Xe Chevrolet: Từ đỉnh hoàng kim đến thời “bết bát” tại Việt Nam
Những chiếc xe thương hiệu Chevrolet luôn có giá bán khá cạnh tranh so với các đối thủ nhưng doanh số lại không mấy khả quan. Đó là nghịch lý giá tốt nhưng ế ẩm của Chevrolet ở Việt Nam.
General Motors (GM) hay gần đây là cái tên Chevrolet vốn chẳng xa lạ gì với người Việt khi có cuộc “đổ bộ” ầm ĩ từ những năm 90 của thế kỷ trước qua nhiều cuộc chuyển giao. Tuy nhiên con đường của hãng xe Mỹ gập gềnh, “trầm bổng” mà không hề “xuôi chèo, mát mái” như thương hiệu đồng hương khác tại Việt Nam.
Chevrolet Spark hay Matiz đời cũ đã từng là biểu tượng của xe đô thị cỡ nhỏ.
Từ đỉnh cao “doanh số”
GM “từng làm mưa làm gió” một thời khi gặt hái được nhiều thành tích đáng nể, được người dùng đánh giá cao với các dòng sản phẩm mới như “huyền thoại” Matiz, Captiva, Spark… Hãng này đã từng giành được giải thưởng “sản phẩm có giá cạnh tranh nhất được người tiêu dùng ưa chuộng” vào năm 2002.
Matiz hay sau này là Spark luôn là cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói về thời hoàng kim của thương hiệu này tại Việt Nam. Tháng 9/1998, Matiz – Chiếc xe gia đình “bé hạt tiêu” lần đầu tiên xuất hiện đã tạo một cơn sốt mới trên thị trường xe hơi và đạt doanh số bán kỷ lục trong năm. Khách hàng Việt Nam dần thay đổi thói quen từ sử dụng xe máy đắt tiền như Spacy chuyển sang xe ô tô gia đình Matiz vì chiếc xe này gọn nhẹ, tiện nghi và có giá cả hợp lý. Matiz đã khai phá phân khúc hạng A với sự thành công ngoài mong đợi khi những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đi đâu người ta cũng thấy sự hiện diện của chiếc xe “nhỏ nhưng có võ” trên khắp các cung đường.
Chevrolet Captiva đã từng có thời “lắm kẻ đón, nhiều người chờ”.
Những năm 2007-2008, Chevrolet Captiva là một hiện tượng của thị trường ô tô Việt Nam khi người người, nhà nhà đổ xô đi mua dòng xe 7 chỗ này. Thậm chí các thượng đế còn sẵn lòng móc hầu bao chi thêm để được nhận xe sớm nếu không chỉ còn cách ngồi đợi bởi danh sách ngày một đông. Sự thành công trong thời gian ngắn của Captiva dường như lại “ám” vào chiếc Cruze.
Chevrolet Cruze là minh chứng cho mẫu sedan hạng C nhưng giá rẻ như cỡ B. Đã có thời điểm Cruze cho các đối thủ như Ford Focus, Toyota Corolla Altis hay Honda Civic “ngửi khói” doanh số. Tuy nhiên sự thăng hoa của Cruze “ngắn chẳng tày gang” khi tiếp đó thị trường xuất hiện nhiều hơn các lựa chọn tới từ các đối thủ Nhật, Hàn.
Đến thời “bết bát” của cái tên Chevrolet
Nếu GM đã từng sở hữu những cái tên “đình đám” minh chứng cho sự thành công của mình như Matiz hay Captiva thì thương hiệu ô tô Mỹ cũng không thiếu những cái tên đáng quên. Đơn cử như Orlando – biểu tượng của sự thất bại khi gần đây nhất là năm 2017 chỉ bán ra được 542 xe trên cả nước. Chiếc MPV không tạo nên được bất cứ điểm nhấn nào tại phân khúc của mình khi đến và đi chỉ trong im lặng. Đến nay trong bảng số liệu của VAMA đã không còn thấy số liệu của Orlando mà thay vào đó là dòng chữ “tạm ngừng cung cấp”. Tương tự như chiếc MPV, những cái tên khác của gia đình Chevrolet như Cruze, Trax hay Captiva cũng chung số phận mà không có bất kỳ thông tin gì hứa hẹn ngày trở lại.
Chevrolet Orlando – Mẫu xe hẩm hiu bậc nhất Việt Nam.
Ngay cả cái tên Spark cũng lu mờ trước các đối thủ như Kia Morning hay Hyundai Grand i10. Con số minh chứng cho sự “bết bát” ấy là con số 2.237 xe Spark được bán ra trong năm 2017. Con số này chỉ nhỉnh hơn vài trăm chiếc so với số lượng xe của i10, cái thời đâu đâu cũng Spark hay Matiz cũng đã qua lâu rồi!
