Xe chính chủ: Bộ GTVT bác xử phạt, Bộ Công an quyết bảo lưu
Lần đầu tiên, Bộ GTVT công khai bày tỏ không đồng tình phạt xe chưa sang tên đổi chủ, cần tham khảo kỹ người dân. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công an lại bảo vệ quan điểm xử phạt. Thậm chí, một đại biểu Bộ Công an còn nói, báo chí bị thiểu năng vì tuyên truyền không đúng kết luận của cơ quan chức năng…
CSGT sẽ không được phạt xe chưa sang tên đổi chủ?. Ảnh: Đức Nam.
Đa số không đồng thuận
Cuộc họp Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ-Đường sắt (với đầy đủ thành phần đại diện Bộ GTVT, Bộ Công an, Tư Pháp…), chiều 11-3, nóng 3 vấn đề: Phạt hay không phạt phương tiện chưa sang tên đổi chủ đúng quy định phạt không đóng phí bảo trì đường bộ và đội mũ bảo hiểm (MBH) ra sao.
Mở đầu cuộc họp, Vụ phó ATGT (Bộ GTVT) Lê Minh Châu nói ngay: “Khi chúng tôi lấy ý kiến người dân, đa số không đồng thuận việc xử phạt phương tiện chưa sang tên đổi chủ. Do đó, tôi đề nghị không đưa quy định xử phạt vào dự thảo lần 3. Việc phạt không đóng phí bảo trì đường bộ, cũng đề xuất không đưa vào dự thảo mà nên chuyển sang lĩnh vực chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính. Còn việc xử phạt MBH, cần căn cứ có đầy đủ 3 lớp cấu tạo…”.
Đồng quan điểm này, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ GTVT) Trịnh Minh Hiền cho rằng, hành vi không sang tên đổi chủ là vi phạm Luật Giao thông Đường bộ, nhưng hệ thống văn bản chưa chuẩn nên tạm thời chưa đưa vào dự thảo xử phạt.
Tuy nhiên, đại diện phía Bộ Công an không chấp nhận những ý kiến trên. Cục phó CSGT Đường bộ-Đường sắt Trần Sơn Hà phản biện: Những quy định xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ theo quy định, không nộp phí bảo trì đường bộ đều kế thừa từ nhiều nghị định trước đây.
Video đang HOT
Ông Hà lý giải: “Chỉ khi nâng cao mức xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ, người dân mới phản ứng. Từ nay cho đến 1-7 tới đây, vẫn phải đưa vào để xử phạt”.
Theo đó, một khi phương tiện không chính chủ rất khó để điều tra những vụ án “Thực ra, quy định này có lợi cho người dân và cả cơ quan chức năng trong việc bảo vệ tài sản”, ông Hà nói. Liên quan chuyện xử phạt đội MBH rởm, ông Hà cho rằng cần xử phạt từ gốc, “CSGT có rải mành mành cũng không đủ quân xử phạt”.
Bộ GTVT chùn tay trước dư luận?
Một thành viên Ban soạn thảo Dự thảo thuộc Bộ Công an khi được hỏi cũng bày tỏ ủng hộ việc đưa nội dung xử phạt phương tiện không sang tên đổi chủ vào. Vị này còn cho biết Bộ Công an có một thông tư mới hướng dẫn việc xử phạt và có hiệu lực từ 1-7 tới (trong khi, các ban ngành đang bàn phạt hay không phạt trong nghị định mới-PV). “Phương tiện, sau 30 ngày không đăng ký chính chủ sẽ bị phạt trường hợp qua nhiều đời chủ sẽ phải thực hiện trong năm 2014″, vị này cho biết.
Khó hiểu khi Phó Cục trưởng Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH Đinh Mạnh Toàn nói về việc tuyên truyền của báo chí trong các thông tin liên quan, đã trách: “Báo chí nên hướng dư luận vào đúng với kết luận của các cơ quan chức năng. Một số báo cứ như bị thiểu năng”. Có một thành viên soạn thảo dự thảo thuộc Bộ Công an còn hàm ý: Bộ GTVT không nên chùn tay trước dư luận.
Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng kết luận: “Bộ GTVT không chùn tay, mà thấy cần thiết phải dừng lại để lắng nghe ý kiến người dân, nếu không thì tham khảo người dân để làm gì. Điều gì không phù hợp và được đại đa số người dân ủng hộ thì nên thay đổi. Mục tiêu làm luật không phải để xử phạt, tránh khuynh hướng không quản được thì phạt”.
Ông Thăng cũng đề nghị Ban soạn thảo Dự thảo tiếp tục lấy ý kiến người dân từng việc cụ thể. Nếu các bộ, ngành có ý kiến khác nhau thì trình Chính phủ lấy ý kiến biểu quyết.
Theo tinmoi
Bộ trưởng GTVT: Bỏ phạt xe không chính chủ
Bộ GTVT rút quy định xử phạt xe không chính chủ (Ảnh minh họa)
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đề nghị đưa quy định "xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện" ra khỏi Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt.
Theo người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải, mặc dù việc xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện hiện vẫn được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, nhưng mức xử phạt cao, quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, dư luận ít đồng tình. Vì vậy, trước mắt sẽ rút nội dung này ra khỏi Dự thảo nghị định mới.
Như đã đưa tin, thời gian gần đây, Bộ GTVT đang lấy ý kiến dư luận về Dự thảo Nghị định xử phạt mới quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nhằm thay thế cho Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012.
Ông Thăng cho rằng, quy trình xác minh xe không sang tên đổi chủ hiện nay chưa rõ ràng. Điều này dễ dẫn tới việc, đôi khi người tham gia giao thông bị xử phạt một lỗi nào đó, nhưng lại kéo theo việc phải xác minh xe đã chuyển quyền sở hữu hay chưa. Như vậy dễ gây phiền hà.
"Khi nào có biện pháp có thể xác minh nguồn gốc xe tốt hơn thì sẽ bổ sung quy định này vào Nghị định sau." - Bộ trưởng Thăng nói.
Tuy nhiên Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho hay, việc rút quy định này khỏi Dự thảo Nghị định là kết quả sự cân nhắc kỹ lưỡng từ ý kiến của nhân dân. Bộ trưởng đề nghị các Bộ GTVT cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục xem xét. Nếu các bộ, ngành không thống nhất được thì sẽ xin ý kiến Chính phủ để Chính phủ biểu quyết rồi mới ban hành Nghị định mới.
Liên quan đến việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, căn cứ một số cơ sở luật và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngày 19/9/2012, Chính phủ đã ban hành nghị định 71. Nghị định này quy định tăng mức xử phạt lên gấp khoảng 10 lần mức cũ quy định trong Nghị định 34 trước đây.
Theo Nghị định 71, quy định xử phạt này có hiệu lực từ ngày 10/11/2012. Tuy nhiên, đến nay, quy định vẫn không thực hiện được do vấp phải phản ứng không đồng tình từ người dân.
Mới đây, Bộ Công an lại bất ngờ ra Thông tư 11 quy định sẽ xử phạt lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện từ ngày 15/4 tới đây. Tuy nhiên, Thông tư 11 quy định, lực lượng CSGT không được dừng xe đang lưu thông trên đường để kiểm soát, xử lý hành vi này.
Việc xem xét và xử phạt lỗi không sang tên đổi chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác đăng ký, cấp biển số, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự.
Thông tư 11 cũng sẽ hết hiệu lực khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, từ tháng 7/2012, có bị xử phạt hay không vẫn chờ quyết định từ Chính phủ.
Riêng hành vi không nộp phí sử dụng đường bộ, Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị Bộ Tài chính đưa vào Nghị định xử phạt hành chính phí và lệ phí.
Theo 24h
Sang tên chính chủ xe tối đa 30 ngày Đây là thời gian để cơ quan chức năng xác minh tính hợp pháp của xe và hoàn tất các thủ tục liên quan, nếu người đăng ký không có đủ giấy tờ chuyển nhượng cần thiết. Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 12/2013/TT-BCA sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 Thông tư 36/2010/TT-BCA quy định về đăng ký xe....