Xe buýt “nhái” náo loạn các cung đường ở Nghệ An
Bến xe Vinh và bến xe chợ Vinh (Nghệ An) đang trở thành những điểm nóng về vấn nạn xe dù, bến cóc trong những năm qua. Đặc biệt, tinh trang xe buýt “nhai” hoành hành, tràn lan đã trở thành vấn đề nhức nhối cho người dân thường xuyên lưu hành bằng phương tiện này.
Hình ảnh chiếc xe buýt “nhái” chạy song song với xe buýt thật trên cùng một tuyến đường, cùng cạnh tranh bắt khách, là điều không khó phát hiện trong thời gian vừa qua tại TP Vinh. Tinh trang xe “nhai” hoành hành, tràn lan đón, trả khách, bán khách dọc đường đã trở nên quá đỗi quen thuộc với những người hay di chuyển bằng phương tiện xe buýt. Đặc biệt là các nhà xe chạy tuyến Vinh – Hà Tĩnh – Hương Sơn – Kỳ Anh.
Thoạt nhìn, không ai có thể phân biệt được đâu là xe buýt “nhái”, đâu là xe buýt thật, vì xe nào cũng được sơn cùng màu. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản mà hành khách có thể nhìn bằng mắt thường chính là xe buýt “nhái” thường không có lộ trình, không có số xe và logo của doanh nghiệp vận tải được dán ở đầu và cuối xe.
Không khó bắt gặp xe buýt thật và xe buýt “nhái” song hành với nhau trên đường.
Ngoài ra, hành khách đi xe buýt “nhái” sẽ biết ngay xe này không đăng ký kinh doanh xe buýt, không có tay vịn và đặc biệt là việc bố trí chỗ ngồi cho hành khách ở bên trong cũng hết sức lộn xộn. Những chiếc xe buýt “nhái” không bán vé cho khách mà chỉ trực tiếp thu tiền với mức cao hơn từ 5 – 10.000 đồng/khách, tuỳ theo độ dài, ngắn của cung đường. Đặc biệt, vào các dịp trước và sau Tết giá vé của những chiếc xe này được đẩy lên khá cao so với ngày thường.
Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng tôi đã thử bám theo “xe buýt” BKS: 37B – 012.68 có điểm khởi hành từ bến xe Chợ Vinh. Cũng sơn màu đỏ – trắng nhưng chiếc xe không hề có số xe hay lộ trình cụ thể, khách muốn xuống ở đâu cũng được và chỉ cần không có CSGT, xe có thể dừng lại bất cứ đâu để bắt khách. Cứ theo lộ trình đó, xe từ từ ra khỏi những đoạn đường quanh co và ra đến quốc lộ. Thế nhưng, khi thấy còn ít khách, chiếc xe này lại quay thêm hai vòng nữa rồi mới chịu ra khỏi TP Vinh.
Trao đổi vấn đề trên, ông Nguyễn Viết Hùng, Trưởng phòng Sở Giao thông – Vận tải Nghệ An cho biết, hiện tại chưa có chế tài xử lý những hành vi “nhái” màu sơn của xe buýt, bởi chưa có một doanh nghiệp nào đăng ký độc quyền màu xe. Vì thế, xe cá nhân cũng có quyền sơn bất cứ màu nào mà họ đăng ký.
Video đang HOT
Xe buýt “nhái” đón và trả khách tự do, không theo quy định.
Cũng theo ông Hùng, trong thời gian qua, các ngành chức năng ở Nghệ An đã tăng cường, kiểm tra, xử lý mạnh đối với các loại xe đầu gấu, xe dù giả danh xe buýt. Đặc biệt, trong dịp Tết luôn điều động tối đa quân số để bảo đảm việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn.
Ngoài ra, Sở Giao thông – Vận tải Nghệ An cũng thường xuyên gửi các văn bản, Nghị định 86 CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Thông tư 63 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ… yêu cầu các đơn vị liên quan phải chấp hành nghiêm túc.
Thế nhưng, trên thực tế đang có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa xe buýt với xe dù. Thậm chí là đang tồn tại những cách hành xử mang tính chất thách thức pháp luật giữa các nhà xe, đe dọa đến an ninh trật tự, kéo theo nhiều vấn đề khác liên quan đến trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Tình trạng này thường xuyên diễn ra sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân và gây khó khăn cho các xe buýt “chính thống”. Vì thế, rất mong những bất cập trên sẽ sớm được cấp ủy, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh tay hơn để chấn chỉnh kịp thời, đưa hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đi vào nề nếp.
ANH NGỌC
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đang điều tra DN du lịch bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh
Hơn 40 khách sạn tại TP.Nha Trang mặc dù không khai thác hết công suất hoạt động của phòng nghỉ nhưng khi du khách đến đặt chỗ thì chỉ nhận được những cái lắc đầu.
