Xe buýt Sài Gòn tông cụ bà 70 tuổi đi xe lăn bất tỉnh
Cú tông mạnh từ phía sau của xe buýt khiến cụ bà 70 tuổi đi xe lăn văng vào lề đường bất tỉnh. Tài xế cùng người dân đến sơ cứu, 10 phút sau cụ mới tỉnh lại.
Xe buýt Sài Gòn tông cụ bà 70 tuổi đi xe lăn bất tỉnh
Vụ việc xảy ra vào sáng 31/7 trên đường Lê Văn Việt, đoạn ngang chợ Hiệp Phú, phường Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM.
Theo người dân chứng kiến, thời điểm trên, một bà cụ khoảng 70 tuổi điều khiển xe lăn điện lưu thông trên đường Lê Văn Việt, hướng từ ngã 3 Mỹ Thành ra ngã tư Thủ Đức.
Khi cụ ngang qua chợ Hiệp Phú thì bị xe buýt mang mã số 56, chạy tuyến bến xe Chợ Lớn – đại học Nông Lâm từ phía sau lao đến tông trúng.
Video đang HOT
Cú tông khá mạnh khiến cụ bà văng vào lề đường nên may mắn không bị bánh xe cán cán. Tuy nhiên, bà cụ đã bất tỉnh.
Người dân xung quanh trông thấy vụ việc đã chạy đến sơ cứu cho nạn nhân. Khoảng hơn 10 phút sau, cụ bà đã tỉnh lại nhưng tinh thần còn hoảng loạn.
Sau khi xảy ra vụ việc, tài xế xe buýt đã dừng xe nhờ sự giúp đỡ của người dân xung quanh sơ cứu cho nạn nhân cũng như xin được đưa bà cụ đến bệnh viện kiểm tra và theo dõi sức khỏe. Vụ việc sau đó được cơ quan chức năng địa phương đến giải quyết.
Theo Xahoi
"Gọi xe buýt là "hung thần", anh em tài xế áp lực lắm!"
Trong cuộc họp báo ngày 21/3, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, đã "khẩn khoản" nói với báo giới: "Đừng gọi xe buýt là hung thần. Cái tiếng ấy đè nặng anh em tài xế lắm!".
Sau 2 vụ xe buýt tông chết người xảy ra liên tiếp trong vòng 1 tuần (ngày 28/2 và 6/3) tại TPHCM, "hung thần" xe buýt trở thành đề tài bức xúc trong dư luận. Vấn đề này càng nóng hơn trong buổi họp báo ngày 21/3 khi báo chí đặt nhiều câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý với ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT phụ trách lĩnh vực này.
Vụ tai nạn chết người đêm 28/2
Theo thống kê của Sở GTVT, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe buýt làm chết 2 người, bị thương 2 người.
Về thực trạng ngày càng nhiều tai nạn xe buýt, ông Thanh khẳng định có nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là các phương tiện cá nhân tăng quá nhanh, đặc biệt là xe máy, trong khi diện tích mặt đường tăng không đáng kể. Xe buýt không có làn đường dành riêng mà phải lưu thông cùng với các phương tiện khác nên dễ xảy ra va chạm khi ra vào trạm để đón trả khách... Theo ông Dương Hồng Thanh, trong 10 năm qua, số lượng xe buýt hầu như không tăng (3.000 xe) nhưng lượng xe máy tăng 3 lần (5,5 triệu xe), ô tô cá nhân tăng đến 7 lần (500.000 xe).
Về nguyên nhân chủ quan, ông Dương Hồng Thanh cũng thừa nhận một bộ phận lái xe chưa chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông, có tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, ra vào trạm không đúng quy định... Theo ông Thanh, để xảy ra tai nạn thì trách nhiệm đầu tiên là ở tài xế xe buýt; bởi tính tới thời điểm hiện nay, cơ quan quản lý không có quy định, chế tài nào bắt buộc tài xế phải chạy nhanh, vượt ẩu như là phạt trễ chuyến, phạt trễ tài cả...
Ông Thanh cũng đưa ra những con số tai nạn xảy ra trong năm 2013 chứng minh số tai nạn liên quan đến xe buýt chỉ là 1 phần nhỏ trong tổng số tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn thành phố. Ông nói: "Tôi đưa ra con số này không phải để so sánh mà chỉ để cho mọi người thấy rằng xe buýt cũng chỉ 1 phương tiện giao thông trên đường, nó cũng có lúc gây ra tai nạn giao thông như bao phương tiện giao thông khác".
Ông Dương Hồng Thanh cho rằng: "Anh em tài xế chịu áp lực rất lớn khi lưu thông trên đường, nhiều tài xế không kiềm chế được nên có hành vi vi phạm an toàn giao thông, gây tai nạn là có. Nhưng xe buýt cũng như các phương tiện giao thông khác, có lưu thông thì có tai nạn. Nếu xe máy, xe tải hay ô tô gây tai nạn thì cũng bình thường. Nhưng hễ xe buýt gây tai nạn thì báo chí lại gọi là "hung thần". Tôi đi gặp nhiều anh em tài xế xe buýt, anh em buồn và áp lực lắm. Vì đi đâu khi nói về nghề nghiệp của mình họ cũng có cảm giác mình như là tội đồ!".
Về phía cơ quan quản lý, ông Thanh cho biết: "Chúng tôi cũng đã và đang áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tài xế xe buýt vi phạm an toàn giao thông như: giám sát qua thiết bị định vị GPS, phạt nguội bằng cách ghi hình, lập đường dây nóng cho người dân phản ánh...".
Theo Sở GTVT, năm 2013, qua thiết bị GPS, Sở đã xử phạt tổng cộng 466 trường hợp tài xế chạy quá tốc độ. Hiện Sở chỉ mới ghi hình tại các trạm dừng để phạt nguội tài xế ra vào trạm không đúng quy định. Sắp tới, Sở sẽ tổ chức các đội ghi hình lưu động để phạt nguội các hành vi phóng nhanh, vượt ẩu, giành khách, bấm còi liên tục... của các tài xế trên đường.
Ông Dương Hồng Thanh cho biết thêm: "Quan điểm của Sở là xe buýt phải có làn đường dành riêng, làn ưu tiên. Giải pháp này vừa giúp nâng cao tốc độ hoạt động của xe buýt, khuyến khích người dân sử dụng, đồng thời cũng hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến xe buýt. Trong năm nay chúng tôi sẽ chọn 1 số đoạn trên vài tuyến để thí điểm làn đường ưu tiên cho xe buýt".
Tùng Nguyên
Theo Dantri
3 người thoát chết trước bánh xe buýt Sau cú va chạm giữa 2 xe máy, người đàn ông cùng 2 thanh niên té nhào ngay bánh xe buýt đang trờ tới, rất may tài xế xe buýt xử lý kịp. 3 người đàn ông thoát chết trong gang tấc. Lúc 12h ngày 12/3 một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đường Hòa Bình (phường Hòa Thạnh, quận Tân...