Xe bưu chính bị tàu hỏa tông, tài xế may mắn thoát chết
Phớt lờ cảnh báo, đúng lúc đoàn tàu đang lao tới, chiếc xe bưu chính viễn thông Viettel vẫn cố tình vượt đường ray, bị tàu tông. Tài xế may mắn thoát chết trong gang tấc.
Ngày 28/11, Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, cho biết đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giữa tàu hỏa và xe bưu chính viễn thông Viettel xảy ra hồi 15h10 ngày 26/11. Bước đầu xác định nguyên nhân do tài xế bất cẩn, cố tình vượt đường ray khi tàu hỏa đang đi tới.
Chiếc xe bị tàu tông ở phần đuôi xe nên tài xế may mắn thoát chết
Tin từ Công an huyện Kim Thành, thời điểm trên, đoàn tàu mang số hiệu LP8 chạy hướng Hải Phòng – Hà Nội, đến đoạn đường dân sinh (cách ga Phú Thái khoảng 500m về hướng Hải Phòng) thì có chiếc xe Bưu chính Viettel BKS 30P-5381 bất ngờ vượt qua đường ray. Khi chiếc xe cắt qua đường ngang dân sinh nhưng không thể lưu thông tiếp vì vướng các phương tiện khác thì tàu hỏa lao tới đâm vào đuôi xe ô tô. Chiếc xe văng ra rơi xuống bờ mương bên đường. Vụ tai nạn khiến hai người dân đi xe máy đang dừng tránh tàu bên đường cũng bị thương nhẹ.
Tài xế lái xe ô tô là Nguyễn Văn Doanh, SN 1991, trú tại Ba Vì, Hà Nội.
Sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Kim Thành đã có mặt kịp thời thu thập chứng cứ, cứu hộ và giải phóng hiện trường để đoàn tàu tiếp tục hành trình và chống ùn tắc giao thông.
Video đang HOT
Cứu hộ xe gặp nạn.
Theo quan sát của PV Dân trí, đoạn đường ngang dân sinh nơi giao nhau với đường sắt không có rào chắn. Người dân địa phương phản ánh, hàng ngày có hàng nghìn lượt người dân và học sinh qua lại điểm giao cắt này, nguy cơ tai nạn là rất lớn.
Thu Hằng
Theo Dantri
Từ vụ Nguyễn Thanh Chấn đến việc chứng minh bị ép cung
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Am, chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang cho rằng: Bản thân bị can bị tạm giam đã bị hạn chế về nhiều mặt nên có người đã phải nhận tội với suy nghĩ khi ra tòa sẽ phản cung. Họ đều nghĩ rằng trong thời gian bị tạm giam để lấy cung, nếu như họ không khai theo ý ĐTV có thể bị chết với những lý do: Bị đột tử, tự tử do ức chế... Vì thế họ buộc phải nhận tội để có cơ hội trình bày tại phiên tòa mong được minh oan.
Hỏi cung, lấy lời khai chưa được giám sát?
Chia sẻ với PV, TS. Dương Thanh Biểu, nguyên phó viện trưởng VKSNDTC thừa nhận rằng, còn rất nhiều vụ án oan sai vẫn chưa được giải quyết triệt để. Ông Biểu cho rằng, nguyên nhân phổ biến là do có sự bức cung, mớm cung và dùng nhục hình đối với bị can lúc lấy lời khai. "Cái khó là ở Việt Nam chưa có việc giám sát điều tra viên (ĐTV) lấy lời khai bị can qua camera và có ghi âm buổi lấy cung. Trong khi đó, việc luật sư không được tham dự trong quá trình hỏi cung của ĐTV cũng là một phần dẫn đến việc bản khai của bị can chưa được minh bạch", TS. Dương Thanh Biểu bày tỏ.
Liệu sẽ còn bao nhiêu vụ Nguyễn Thanh Chấn?
Khoản 1 Điều 58 BLTTHS quy định: Người bào chữa (trong đó có luật sư) tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của BLTTHS thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng VKS quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Tuy nhiên, nhiều luật sư cho rằng khi họ tiếp xúc với thân chủ đang bị tạm giam ở giai đoạn điều tra không nhất thiết phải có mặt ĐTV. Bởi theo tâm lý chung của bị can khi tiếp xúc với luật sư mà có mặt ĐTV thì họ không được tự do trao đổi, trình bày. Bản thân luật sư muốn hướng dẫn chi tiết cho bị can những nội dung cần trình bày thì cũng dè dặt, e ngại cơ quan tiến hành tố tụng biết trước sẽ "đối phó" hoặc hợp thức hóa lại chứng cứ, hồ sơ.
Theo luật sư Trịnh Vĩnh Phúc (Đoàn Luật sư TP.HCM), đáng lẽ Tòa và Viện cần phải xem xét lại lời bị can, bị cáo khi họ khai bị ép cung bằng nhiều cách như kiểm tra xem cán bộ trại giam nào đưa bị cáo đi lấy cung, sau khi lấy cung xong về buồng giam có kể việc mình bị đánh đập không?... "Tôi tin rằng VKS hoàn toàn có thể điều tra được, nhưng tôi cảm giác bây giờ các cơ quan tố tụng đang nể và ngại nhau, Tòa ngại VKS, VKS ngại cơ quan điều tra. Không ít lần tôi đã chứng kiến việc chủ tọa phiên tòa bắt bị cáo ngưng khai khi bị cáo nêu tên một ĐTV nào đó đã bức cung mình", luật sư Phúc nói.
