Xe chở hàng, xe đưa rước công nhân ra vào TP.HCM thế nào khi thực hiện chỉ thị 16?
Tối 7-7, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có phương án tổ chức giao thông cho các phương tiện lưu thông trong vùng Đông Nam Bộ trong thời gian TP.HCM giãn cách xã hội từ 0h ngày 9-7.
Xe chở hàng hóa, xe đưa rước sẽ được cấp mã QR – Ảnh: THU DUNG
Theo đó, các xe tải phục vụ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, phục vụ sản xuất kinh doanh; xe chở công nhân, xe vận chuyển hàng hóa đến các cảng sẽ được cấp các giấy nhận diện nhằm đẩy nhanh lưu thông hàng hóa.
Các đơn vị gửi danh sách các thông số của phương tiện và gửi đến hộp thư điện tử (sogtvthcm.gov.vn) hoặc qua tài khoản Zalo (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) để được xem xét giải quyết.
Trong thời gian 1 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải TP sẽ giải quyết và thông báo phiếu nhận diện (có mã tra cứu QR) tương ứng với mỗi xe.
Kết quả giải quyết sẽ gửi đến các đơn vị đầu mối qua hộp thư điện tử, qua trục gửi nhận văn bản số hóa hoặc qua tài khoản Zalo. Các đơn vị tự in thông báo và phiếu nhận diện và mang theo khi lưu thông. Đối với giấy nhận diện, các đơn vị tự in ra và đóng dấu treo của đơn vị, để phía trước lái xe để các đơn vị dễ nhận diện.
Sở yêu cầu các tài xế và chủ xe phải đi theo đúng lộ trình và mục đích, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và địa phương, đặc biệt, khi đi đường tài xế phải được xét nghiệm và có kết quả âm tính.
Khi đi, tài xế phải mang theo thông báo, giấy nhận diện xe, các giấy tờ liên quan và các quy định về giao thông đường bộ; và phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng kiểm soát, lực lượng chức năng trên đường bộ.
Thông qua mã QR trên giấy nhận diện, các đơn vị chức năng có thể sử dụng phần mềm để quét mã QR, qua đó sẽ kết nối với phần mềm của Sở Giao thông vận tải và hiện đầy đủ thông tin liên quan đến phương tiện.
Video đang HOT
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, kể từ ngày 9-7, các xe lưu thông quá cảnh qua thành phố đi theo 4 lộ trình cụ thể như sau:
- Hướng đi từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) đi tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và ngược lại:
Lộ trình 1: Quốc lộ 1 Quốc lộ 62 Quốc lộ N2 Tỉnh lộ 8 Huỳnh Văn Cù Quốc lộ 13 tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.
Lộ trình 2: cao tốc TP.HCM – Trung Lương Quốc lộ 1 Quốc lộ 13 tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.
- Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Đồng Nai và ngược lại:
Lộ trình 1: Quốc lộ 1 Quốc lộ 62 Quốc lộ N2 Tỉnh lộ 8 Huỳnh Văn Cù Quốc lộ 13 Phú Lợi Mỹ Phước – Tân Vạn Quốc lộ 1K tỉnh Đồng Nai.
Lộ trình 2: Quốc lộ 1 Quốc lộ 1K tỉnh Đồng Nai.
- Hướng lưu thông từ các tỉnh miền Tây (tỉnh Long An) về tỉnh Tây Ninh và ngược lại:
Lộ trình 1: Quốc lộ 1 Quốc lộ 62 Quốc lộ N2 ĐT 825 ĐT 822 Tỉnh lộ 7 Quốc lộ 22 tỉnh Tây Ninh.
Lộ trình 2: Quốc lộ 1 Quốc lộ 22 tỉnh Tây Ninh.
- Hướng lưu thông từ tỉnh Tây Ninh về tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ngược lại:
Lộ trình 1: Quốc lộ 22 Tỉnh lộ 8 Huỳnh Văn Cù Quốc lộ 13 Phú Lợi Mỹ Phước – Tân Vạn ĐT 743A cầu Đồng Nai Quốc lộ 51 tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Lộ trình 2: Quốc lộ 22 Quốc lộ 1 cầu Đồng Nai Quốc lộ 51 tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chủ tịch TP.HCM: 'Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ để chống dịch'
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngay sau khi công bố quyết định giãn cách TP.HCM theo chỉ thị 16, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chia sẻ đây là quyết định rất quan trọng với TP thời điểm này.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về việc nhấn mạnh tại cuộc họp rằng "coi đây là cuộc chiến thật sự", ông Nguyễn Thành Phong nói: "Tôi mong mỗi người dân hãy là một chiến sĩ trong cuộc chiến chống dịch lần này. Đồng lòng cùng thành phố, tuân thủ quy định để chúng ta cùng nhau đi qua dịch bệnh".
Nhắn nhủ với người dân thành phố, ông Nguyễn Thành Phong nói ông rất hiểu nỗi lo lắng của người dân thành phố lúc này, nhất là việc cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, ông đề nghị người dân không chen lấn đổ xô đi mua hàng tích trữ.
"Tôi cam kết là thành phố không thiếu hàng hóa cung ứng cho người dân và sẽ không có việc khan hiếm hàng hóa, nhu yếu phẩm. Người dân hãy yên tâm", ông khẳng định.
Ảnh: NGỌC THÀNH
Trước đó, chiều tối 7-7, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố một số nội dung chỉ đạo quan trọng về công tác chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Theo đó, khi một người mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người; chủng biến thể Alpha có thể lây cho 7 người khác, thì chủng biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%.
Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch.
Do đó áp dụng chỉ thị số 16 của Thủ tướng 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7-2021.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
10.000 nhân viên y tế được huy động chống dịch tại TP.HCM Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế trên cả nước sẽ lập thành 24 đoàn công tác, cùng "chia lửa" Covid-19 với TP.HCM. Chiều muộn 7/7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp về tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM và 7 địa phương phía Nam. Ông Long nêu rõ...