Xe chở gạch cồng kềnh chết máy giữa đường, CSGT không phạt mà đẩy giúp
Thấy xe ba gác chở gạch bị chết máy giữa ngã tư, một cảnh sát giao thông (CSGT) đang trực gần đó liền cùng tài xế đẩy tới khu vực vắng để chờ người tới sửa.
Thiếu tá Nguyễn Thanh Sơn đẩy xe cho người dân – Ảnh: LÊ PHAN
Sự việc trên được chúng tôi bắt gặp tại giao lộ Ung Văn Khiêm – quốc lộ 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM sáng 9-10. Lúc này chiếc xe ba gác chở gạch xây dựng của một người dân đang chạy trên đường thì đột ngột chết máy nằm chắn giữa giao lộ.
Video đang HOT
Đang giờ cao điểm, dòng xe phía sau bị ùn ứ theo. Thiếu tá Nguyễn Thanh Sơn, thuộc Đội CSGT Hàng Xanh, Phòng CSGT Công an TP.HCM, đang trực gần đó quan sát thấy liền chạy tới để hỗ trợ. Cả xe gạch nặng được đẩy bộ tới vỉa hè gần đó để chờ sửa chữa.
“Thấy anh tài xế ba gác loay hoay chưa biết sao thì anh cảnh sát chạy tới, thoạt đầu tôi nghĩ anh này sẽ bị phạt do xe ba gác chở cồng kềnh, nhưng anh cảnh sát trên ra hiệu cho tài xế chỉnh lái còn anh ấy thì lúi húi phía sau đẩy cho chiếc xe đi tới. Sau sự việc tự nhiên tôi thấy có thiện cảm nhiều hơn với các CSGT”, một người dân chứng kiến chia sẻ.
Theo Tuoitre.vn
Không tìm ra người làm giả nên khó xử lý
Một kiểm sát viên VKSND TP.HCM cho biết có rất nhiều trường hợp các cơ quan công chứng và UBND các cấp chứng thực, sao y, công chứng... nghi ngờ, phát hiện giấy tờ giả thì chuyển công an giải quyết, xử lý, đề nghị khởi tố.
Thực tế có nhiều trường hợp công an đã khởi tố vụ án làm giả giấy tờ nhưng không tìm được bị can nên phải tạm đình chỉ. Lý do là khi được mời làm việc, người liên quan khai rằng do nhà, đất chưa có chủ quyền nên ủy quyền cho dịch vụ đi hợp thức hóa nhà, đất thay mình. Đến ngày hoàn tất hồ sơ, có chủ quyền ra công chứng thì mới phát hiện giả. Họ không biết ai làm giả giấy tờ.
Đặc biệt đối với giấy đăng ký ô tô, xe máy thì CCV, UBND phường chứng thực việc mua bán, sang tên... Khi người mua đến đội CSGT để làm thủ tục đăng ký thì CSGT phát hiện nên dừng việc đăng ký lại và chuyển cơ quan CSĐT khởi tố tội làm giả con dấu, tài liệu... nhưng gần như không tìm ra được người nào làm giả các giấy tờ đó. Người đi đăng ký xe khai mua xe giấy tay, không biết ai là chủ xe, không biết ai làm giả giấy tờ. Các quận, huyện rất nhiều trường hợp như vậy nhưng hầu như không xử lý được.
Căn cước công dân của bà N. bị công chứng viên phát hiện là giả.
Hiện có một vụ giấy tờ giả đang vướng như sau: Một công ty mua chiếc ô tô hiệu Zace của ông B. Ông B đã nhận ủy quyền toàn bộ từ bà C. Ông B ký hợp đồng tại công chứng bán xe cho công ty. Công ty đi đóng thuế trước bạ xe xong thì đến điểm đăng ký xe tại Đội đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Công an TP.HCM (282 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh) nộp hồ sơ sang tên.
Tuy nhiên, mọi việc ách tắc do giấy đăng ký xe là giả. Ông B nói nhận ủy quyền tại công chứng hợp pháp. Còn bà C. trình bày giấy tờ xe ở trong xe, bà mua bán xong thì chuyển cho chủ mới, không thể biết là giấy tờ giả. Thực tế kiểm tra số khung, số máy trùng khớp với hồ sơ gốc nhưng do giấy đăng ký xe giả nên chưa thể làm thủ tục sang tên. Hai năm nay xe được lưu hành bằng giấy biên nhận của Đội đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Ở huyện Củ Chi đang tiếp nhận, xử lý tin báo do Sở Tư pháp chuyển đến trường hợp một căn nhà mua bán hai lần.
Hành vi có dấu hiệu của tội lừa đảo, làm giả giấy tờ nếu thực tế chủ nhà cầm cố ngân hàng nhưng làm giả giấy tờ nhà để mua bán. Còn nếu chủ nhà vẫn ở trong nhà, hồ sơ chỉ có một bộ đem đi công chứng mua bán được coi như là bản chính.
Khi ra công chứng phát hiện giả, họ không biết ai làm giả thì không thể xử lý hình sự hay xử phạt gì được.
PHƯƠNG LOAN
Theo PLO
Mở đợt cao điểm tổng kiểm soát phương tiện vi phạm Chiều 14-7, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (PC08) - Công an TPHCM cho biết, từ ngày 15-7, đơn vị mở đợt cao điểm tổng kiểm soát, xử lý ô tô chở khách, ô tô vận tải container và mô tô vi phạm luật giao thông trên địa bàn thành phố. Đợt tổng kiểm soát phương tiện kéo dài đến...