Xe chở hàng vào Cần Thơ phải đăng ký trước
Trước khi chở hàng vào TP Cần Thơ, đơn vị vận tải phải liên hệ cơ quan chức năng để đăng ký nơi nhận, thời gian xe đến, tên và số điện thoại của tài xế cũng như người đi cùng.
Ngày 21/8, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè ký văn bản gửi các sở, ngành, địa phương với doanh nghiệp vận tải về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và bảo đảm hoạt động vận chuyển lưu thông, phân phối hàng hóa.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ yêu cầu từ 23/8, tất cả phương tiện vận chuyển hàng hóa tiêu dùng, xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh… từ các tỉnh, thành khác đến Cần Thơ để giao nhận hàng hóa phải đăng ký trước. Nếu không thực hiện, lực lượng làm nhiệm vụ sẽ không cho phương tiện vào Cần Thơ.
“Phương tiện đến TP Cần Thơ giao nhận hàng hóa đều phải tập trung giao nhận tại các điểm tập kết, trung chuyển. Trường hợp hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng nguyên đai, nguyên kiện cần phải đến trực tiếp tại kho bãi của nơi nhận, thì có thể đổi sang người lái cư trú tại Cần Thơ”, công văn nêu rõ.
Video đang HOT
CSGT kiểm tra mã luồng xanh của xe vận chuyển hàng hóa vào TP Cần Thơ. Ảnh: Nhật Tân.
Trao đổi với Zing , Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ Lê Tiến Dũng cho biết nơi để doanh nghiệp vận tải hàng hóa đăng ký giao, nhận hàng sẽ do đơn vị thông báo. Nội dung đăng ký gồm nơi đi (nơi giao hàng hóa), nơi đến (nơi nhận hàng hóa), dự kiến thời gian đến Cần Thơ, biển số phương tiện vận tải, tên và số điện thoại của tài xế, người đi cùng.
Theo ông Dũng, Sở GTVT Cần Thơ đang họp với lãnh đạo các sở, ngành để thống nhất nơi đăng ký giao, nhận hàng hóa để có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp.
Ngày 21/8, TP Cần Thơ có thêm 76 F0. Trong đó, 12 ca phát hiện qua sàng lọc cộng đồng, 49 người trong khu cách ly, còn lại ở khu vực phong tỏa và sàng lọc từ cơ sở y tế. Như vậy, từ ngày 8/7 đến nay, TP Cần Thơ ghi nhận trên 3.713 F0 và đã có trên 1.925 người mắc Covid-19 được điều trị khỏi bệnh.
Cần Thơ nhiều đơn vị, doanh nghiệp qua thẩm định được phép hoạt động trở lại
Ngày 19/8, ông Nguyễn Thái Bảo, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cho biết, sau khi quận có thông báo yêu cầu các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có phương án kế hoạch "vừa cách ly, vừa sản xuất" tạm ngừng hoạt động, đến nay đã có hơn 122 đơn vị gửi phương án và cơ quan chức năng thẩm định đạt yêu cầu, được chấp thuận cho tiếp tục hoạt động.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Ấn Độ Dương tại KCN Thốt Nốt (Cần Thơ). Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Trước đó, vào ngày 13/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 quận Ninh Kiều có thông báo yêu cầu 101 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tạm ngừng hoạt động; trong đó, có 28 chi nhánh, phòng giao dịch của nhiều ngân hàng.
Theo UBND quận Ninh Kiều, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 quận đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai đến các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn khẩn trương xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp nghi mắc, mắc COVID-19 tại nơi làm việc.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát hồ sơ, văn bản có liên quan và kiểm tra thực tế việc thực hiện phương án "vừa cách ly, vừa sản xuất" tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận, Ban Chỉ đạo quận Ninh Kiều nhận thấy vẫn còn nhiều đơn vị thực hiện chưa đảm bảo phù hợp theo hướng dẫn, một số trường hợp qua kiểm tra của đơn vị chuyên môn quận là không đạt yêu cầu và có đơn vị không thực hiện việc lập kế hoạch và phương án, gửi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định trước khi tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Sau khi quận Ninh Kiều có văn bản nêu trên, từ ngày 14/8, nhiều công ty, doanh nghiệp đã liên tục gửi phương án về cho quận. Theo thông báo mới nhất của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 quận Ninh Kiều do ông Nguyễn Thái Bảo, Phó Chủ tịch UBND ký vào ngày 18/8, có thêm 42 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được thẩm định đạt phương án kế hoạch "vừa cách ly, vừa sản xuất", được tiếp tục hoạt động.
Như vậy, từ 15/8 đến 18/8, qua 5 đợt thẩm định, có 122 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Ninh Kiều đảm bảo các phương án phòng, chống dịch, được cơ cơ quan chức năng cho phép tiếp tục kinh doanh, bao gồm 28 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng nằm trong thông báo tạm ngừng.
Theo ông Nguyễn Thái Bảo, trong danh sách doanh nghiệp được yêu cầu tạm ngừng thì có doanh nghiệp không bổ sung phương án mà ngưng luôn. "Còn tất cả các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động thì họ đều chấp hành xây dựng kế hoạch và phương án xử trí khi có nghi ngờ hoặc có dịch bệnh tại đơn vị", Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều thông tin.
Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Cần Thơ, các ngân hàng đã xây dựng phương án hoạt động trong tình hình dịch bệnh. Ngay trong ngành ngân hàng cũng có 2 văn bản chỉ đạo phải xây dựng phương án dự phòng. Nếu trường hợp phòng giao dịch hay điểm giao dịch có ca F0 mà bị Trung tâm kiểm soát bệnh tật yêu cầu đóng cửa thì phải có chỗ hoạt động nên đơn vị nào có phương án.
Tuy nhiên, những chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nằm trong danh sách tạm ngừng của quận Ninh Kiều do không gửi cho quận. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Cần Thơ đã cho rà soát và chỉ đạo các đơn vị này nộp phương án.
Ảnh: Cận cảnh Trung tâm Hồi sức điều trị COVID-19 tại Cần Thơ Việc đưa vào hoạt Trung tâm hồi sức quốc gia điều trị COVID-19 tại Cần Thơ có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực ĐBSCL. Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia điều trị COVID-19 đặt tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa c đi vào hoạt động ngày 16/8. Đây là 1 trong 12 trung tâm...