Xe chiến đấu bộ binh Stryker Mỹ thêm uy lực với pháo 30 mm
Khẩu pháo 30 mm mới giúp xe chiến đấu bộ binh Stryker tăng cường đáng kể hỏa lực và tầm bắn so với súng máy M2 12,7 mm cũ.
Xe chiến đấu bộ binh Stryker Mỹ phóng tên lửa TOW. Ảnh: USArmy
Quân đội Mỹ sẽ sớm nhận các nguyên mẫu đầu tiên của xe chiến đấu bộ binh Stryker được trang bị khẩu pháo 30 mm mới có tầm xa và uy lực hơn so với các khẩu súng máy 12,7 mm hiện nay, theo Scout.
Khẩu pháo Orbital ATK XM 81330mm được lắp đặt trên xe Stryker theo Chương trình Nâng cấp Hỏa lực xe Stryker, một nỗ lực nhằm tăng cường hỏa lực cho các tiểu đội bộ binh 9 người trong thực hiện nhiệm vụ, cơ động và tấn công trên bộ.
So với súng máy M2 12,7 mm được gắn trên các xe Stryker hiện nay, pháo ATK XM 81330mm có tầm bắn gấp đôi và mức sát thương lớn hơn do có thể bắn đạn sức công phá lớn, đạn xuyên giáp và đạn nổ văng mảnh có tầm bắn xa tới 3000 m.
Video đang HOT
Stryker là dòng xe chiến đấu bánh lốp 8 bánh do công ty General Dynamics Land Systems chế tạo cho quân đội Mỹ, bắt đầu được biên chế từ tháng 10/2003. Xe nặng gần 19 tấn, tốc độ tối đa 99 km/h và tầm hoạt động tối đa 502 km, được bọc lớp giáp dày 14, 5 mm bảo vệ kíp lái 2 người và tổ bộ binh 9 người trước đạn pháo, đạn cối của địch. Ngoài ra, xe cũng được trang bị lớp giáp chuồng để đối phó với súng chống tăng RPG.
Các đơn vị bộ binh được triển khai bằng xe Stryker là một trong các lực lượng chiến đấu mũi nhọn đầu tiên tham chiến di chuyển đến các khu vực mà xe hạng nặng như tăng Abrams và xe chiến đấu Bradley khó tiếp cận.
Việc nâng cấp pháo và bánh cơ động cao của xe Stryker có thể bổ sung đáng kể cho Tổ Chiến đấu Lữ đoàn Bộ binh (IBCT) khi cơ động trên chiến trường giao tranh ác liệt bởi hỏa lực và tầm bắn xa hơn giúp các đơn vị bộ binh tiền tuyến tấn công địch và tác chiến thuận lợi hơn nhờ hỏa lực chi viện được tăng cường đáng kể.
Pháo 30 mm mới dự kiến đi vào vận hành đầy đủ vào năm 2018, cùng một loạt các sáng kiến bổ sung dành cho xe chở quân bộ binh Stryker và các xe trinh sát.
Duy Sơn
Theo VNE
Khám phá 'kho' vũ khí bộ binh mới của quân đội Việt Nam
Israel là một trong những nhà thầu chính giúp Việt Nam hiện đại hóa kho vũ khí cá nhân dành cho bộ binh, hầu hết những "tinh hoa" vũ khí cá nhân của Israel đều được chuyển giao cho phía Việt Nam.
Súng trường tấn công hiện đại của hải quân đánh bộ Việt Nam
Việc hiện đại hóa vũ khí trang thiết bị là nhu cầu tất yếu của quân đội, nhằm bắt kịp với xu thế của chiến trường hiện đại, QĐND Việt Nam đã và đang tiến hành hiện đại hóa lớn cho Không quân như sắm hàng loạt máy bay hiện đại như: Su-30MK2, Casa 212, Mi-171, Casa C295, EC-225, EC-155C; hiện đại hóa cho Hải quân như mua từ Nga loạt 6 tàu ngầm điện-diesel hiện đại Kilo-636, 4 chiến hạm mặt nước Gerpard, các tàu đóng mới trong nước theo sự chuyển giao công nghệ như Molniya 124.8, BPS-50, ngoài ra còn có những hệ thống tên lửa phòng thủ chủ động mới của Israel để trang bị cho quân đội. Bên cạnh đó việc hiện đại hóa vũ khí cá nhân tuy diễn ra âm thầm nhưng cũng đang được đẩy mạnh.
Việc trang bị những vũ khí tốt cho người lính sẽ giúp họ tự tin và chiến đấu tốt hơn trên chiến trường. Có thể thấy nếu trước đây trang bị chủ lực của bộ binh Việt Nam là các vũ khí có xuất xứ từ Liên Xô-Nga, thì gần đây Việt Nam đã có những chuyển biến trong việc đa dạng nguồn cung vũ khí, nổi lên là các nhà thầu vũ khí đến từ Israel.
Hiện nay quân đội Việt Nam sử dụng rất nhiều chủng loại vũ khí cá nhân đến từ quốc gia này, từ các biến thể của tiểu liên bắn nhanh Uzi rất nổi tiếng để trang bị cho đơn vị đặc công đến các biến thể hiện đại của súng tiêu liên TAR-21, hiện tại hai biến thể là CTAR-21 và GTAR-21 đang được trang bị cho đơn vị hải quân đánh bộ của Hải quân Việt Nam.
TAR-21 được xếp vào tốp đầu các vũ khí cá nhân hiện đại ngày nay, thiết kế kiểu pull-up nhằm giúp giảm chiều dài súng, từ đó người lính có thể cơ động tốt hơn trong môi trường chật hẹp, ngoài ra việc súng trang bị kính ngắm điểm đỏ hiện đại giúp người lính tác xạ mục tiêu chuẩn xác hơn.
Súng tiểu liên Uzicũng được chuyển giao công nghệ để sản xuất trong nước tại nhà máy Z111, đã đánh dấu bước chuyển biến to lớn trong việc nước ta có thể tự chủ nguồn cung vũ khí cá nhân cho các đơn vị lính đặc công. Hiện tại các đơn vị lính đặc công đang sử dụng phiên bản Uzi bản thông thường và bản hiện đại hơn là Micro Uzi.
Cùng xem thông số chi tiết của các loại vũ khí này qua inforgraphic dưới đây:
Theo Infonet
Khả năng phòng thủ của siêu tăng T-14 Armata trước sát thủ TOW Với cơ chế phòng thủ "cứng" và "mềm", xe tăng T-14 Armata có thể đối phó hiệu quả với tên lửa diệt tăng TOW, đặc biệt là phiên bản TOW-2A. Tăng T-14 Armata của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik T-14 Armata là chiếc xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga hiện nay, được cho là có khả năng sống sót rất...