Xe buýt có mặt tại Việt Nam từ khi nào?
Theo lịch sử, GM là nhãn hiệu xe được dùng làm xe buýt đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất vào khoảng năm 1919.
Xe buýt hay ôtô buýt là mượn từ tiếng Pháp autobus chỉ xe chở mọi người. Thời Pháp thuộc vẫn gọi là xe buýt dù xe tuyến ngắn hay tuyến dài, nhưng đến chế độ mới thì xe đường dài và khách được mang theo hàng hóa gọi là xe khách còn xe chạy tuyến ngắn và khách chỉ được mang đồ đạc gọn nhẹ gọi là xe buýt.
Theo lịch sử, GM là nhãn hiệu xe bus đầu tiên có mặt tại Việt Nam từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất vào khoảng năm 1919. Những chiếc xe bus này xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội và nơi 4 chiếc xe này đón – trả khách là bến cột Đồng Hồ gần cầu Long Biên.
Xe buýt thời Pháp chỉ có một cửa lên xuống ở phía sau. Ban đầu có 2 hàng ghế gỗ sát thành xe như ghế tầu điện và tầu hỏa, ở giữa là chỗ đi lại. Nhưng sau đó nhận thấy để ghế dọc chở ít khách nên các hãng xe cải tiến thành ghế ngang chở được nhiều khách hơn, trung bình mỗi xe trở khoảng 30 khách.
Năm 1930 cả miền Bắc có gần 5.000 xe các loại trong đó có 405 xe buýt nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, số xe ở Hải Phòng bằng một phần ba Hà Nội.
Trên thế giới, người ta cho rằng hệ thống vận chuyển công cộng đầu tiên có thể là ở Nantes (Pháp) vào năm 1826, là khi một cựu viên chức xây dựng các nhà tắm công cộng ở ngoại ô và lập ra một tuyến xe ngắn chạy từ trung tâm thành phố tới các nhà tắm đó.
Sau đó ông phát hiện ra rằng hành khách chỉ lên xe để xuống ở những điểm giữa đường chứ không phải đến nhà tắm, ông liền nảy ra ý tưởng phát triển tuyến xe đó. Những chiếc voiture omnibus (“xe cho tất cả mọi người”) là những chiếc xe ngựa thuê để chạy theo tuyến đã định trước từ điểm này tới điểm kia, chở theo hành khách và hàng hoá. Những chiếc omnibus đó đặc trưng bởi những hàng ghế dài bằng gỗ để dọc hai bên thành xe và lối lên ở phía sau.
Video đang HOT
Có thể do cạnh tranh trực tiếp hoặc do ý tưởng này đã được phát sóng lên đài mà vào năm 1832, sáng kiến này được sao chép lại ở Paris, Bordeaux và Lyons.
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1829, một tờ báo ở London đã đưa tin rằng “loại phương tiện mới, được gọi là omnibus, đã bắt đầu chạy sáng hôm nay từ Paddington tới thành phố” và dịch vụ xe buýt này ở London do George Shillibeer điều hành.
Sau đó dịch vụ này lan rộng ra những nơi khác và có tác động tích cực tới xã hội, và góp phần thúc đẩy xã hội hóa, xe omnibus giúp những người ở ngoại ô có thể đến trung tâm thành phố nhiều hơn. Rồi xe điện xuất hiện, trở thành đối thủ của omnibus và dần thành phương tiện phổ biến hơn cả xe omnibus.
Theo autodaily
Nghỉ lễ 30/4: Xe chạy tuyến đường ngắn phục vụ đến 20h
Đại diện bến xe Mỹ Đình Hà Nội cho biết, trong những ngày cao điểm (29, 30/4), lượng khách đông dẫn đến quá tải, các xe khách được tăng cường chạy tuyến đường ngắn sẽ phục vụ đến 20h cùng ngày.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5 sẽ kéo dài 5 ngày. Hiện tại, các bến xe khách trên địa bàn Hà Nội đã lên kế hoạch phục vụ nhu cầu đi lại trong những ngày này.
Điều thêm 200 xe khách chạy tăng cường dịp nghỉ lễ
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho hay, hàng ngày tại bến xe có khoảng 1.300 xe khách đang hoạt động. Xe khách chạy tuyến đường ngắn gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ninh... Xe chạy tuyến đường dài: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Xe khách chạy chuyến cuối cùng xuất bến vào lúc 23h45 phút đi tỉnh Hà Giang.
Trong dịp nghỉ lễ, một số tuyến tại bến xe dự kiến có lượng khách tăng mạnh như: tuyến Hà Nội - Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Điện Biên... Hiện tại, ngoài những xe khách đang chạy tuyến cố định, bến xe đã huy động thêm 200 xe khách chạy tăng cường khi xảy ra sự cố quá tải. Những xe này sẽ thay nhau hoạt động liên tục đảm bảo hành khách không phải chờ đợi lâu.
