Xe chở đồ gỗ bốc cháy khi đang lưu thông
Sự cố xảy ra vào trưa 5/6 trên đường Điện Biên Phủ, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM.
Lực lượng cứu hỏa nô lực dâp lửa ở thùng xe
Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, chiếc xe tải do tài xế Nguyễn Văn Hận điều khiển chở đầy đồ gô nội thất đi giao hàng. Khi xe chạy trên đường Điện Phủ thì anh Hận nhìn qua kính chiếu hậu thấy khói bốc nghi ngút từ thùng xe. Mở thùng xe kiêm tra, anh Hân hoảng hôn thấy khói lửa đang bùng cháy dữ dội bên trong thùng, thiêu rụi sô hàng bằng gô.
Với sự hô trợ dâp lửa của người dân và lực lượng cứu hỏa, ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt nhưng sô hàng bằng gô đã bị thiêu rụi hoàn toàn.
Thùng hàng bị thiêu rụi
Anh Hận cho biết, số đồ nội thất trên được chở đi giao cho khách hàng tại Bình Dương.
Theo Dantri
Cách phòng cháy xe trong mùa hè
Hàng loạt vụ xe cháy nổxe máy vàô tô khiến cho nhiều người sử dụng xe lo lắng, bất an. Có những vụ xe đang chạy bỗng nhiễn cháy đùng đùng hoặc xe đang để trong gara cũng tự nhiên bị "bà hỏa" thiêu rụi.
Video đang HOT
Để có thể tự giảm thiểu rủi ro và thiệt hại khi sử dụng xe, nhất là trong thời điểm nóng nắng bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng ngừa cháy xe sau đây:
Xe máy bốc hỏa giữa đường
Nguyên nhân cháy xe:
Do chập điện: Nếu dây dẫn có sức chịu tải nhở, dây dẫn bị bị hở, đứt do tiếp xúc với vật nóng, chuột cắn, quá tải trong hệ thống như cháy đèn, kẹt bơm xăng, do lắp thêm hệ thống bảo vệ, thay thế đèn nguyên bản bằng đèn có công suất lớn hơn... sẽ làm hệ thống điện phát sinh nguồn nhiệt, nguồn lửa gây cháy.
Nếu như rơ le phát sinh tia lửa điện trong quá trình làm việc, nứt dây cao áp, lỏng đầu chụp bugi hoặc nhiệt độ sinh ra từ bộ sạc điện lớn, tản nhiệt không tốt sẽ dẫn đến dễ chập điện.
Do rò rỉ xăng dầu:
Hệ thống dẫn nhiên liệu bị rò rỉ khiến phương tiện bị cháy nổ khi gặp nguồn nhiệt (nguồn lửa hay tia lửa điện). Việc rò rỉ nhiên liệu xảy ra khi đường ống dẫn nhiên liệu từ bình chứa tới chế hòa khí, vòi phun bị hở; kim ba cạnh trong buồng phao của bộ chế hòa khí bị mòn, đóng không kín làm xăng bị rò rỉ hoặc xe bị nghiêng khiến xăng tràn ra ngoài.
Chất dễ cháy vướng vào nơi phát nhiệt của xe:
Trong khi xe đang chạy, các vật liệu như rơm rạ, giấy, nilon, vải, hơi xăng bám vào ống xả của xe sẽ rất dễ dẫn đến cháy nổ, bởi vì trong lúc xe đang chạy, ống xả của xe thường đạt tới 400 đến 548 độ C. Có gần 80% số người đi ô tô và 90% số người đi xe máy còn rất chủ quan khi đi qua khu vực có chất dễ cháy.
Do nhiên liệu bẩn:
Nhiều cửa hàng xăng dầu đã pha chế xăng nhằm kiếm lời bất chính bằng cách sử dụng các chất phụ gia để biến xăng A83 thành A92 và 95. Điều ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của động cơ.