Đang điều tra DN du lịch bị cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh
Đang điều tra
Từ năm 2013, hàng loạt khách sạn tại Nha Trang (Khánh Hòa), Bình Thuận, Ninh Thuận đã ký hợp đồng cung cấp phòng với Công ty Ánh Dương. Theo hợp đồng mà hai bên ký kết thì phía chủ khách sạn chỉ được phép "nhận booking cho khách Nga và khối CIS (Liên Xô cũ) đến Cam Ranh bằng chuyên cơ qua Ánh Dương - Pegas". Trong hợp đồng mà Cty Ánh Dương ký với các khách sạn cũng quy định những khách sạn này không được giới thiệu, không bán và không cho phép những người khác và các đại lý du lịch vào giới thiệu và bán "Optional tour" cho khách của Cty Ánh Dương, việc bán các tour này phải do các hướng dẫn viên của Cty Ánh Dương -
Được biết, thỏa thuận có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh nêu trên của Cty Ánh Dương được thực hiện trong điều kiện Cty Ánh Dương phối hợp cùng Cty PGS International (Pegas) - quốc tịch Vương quốc Anh - đang có vị trí gần như thống lĩnh thị trường. Hành vi này bị cho là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các công ty khác và duy trì lợi ích độc tôn của Cty Ánh Dương và Cty Pegas.
Cho rằng các điều khoản thỏa thuận mà Cty Ánh Dương áp đặt nêu trên có tác dụng ngăn cản, kìm hãm, không cho các doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường, xâm phạm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của chính các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, của người tiêu dùng và của nhiều doanh nghiệp khác, làm cho thị trường phát triển méo mó và không bền vững, ông Nguyễn Ngọc Lương, Tổng Giám đốc Cty ABTours đã gửi đơn khiếu nại hành vi hạn chế cạnh tranh của công ty Ánh Dương lên Cục Quản lý Cạnh tranh về vụ việc "lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để thỏa thuận hạn chế cạnh tranh" trong các thương vụ nói trên.
Theo Pháp luật Việt Nam, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh cho biết đã ký Quyết định số 29 điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại Điều 13, Luật Cạnh tranh đối với Cty Ánh Dương. "Hiện nay chúng tôi đang tiến hành điều tra nên chưa thể cung cấp gì thêm" - ông Bạch Văn Mừng cho biết.
"Thông tin thiên vị" doanh nghiệp đang bị kiện
Ông Nguyễn Ngọc Lương, Tổng giám đốc Công ty ABTours - công ty du lịch lữ hành quốc tế đóng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cho biết, trong khi Cục Quản lý cạnh tranh đang vào cuộc điều tra, thì trên Báo Du lịch - Cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch đã xuất hiện những thông tin kèm theo những nhận định, bình luận và hình ảnh biếm họa có ý thiên vị cho công ty Ánh Dương, đồng thời có ý miệt thị công ty ABTours.
Theo ông Lương, ABTours kiện Ánh Dương về bản chất là kiện liên minh Ánh Dương - Pegas Touristik, một công ty du lịch có tên tuổi trên trường quốc tế. "ABTours chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ, mới được thành lập năm 2012 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhưng chúng tôi vẫn tự tin khởi kiện một doanh nghiệp lớn như liên minh Ánh Dương - Pegas Touristik bởi tin tưởng rằng theo quy định của pháp luật thì việc tuân thủ các luật về kinh doanh và cạnh tranh không có sự phân biệt giữa công ty lớn hay nhỏ. Việc Cục Quản lý Cạnh tranh đã thụ lý điều tra hành vi hạn chế cạnh tranh của liên minh Ánh Dương - Pegas đã đem lại niềm tin vào công lý cho chúng tôi cũng như các doanh nghiệp lữ hành khác".
"Đúng hay sai, độc quyền hay không độc quyền hạ hồi sẽ có sự phán xét của các cơ quản quản lý kinh doanh và pháp luật. Song trước các thông tin thiên vị trên Báo Du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam khiến chúng tôi hết sức bất bình và tự hỏi: liệu chân lý có lẽ thuộc về kẻ mạnh", ông Lương đặt dấu hỏi.
Theo luật sư Lê Thành Vinh, Phó tổng giám đốc Công ty Luật SMIC, điều khoản thỏa thuận mà Cty Ánh Dương áp đặt với hơn 40 cơ sở lưu trú nói trên sẽ dẫn đến việc ngăn cản, kìm hãm, không cho các doanh nghiệp lữ hành khác tham gia phát triển thị trường, xâm phạm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành, của chính các doanh nghiệp khách sạn và của người tiêu dùng.
Cũng theo ông Vinh, hành vi của Cty Ánh Dương (phối hợp cùng với Cty Pegas) nhằm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để ký hợp đồng cung cấp phòng với các doanh nghiệp khách sạn với nội dung thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã vi phạm nghiêm trọng Điều 13 Luật Cạnh tranh.
Phản ứng của các bên trong sự vụ khá "đình đám" này cho thấy, đã đến lúc không chỉ các doanh nghiệp mà ngay các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần làm quen với các vụ việc cạnh tranh, kiện chống bán phá giá, chống độc quyền trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.
Theo Xahoi
Phạt đội mũ bảo hiểm rởm: Căn cứ nào để CSGT xử phạt? Trong việc xử phạt việc đội mũ bảo hiểm (MBH) không đúng quy định, có ý kiến cho rằng, với khoảng 20-30m là có thể phát hiện ra vi phạm. Theo thông tư quy định, kể từ ngày 1/7/2014 sẽ thực hiện xử lý người tham gia giao thông bằng môtô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng)...