Xe chở bộ đội lật ngửa giữa đường, nhiều chiến sỹ bị thương
Chiếc xe quân sự chở chiến sỹ ra thao trường thì lật ngửa giữa đường khiến nhiều chiến sỹ bị thương.
Khoảng 13h30 ngày 5/5, trên quốc lộ 21A đoạn qua xã Hòa Thạch ( huyện Quốc Oai, Hà Nội), chiếc xe ô tô của một đơn vị quân đội đang chở nhiều chiến sỹ ra thao trường thì bị lật giữa đường.
Nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn, trời có mưa nhỏ, mặt đường tương đối trơn, chiếc xe quân sự khi vào cua ở ngã ba thì bị lật khiến nhiều chiến sỹ bị mắc kẹt dưới thùng xe.
Chiếc xe lật ngửa giữa đường khiến nhiều chiến sỹ bị thương.
Tại hiện trường, xe quân sự bị lật ngửa, biến dạng, phần đầu xe và thùng xe vỡ nát, các mảnh vỡ của xe cùng khí tài quân sự nằm rải rác trên mặt đường.
Người dân sau đó đã nhanh chóng gọi xe cẩu để nâng xe quân sự đưa các chiến sỹ ra ngoài.
Chiếc xe gặp nạn được xác định là của một đơn vị quân đội đóng quân trên huyện Quốc Oai. Lãnh đạo đơn vị này cho biết, vụ tai nạn không gây thiệt hại về người, một số chiến sỹ bị thương nhẹ đang được điều trị.
Video đang HOT
TRƯƠNG HUYỀN
Theo VTC
Quốc Oai, Hà Nội: Lò gạch thủ công làm khổ người dân
Từ ngày 25/9/2018, UBND TP Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu các cơ quan quản lý chấm dứt việc hoạt động của những lò gạch thủ công.
Tuy nhiên tại xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, các lò gạch sản xuất theo công nghệ lạc hậu vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, giao thông, đến cuộc sống của người dân địa phương.
Xe tải chở đất vào lò gạch được che đậy đơn sơ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông
Sống chung với ô nhiễm
Qua tìm hiểu, ghi nhận thực tế nhận thấy ở khu vực Gò Tháng Mười (thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạnh) còn 3 cơ sở sản xuất gạch thủ công là: Công ty TNHH sản xuất VLXD và TM Hoàng Long, Công ty sản xuất VLXD Đại Lộc, Công ty TNHH VLXD Hồng Thịnh.
Theo quan sát, các lò gạch ở đây vẫn hoạt động rầm rộ. Trên các cột ống lò, khói thải màu trắng dày đặc bốc lên. Điều đáng nói, các lò gạch ở khu Gò Tháng Mười cách khu dân cư của người dân xóm 3, thôn Hòa Trúc khoảng vài trăm mét. Bởi khoảng cách quá gần nên vào nhiều thời điểm, cả khu dân cư đều bị bao trùm bởi làn khói thải từ các lò gạch.
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, hoạt động của các lò gạch nơi đây cũng là nguyên nhân "băm nát" các tuyến đường giao thông trên địa bàn, đặc biệt là tuyến đê Khoang Ông. Mặc dù, tuyến đê này đang được sửa sang, nâng cấp nhưng ở những đoạn gần các lò gạch vẫn xuất hiện nhiều "ổ gà", "ổ voi", mặt bê tông đứt gãy.
Ngày ngày, hàng chục chuyến xe tải chở đất nguyên liệu, than đốt lò, gạch thành phẩm quần thảo trên đường đê để ra vào các lò gạch. Đường đê Khoang Ông chỉ cho phép tải xe có tải trọng tối đa 12 tấn hoạt động.
Thế nhưng, các xe "Hổ vồ" đã được cơi nới thùng vẫn ngang nhiên hoạt động. Bên cạnh đó, các xe chở đất không được che đậy cẩn thận, thường xuyên làm rơi đất cát xuống đường khiến các tuyến giao thông phát sinh bụi mù mịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông của người dân.
Người dân Hòa Trúc cho biết, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng không ít bởi những chiếc xe tải ra vào lò gạch. Những chiếc xe tải lớn không chỉ cày xới nát đường mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
"Ngày nắng thì đường bụi mù mịt, đi sau xe tải là bụi không nhìn thấy đường, mà ngày mưa thì đường lấm lem bùn đất, trơn trượt nên đi lại rất nguy hiểm. Đường đê này là lối đi gần nhất để các ra trường cấp 3 nhưng nhiều xe tải đi quá nên mấy đứa học sinh trong xóm phải đi đường vòng, xa hơn rất nhiều", anh Tấn cho biết thêm.
Sẽ chấm dứt hoạt động trước 30/6?
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hồng Thuận - Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cho biết, từ tháng 4/2018, UBND xã đã thanh lý toàn bộ hợp đồng cho thuê thầu diện tích đất công tại Gò Tháng 10. Nếu đúng theo lộ trình đã được phê duyệt, các cơ sở sản xuất gạch tại địa phương phải dừng hoạt động trước ngày 31/12/2018. Tuy nhiên, các lò gach thủ công vẫn sản xuất bất chấp chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Nói về khó khăn trong việc xóa các lò gạch thủ công tại địa bàn, Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cho hay, thực tế xã bây giờ vẫn chờ ý kiến chỉ đạo của huyện. Để giải tỏa các lò gạch phải chờ kế hoạch của huyện bởi những việc này là vượt thẩm quyền của UBND xã. Mặc dù, huyện đã có những công văn nhắc nhở nhưng chưa có kế hoạch giải tỏa cụ thể.
Một khó khăn khác khiến các cơ sở sản xuất gạch vẫn tồn tại là do bài toán giữa kinh tế và môi trường. Các lò gạch được đầu tư với kinh phí hàng tỉ đồng và cũng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Với lý do này, các chủ lò gạch đồng loạt xin UBND xã cho phép các lò thủ công hoạt động đến cuối tháng 6/2019. Trả lời về thời điểm cuối cùng để hoàn toàn xóa sổ lò gạch thủ công trên địa bàn xã Hòa Thạch, Chủ tịch xã cũng khẳng định: "Việc này sẽ hoàn thiện trước 30/6/2019?".
Về vấn đề xe quá tải trọng khiến một số trục giao thông và đê trên địa bàn xuống cấp, Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cho biết: UBND xã cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị các chủ lò gạch không sử dụng xe quá tải trọng đi trên đê.
Đồng thời báo cáo Thanh tra giao thông và Công an huyện Quốc Oai để phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý. "Vừa qua, UBND xã đã tiến hành xây dựng một cột để ngăn cản xe quá khổ, quá tải. Sắp tới, xã cũng dự kiến lắp barie nhằm triệt để ngăn các loại xe này hoạt động; tuy nhiên phải chờ sau khi hoàn thành dự án xây dựng, cải tạo đê Khoang Ông mới thực hiện được" - vị Chủ tịch xã cho biết thêm.
Thanh Thúy
Theo PLVN
Hà Nội: Quốc Oai đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới Sau gần 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã có 20/20 xã đạt chuẩn NTM, hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Mô hình chăn nuôi gà quy mô công nghiệp ở xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Minh Phú Theo báo...