Do người sử dụng phương tiện giao thông chưa đúng cách:
Nhiều người sử dụng xe suốt 1 thời gian dài mà không bảo dưỡng xe, thậm chí còn độ xe, làm thay đổi kết cấu xe, thay thế phụ tùng kém chất lượng, hoặc sử dụng các chất phụ gia nhằm để tiết kiệm xăng trong thời điểm giá xăng lên cao. Tất cả những điều kể trên là những nguy cơ tiềm tàng mở đường cho "bà hỏa" ghé thăm xe máy, ô tô. Theo kết quả khảo sát của Cục Đăng kiểm có đến 50% số người đi ô tô và 85% số người đi xe máy chưa khởi hành xe đúng cách.
Hiện trường 1 vụ cháy xe ô tô
Cách phòng chống cháy xe
- Người sử dụng trước tiên nên tuân thủ lịch bảo dưỡng định kỳ, vệ sinh sạch sẽ. Với khoang máy ô tô nên thường xuyên kiểm tra. Luôn đảm bảo dầu bôi trơn và nước làm mát trong tình trạng tốt. Thực tế, chỉ có khoảng 8% số người đi xe máy và 30% số người đi ô tô thực sự quan tâm đến việc cần sử dụng và bảo hành xe.
- Nên chọn những cửa hàng xe có uy tín để bảo dưỡng và sữa chữa xe khi cần thiết. Nếu phải thay thế trang thiết bị, phụ kiện cho chiếc xe, cần xem xét kỹ nguồn gốc và các chỉ số kỹ thuật của thiết bị mới có phù hợp hay không.
- Không để các chất gây cháy nổ trong cốp xe vì nhiệt độ trong cốp xe có thể cao hơn 60 độ C - nhiệt độ có thể làm cháy, phát nổ các thiết bị, bình hóa chất đựng trong cốp như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy ảnh, nước hoa, bật lửa gas.
- Để xe máy, ô tô ở nơi râm mát, tránh những địa điểm có chất dễ cháy như rơm, cây khô, giấy vụn, hoặc khu vực có bếp nấu ăn... Cố gắng tránh đỗ xe ngay dưới trời nắng nhằm tiết kiệm nhiên liệu cũng như phòng cháy trong trường hợp xe bị rò rỉ nhiên liệu.
- Trước mỗi chuyến đi xa nên kiểm tra thật kỹ lốp xe máy và ô tô. Bởi với nhiệt độ mặt đường cao cộng với ma sát lớn khi đi ở tốc độ cao dẫn đến áp suất lốp tăng vọt rất dễ bị vỡ, nổ nếu lốp yếu.
- Khi tiếp nhiên liệu, không nên đổ quá đầy bình tránh trường hợp xăng bị tràn ra ngoài.
- Chủ động kiêm tra phát hiên và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc khi xe có dâu hiêu khác thường (khó nô, có hơi xăng, có tiêng kêu, nhiêt đô của máy cao, có mùi khét).
- Khi đê xe trong nhà, ở nơi trông giữ xe phải tắt khóa điên, đóng khóa xăng và để xa nơi có nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu) đúng chủng loại, chất lượng quy định; nên mua xăng ở các cửa hàng có uy tín, không mua xăng, dâu ở các điểm bán không được phép kinh doanh.
- Đối với ô tô cần tự trang bị các bình chữa cháy phù hợp theo quy định của Luật PCCC.
Trường hợp xấu nhất khi xe máy hoặc ô tô của bạn bỗng nhiên bốc cháy, bạn hãy gọi điện cho công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng đến xác minh nhanh nhất có thể. Hãy chụp ảnh, quay video hiện trường và xin số điện thoại của những người chứng kiến. Hiện trường vụ cháy được giữ càng nguyên vẹn càng tốt. Tất cả những điều này sẽ rất có ích khi bạn làm việc với đơn vị bảo hiểm.
Theo vietbao
Xưởng ép dầu lạc bốc hỏa sau tiếng nổ lớn Một tiếng nổ lớn phát ra gây chấn động cả khu dân cư, sau đó môt ngọn lửa bùng phát thiêu rụi xưởng ép dầu phụng (lạc) trên đường Phan Châu Trinh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam vào rạng sáng ngày 17/5. Nhiều người dân trong khu vực cho biết, vào khoảng gần 5 giờ 30 phút sáng 17/5, họ nghe một tiếng...