Video đang HOT
Chevrolet Aveo – Kẻ “hậu bối” của chiếc Lacetti ngày nào cũng trở nên “im ắng” hơn bao giờ hết. Vẫn được bán ra, vẫn xuất hiện ở các showroom thế nhưng khách Việt đã thực sự “ngó lơ” Aveo khá lâu. Cả năm 2017 chưa đầy 1.200 xe được bán ra trên khắp mọi miền tổ quốc đủ để minh chứng cho việc yếu thế của Aveo so với các đối thủ ở phân khúc B. Bên cạnh đó là mẫu SUV đô thị Trax chóng đến, nhanh đi khi thời gian xuất hiện trên thị trường ô tô Việt “ngắn chẳng tày gang”.
Năm 2016, Chevrolet hy vọng sẽ tạo nên một cuộc đổ bộ ấn tượng của phiên bản Revv đến từ Captiva.Tuy nhiên những ấn tượng ban đầu không tạo nên được một “phong độ” ấn tượng như trước đó một thập kỷ. Điều đó được cụ thể hóa bởi con số đáng quên trong năm 2017 khi chỉ có 495 xe Captiva được bán ra.
Chevrolet Colorado – Dấu ấn đậm nét của thương hiệu Mỹ.
“Ngôi sao” của thương hiệu Mỹ trong năm qua chỉ là cái tên Colorado khi bán ra hơn 3.000 xe nhưng chẳng thấm tháp vào đâu so với gần 15.000 chiếc của ông vua phân khúc Ford Ranger. “Con bài” cuối cùng mà Chevrolet tung ra trước khi Vingroup thâu tóm General Motors Việt Nam là mẫu SUV 7 chỗ Trailblazer. “Tân binh” được kỳ vọng nhưng cũng chẳng mấy ấn tượng khi doanh số cộng dồn 9 tháng kể từ đầu năm 2018 chỉ là 1.002 xe chẳng thấm tháp vào đâu khi đem so sánh với các đối thủ ở phân khúc xe địa hình 7 chỗ.
Sở dĩ có sự thụt lùi về doanh số của cái tên Chevrolet đó là việc người dùng còn đánh giá các xe thương hiệu Chevrolet “ngốn” nhiều nhiên liệu nhất so với các đối thủ khác cùng phân khúc. Bên cạnh đó là tâm lý chuộng xe Nhật của người Việt vốn được duy trì qua nhiều thế hệ mà không dễ gì thay đổi. Không chỉ vậy nếu xét về góc cạnh kinh tế, hãng xe Mỹ làm chủ nhân lo ngại vì khó giữ giá, tính thanh khoản thấp cùng chi phí bảo dưỡng cao. Chưa thật sự thấu hiểu khách hàng là một điểm trừ lớn đáng nói đến của Chevrolet. Nếu các hãng xe Nhật chăm sóc khách hàng chu đáo nhờ các dịch vụ đi kèm thì hệ thống của Chevrolet lại đang “lúng túng” không biết nên xoay sở thế nào. Đơn cử như việc các xưởng dịch vụ của hãng xe Nhật liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi như miễn phí tiền công kiểm tra xe, tiền công thay nhớt máy, lọc nhớt, lọc gió, giảm giá dầu máy chính hãng, giảm giá phụ tùng bảo dưỡng chính hãng và nhiều quà tặng khác.
Giá tốt nhưng doanh số bết bát – Câu chuyện điển hình về Chevrolet Cruze.
Chevrolet tại Việt Nam đã có một màn trình diễn “dưới phong độ” trước khi về tay Vingroup. Những dấu ấn chưa thật sự đáng kể, đánh giá không hoàn toàn ấn tượng về Chevrolet sẽ phần nào làm khó chính những mẫu xe tương lai được nhiều người kỳ vọng.
Theo xe.nguoiduatin.vn
Giải mã chiếc SUV bí ẩn chạy thử trên đường phố Việt Nam
Chiếc SUV bí ẩn chạy thử trên đường phố Việt Nam với logo được dán kín chính là Changhe Q7 có nguồn gốc từ Trung Quốc và thiết kế ngoại thất tương tự Range Rover.
Mới đây, trên mạng xã hội đã xuất hiện hình ảnh của một chiếc SUV bí ẩn đang chạy thử trên đường phố Việt Nam khiến nhiều người tò mò. Hình ảnh được đăng lên mạng chỉ cho thấy một phần đuôi xe và sườn xe của chiếc SUV này. Tuy nhiên, chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng đủ để cư dân mạng dự đoán đây là một chiếc SUV có nguồn gốc Trung Quốc.
Chiếc SUV bí ẩn chạy trên đường phố Việt Nam với logo và la-zăng được dán kín. Ảnh: Facebook
Hóa ra, dự đoán của cư dân mạng là đúng sự thật. Chiếc SUV bí ẩn được dán kín logo đang chạy thử tại Việt Nam quả thực là ô tô Trung Quốc và có tên Changhe Q7.
