế - Đà Nẵng phối hợp cùng tổ liên ngành, đoàn xe buýt bố trí 2 người là anh Ngô Văn Sang (phụ xe buýt) và anh Đặng Văn Qúy (lái xe buýt Huế - Đà Nẵng) xuống gần trạm thu phí Phú Bài để theo dõi, báo số xe của xe chở khách trá hình cho ông Võ Phi Cường báo lại cho tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý.
Đơn cầu cứu khẩn cấp của xe buýt tuyến Huế - Đà Nẵng trước vấn nạn bùng phát xe chở khách trá hình
Sau hơn 1 giờ "mục kích" trên đoạn QL1 này, phụ xe Ngô Văn Sang băng qua bên kia đường để mua nước uống, bất ngờ bị 3 người trên ô tô 7 chỗ BKS 75A - 05175 đánh.
"Khi tôi băng sang bên kia đường để mua 2 chai nước cho tôi và anh Qúy uống, chiếc xe 7 chỗ bất ngờ tấp vào rồi nhảy xuống vờ hỏi "mi người ở đây à", tôi trả lời "dạ" thì bất ngờ người lái ô tô 7 chỗ dùng tay kẹp cổ giữ chặt tôi lại, 2 người trên xe 7 chỗ lao tới nhặt đá và dùng chìa khóa xe ô tô đánh vào phía sau đầu. Đánh tôi xong họ leo lên xe còn nói lấy "hàng" xuống mà chặt cho hắn chết luôn, rồi xe này chạy vào hướng Đà Nẵng", anh Sang cho kể.
Người dân phát hiện sự việc đã hô hoán, nhưng vì bất ngờ nên anh Quý đang bên kia đường không kịp đến can ngăn.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lực lượng Công an thị xã Hương Thủy đã đến hiện trường để điều tra vụ việc. Cơ quan Công an cũng đã tiến hành trích xuất camera tại khu vực xảy ra vụ việc phụ xe buýt bị đánh.
Ô tô 7 chỗ "bám đuôi" liên ngành, nhiều người đi xe máy xuất hiện nhằm gây áp lực...
Lực lượng liên ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra, xử lý xe chở khách trá hình tuyến Huế - Đà Nẵng
Đáng chú ý, theo phụ xe Ngô Văn Sang và một số người, chiếc xe 7 chỗ 75A - 05175 này trước đó đã chạy lui chạy tới trên đoạn QL1 này nhiều lần để theo dõi, tìm cơ hội đánh người xe buýt Đà Nẵng đang "mục kích" bên đường.
Ngoài ra, chiếc ô tô 7 chỗ khác mang BKS 75A - 14008 luôn "bám đuôi" xe của tổ công tác liên ngành đang làm việc trên QL1 đoạn qua thị xã Hương Thủy.
Ông Tôn Thất Dũng, tài xế xe buýt tuyến Huế - Đà Nẵng cho biết thêm, trong sáng 20/6, khi tổ công tác liên ngành làm việc phía bên kia đường, thì phía bên này đường có khoảng 15 người đi xe máy đứng nhằm gây áp lực. "Thấy vậy tôi xuống xe đứng tại đây, biết tôi là lái xe buýt tuyến Huế- Đà Nẵng thì có 2 người đứng sau lưng tôi và 10 người đứng trước mặt", ông Dũng kể.
"Đây là hành vi côn đồ, manh động, đánh người có tổ chức. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm vụ việc, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người trong đoàn xe buýt Huế - Đà Nẵng của chúng tôi"- ông Võ Phi Cường và những người trong đoàn xe buýt Huế - Đà Nẵng cho hay.
Trong 3 ngày đầu triển khai, liên ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xử lý gần 20 xe chở khách trá hình tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại
Do bị đánh mất nhiều máu, đến chiều 20/6 anh Sang vẫn đang bị choáng và đang tiếp tục được theo dõi tại nhà.
Vụ việc người của xe buýt Huế - Đà Nẵng bị đánh xảy ra sau gần 3 ngày lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai kế hoạch phối hợp liên ngành, "bắt nóng" gần 20 trường hợp ô tô loại 7 chỗ chở khách trá hình tuyến Huế - Đà Nẵng.
Chiều 20/6, liên ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế xác nhận thông tin về việc bị ô tô 7 chỗ "bám đuôi", nhiều người đi xe máy xuất hiện nhằm báo chốt, gây áp lực... Đồng thời cho biết, lực lượng liên ngành cũng nắm được việc xuất hiện xe 7 chỗ vờ hoạt động chở khách, thậm chí thả khách xuống dọc đường nhằm... bẫy quê tổ công tác.
"Hiện chúng tôi đang tiếp tục triển khai kế hoạch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cần thiết sẽ đề nghị tăng cường sự hỗ trợ của các lực lượng khác", liên ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định.
Kiều nữ ma túy che giấu thân phận như thế nào? Tâm làm nghề chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức để che giấu hoạt động mua bán ma túy. Những bất minh về thời gian, tiền bạc từ nguồn lợi ma túy đã "vạch trần" hot girl xinh đẹp này. Đại tá Nguyễn Viết Cử, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng TP.Đà...