Hiện tại, ngoài những xe khách đang chạy tuyến cố định, bến xe đã huy động thêm 200 xe khách chạy tăng cường khi xảy ra sự cố quá tải
"Thông thường các xe khách chạy tuyến đường ngắn đi Thái Bình, Nam Định... chỉ hoạt động đến khoảng 18h hàng ngày là dừng. Tuy nhiên, vào ngày cao điểm (29 và 30/4), nhu cầu của người dân tăng cao chúng tôi sẽ điều thêm các xe khách tăng cường hoạt động đến khoảng 20h mới dừng. Quan điểm của chúng tôi là không để người dân nào phải qua đêm ở bến xe", ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, hằng năm, vào ngày cao điểm 29 và 30/4, chỉ có khoảng 25.000 lượt khách đi xe. Nhưng năm nay kỳ nghỉ lễ kéo dài tới 5 ngày, người dân đổ về quê đông. Do vậy, dự kiến phải có từ 35 đến 40.000 lượt người đi xe khách về quê.
Giá vé khách cao nhất ngày 23/4 đối với tuyến đường ngắn Hà Nội -Quảng Ninh là 135.000 đồng; Vinh là 240.000 đồng; Thái Bình 85.000 đồng; Phú Thọ 64.000 đồng; Sơn La 220.000 đồng; Lai Châu 350.000 đồng; Điện Biên 375.000 đồng.
"Đến ngày hôm nay, chúng tôi chưa nhận được bất cứ yêu cầu nào từ các đơn vị vận tải hành khách xin tăng giá vé lên trong dịp nghỉ lễ", ông Tuấn chia sẻ.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát, Hà Nội cho hay, hiện tại ở bến có 950 xe khách đang hoạt động vận tải hành khách. Ngày nghỉ lễ, đơn vị đã huy động thêm 100 xe khách chạy các tuyến đường Hà Nội - Thanh Hóa; Nam Định; Thái Bình; Ninh Bình.
"Khi về quê, chúng tôi khuyên hành khách hãy vào quầy bán vé để mua được vé đúng giá niêm yết, tránh tình trạng nhà xe nâng giá, "chặt chém" hành khách. Tới thời điểm hiện tại, bến xe Giáp Bát cũng chưa nhận được yêu cầu nào từ các đơn vị vận tải yêu cầu tăng giá vé trong dịp nghỉ lễ", ông Thành nói.
Lập đường dây nóng, xử lý nghiêm nhà xe nâng giá vé
Kỳ nghỉ lễ 30-4 của những năm trước, nhiều hành khách về quê bức xúc trước thực trạng nhà xe tự ý nâng giá lên gấp đôi, thậm chí là gấp giá vé ngày thường để hưởng lợi. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết thêm, để ngăn chặn tình trạng này, đơn vị đã yêu cầu các đơn vị vận tải hành khách ký cam kết không được tăng giá vé, bán giá vé đúng niêm yết. Không để xảy ra các hiện tượng khách lên xe không có vé, lái phụ tranh giành khách, ép khách, lấy tiền cao hơn giá vé quy định.
Ngày nghỉ lễ, lượng người đổ về các bến xe sẽ đông nghẹt. Ảnh: Đức Nguyễn
Đặc biệt, đơn vị đã dán công khai số điện thoại đường dây nóng quanh khu vực bến xe là 043.768.5548 hoặc số 0913.369.497. Khi hành khách bị nhà xe bán vé giá cao có thể phản ánh trực tiếp qua số điện thoại này, đơn vị sẽ xác minh và xử lý ngay nhà xe vi phạm.
Về công tác đảm bảo an ninh, ông Tuấn nói rằng: Ở quanh khu vực bến xe luôn có 16 camera theo dõi hoạt động xe ra, vào, hành khách ở trong bến. Cùng với đó, có hơn 100 người đang làm việc tại bến, thay ca nhau kiểm tra những người có biểu hiện khả nghi. Khi phát hiện những người trộm cắp, móc túi ở bến sẽ phối hợp cùng các lực lượng chức năng bắt giữ ngay.
Ôg Nguyễn Tất Thành cũng cho hay, ngoài việc cũng lập đường dây nóng, tại bến xe có gắn camera theo dõi. Đơn vị đã yêu cầu tất cả nhân viên đi làm trong ngày cao điểm để phục vụ hành khách đi lại. Tăng thời lượng phát thanh thông tin về lịch trình, giờ đi của các nhà xe. Đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng làm tại khu vực xử lý các trường hợp cố tình chống đối, dừng đỗ trên đường xuất bến gây ùn tắc giao thông.
Theo Khampha