Chiếc SUV bí ẩn này chính là Changhe Q7
Changhe thực chất là một thương hiệu con của hãng ô tô Beijing Auto (BAIC) và chuyên sản xuất các mẫu xe nhắm đến khách hàng ở đô thị loại 2 cũng như loại 3 tại Trung Quốc. Do đó, những mẫu xe của Changhe phần lớn đều có giá bán khá "mềm" và rẻ hơn ô tô BAIC. Q7 là một trong số đó.
Nếu như cái tên của mẫu xe này gợi liên tưởng đến dòng SUV hạng sang Audi Q7 quen thuộc thì thiết kế lại khiến người ta nghĩ ngay tới Range Rover. Được phát triển dựa trên cơ sở gầm bệ của mẫu xe Beijing Auto BJ20, Changhe Q7 sở hữu chiều dài 4.655 mm, rộng 1.855 mm, cao 1.720 mm và chiều dài cơ sở 2.670 mm.
Changhe Q7 có kích thước của một mẫu SUV cỡ C như Honda CR-V
Nhìn từ phía trước, Changhe Q7 được trang bị lưới tản nhiệt hình thang ngược với 3 thanh nằm ngang, theo phong cách của Range Rover. Ngay cả dòng chữ "Changhe" cỡ lớn trên nắp capô cũng "na ná" Range Rover. Lưới tản nhiệt nối liền với cụm đèn pha và đi kèm đường viền mạ crôm dày dặn ở bên dưới.
Cận cảnh thiết kế đầu xe của Changhe Q7
Ngoài ra, Changhe Q7 còn có hốc gió và đèn sương mù tích hợp trên cản trước. Ngay bên dưới cản trước là tấm ốp bảo vệ gầm màu bạc, mang đến vẻ cứng cáp cho xe.
Bên sườn Changhe Q7, các cột của xe đều được sơn màu đen, tạo hiệu ứng nóc bồng bềnh thời thượng. Thêm vào đó là bộ vành hợp kim có thiết kế như bông hoa 5 cánh và được sơn 2 tông màu thể thao.
Đằng sau Changhe Q7 xuất hiện cụm đèn hậu nối liền với nhau thành một dải vắt ngang cửa cốp. Trên cụm đèn hậu này cũng có dòng chữ "Changhe" màu bạc như ở đầu xe. Cụm đèn phản quang màu đỏ nằm ngang đi kèm chi tiết mạ crôm trang trí và tấm ốp bảo vệ gầm màu bạc cũng là những điểm nhấn của mẫu ô tô Trung Quốc này.
Thiết kế đuôi xe của Changhe Q7
Bước vào bên trong Changhe Q7, người lái được chào đón bằng không gian nội thất với 5 chỗ ngồi tiêu chuẩn và 7 chỗ tùy chọn. Các trang bị nội thất nổi bật của Changhe Q7 bao gồm ghế trước sưởi/thông khí, phanh đỗ xe điện tử, camera lùi và nút bấm khởi động máy.
Nội thất bên trong Changhe Q7
Changhe Q7 có thể là xe 5 chỗ hoặc 7 chỗ
Đặc biệt, Changhe Q7 có màn hình cảm ứng 12 inch nằm dọc theo phong cách xe Tesla của hệ thống thông tin giải trí. Đằng sau vô lăng 2 chấu là bảng đồng hồ dạng analog ở bản tiêu chuẩn và kỹ thuật số ở bản cao cấp.
Màn hình thông tin giải trí dạng cảm ứng 12 inch
Bảng đồng hồ dạng analog của Changhe Q7 bản tiêu chuẩn
Bảng đồng hồ kỹ thuật số ở bản cao cấp
"Trái tim" của Changhe Q7 là động cơ xăng 4 xi-lanh, tăng áp, dung tích 1,5 lít do Mitsubishi sản xuất. Động cơ này tạo ra công suất tối đa 150 mã lực và đồng hành cùng hộp số sàn 6 cấp hoặc CVT. Sức mạnh sẽ được truyền tới cầu trước của xe.
Changhe Q7 được trang bị hộp số sàn 6 cấp hoặc CVT và hệ dẫn động cầu trước
Theo một số tin đồn, Changhe Q7 sẽ có giá dưới 700 triệu đồng tại Việt Nam. Trong khi đó, tại Trung Quốc, mẫu SUV này có giá dao động từ 87.900 - 148.900 Nhân dân tệ (khoảng 294 - 498 triệu đồng).
Hàn Quang
Theo tin xe
Tất tần tật những điều cần biết về đường đua Công thức 1 của VinGroup ở Hà Nội Lần đầu tiên Việt Nam sẽ có một đường đua Công thức 1, vậy đường đua ở nước ta có gì đặc biệt và đáng chú ý? Kể từ năm 2020, một địa điểm thi đấu mới hấp dẫn sẽ được ghi dấu trên lịch đua Công thức 1 khi Việt Nam tổ chức một đường đua đường phố hoàn toàn mới ngay...