Thông thường, việc tiến hành hỏi cung bị can bị tạm giam chỉ là cuộc "đối mặt" giữa ĐTV với bị can. Trong 4 bức tường lạnh lẽo ấy, không có sự giám sát của người thứ ba thì có hay không việc ĐTV vì nôn nóng muốn kết thúc sớm việc điều tra, nên thay vì đấu trí với bị can thì lại ép cung, dùng nhục hình bắt bị can khai theo ý của mình hoặc theo định hướng điều tra? Đây cũng là vấn đề mà nhiều chuyên gia pháp lý đặt ra với các vụ án nghi có dấu hiệu oan sai.
Như vụ Hàn Đức Long ở Tân Yên, Bắc Giang mà báo đã thông tin, trong thời gian chờ thi hành án tử hình vẫn cùng người nhà liên tục làm đơn gửi VKSNDTC kêu oan về việc mình bị ép cung để nhận tội hiếp dâm trẻ em và giết người. Theo tìm hiểu của PV, vụ án này xảy ra vào tháng 6/2005 và từng bị đình chỉ điều tra sau 4 tháng vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Thế nhưng khi đối tượng Long được mời lên cơ quan điều tra làm việc về một vụ việc khác thì 10 ngày sau, Long đã có bản nhận tội với những nét chữ khác nhau khi thẳng, khi nghiêng? Trong vụ án này, dư luận đặt ra câu hỏi: Có hay không vì tránh áp lực dư luận nên cơ quan điều tra đã ép cung, buộc tội Long qua bản lời khai mặc dù không có một nhân chứng, bằng chứng rõ ràng?!
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình.
Làm sao để chứng minh bị ép cung nhục hình?
Chia sẻ với PV, luật sư Nguyễn Am, chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang cho rằng: Bản thân bị can bị tạm giam đã bị hạn chế về nhiều mặt nên có người đã phải nhận tội với suy nghĩ khi ra tòa sẽ phản cung. Họ đều nghĩ rằng trong thời gian bị tạm giam để lấy cung, nếu như họ không khai theo ý ĐTV có thể bị chết với những lý do: Bị đột tử, tự tử do ức chế... Vì thế họ buộc phải nhận tội để có cơ hội trình bày tại phiên tòa mong được minh oan.
Tuy nhiên, hầu hết "kế hoạch" này đều bất thành. Bởi lẽ tại phiên tòa, một câu hỏi mà kiểm sát viên hoặc thẩm phán, hội thẩm nhân dân thường hay hỏi là: "Bị cáo có chứng cứ gì để chứng minh mình bị ép cung không?". Nếu không chứng minh được, họ không những kêu oan bất thành mà còn bị gán cho tội ngoan cố, không chịu ăn năn, hối cải nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo theo điểm p, khoản 1, Điều 46 BLHS. Và khi đã vào trại giam, con đường kêu oan càng trắc trở hơn nhiều. Đơn kêu oan được phạm nhân viết, chuyển cho quản giáo và giám thị để chuyển đến các cơ quan chức năng. Nhưng, theo một cán bộ trại giam thì số đơn được hồi âm trả lời không đáng kể?!
Còn theo luật sư Nguyễn Minh Long, công ty Luật Dragon (đoàn Luật sư TP.Hà Nội): "Trên thực tế, việc luật sư xin được gặp bị can đang bị tạm giam còn gặp nhiều khó khăn. Khi luật sư đề nghị được gặp bị can thường nhận được sự từ chối vì nhiều lý do. Nhiều khi cơ quan điều tra không thông báo thời gian hỏi cung, hoặc đã hẹn ngày nhưng sau đó lại hoãn, có khi hoãn nhiều lần nhằm tránh việc luật sư tham dự việc hỏi cung bị can. Mặc dù BLTTHS có quy định về quyền của luật sư trong quá trình tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, bị can, nhưng những quy định đó lại thiếu chi tiết, chung chung".
Từ những vấn đề hạn chế quyền của người bào chữa kể trên, luật sư Nguyễn Minh Long, cho rằng: "Khi chứng minh có bức cung, mớm cung hay không lại đòi hỏi phải có bằng chứng, nhân chứng. Mà hoàn cảnh khi hỏi cung thường chỉ có ĐTV, người bị hỏi cung, thì lấy đâu là bằng chứng, nhân chứng? Với những quy định như hiện nay thì việc tìm ra bằng chứng về việc có hay không bức cung là vô cùng khó khăn. Quy định về quyền tham gia của luật sư trong giai đoạn điều tra đã có nhưng nếu không có chế tài đối với cơ quan điều tra khi không thực hiện hoặc gây khó dễ cho luật sư thì sẽ còn nhiều vụ án oan sai xảy ra".
Trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng bộ Công an Trần Đại Quang cũng khẳng định: "Nghiêm cấm việc mớm cung, ép cung, bức cung, nhục hình. Nếu vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải xử lý theo pháp luật hình sự". Bộ Công an cũng yêu cầu cơ quan điều tra và ĐTV ngoài việc thu thập chứng cứ buộc tội còn phải thu thập chứng cứ gỡ tội để đảm bảo khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật...
Còn hàng ngàn lá đơn kêu oan chờ xem xét
Trả lời về việc trách nhiệm của ngành tòa án tới đâu trong việc giải quyết đơn thư kêu oan của người dân, chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết, đã giải quyết được hơn 63% đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Số đơn ngành nhận được hiện còn tồn lại gần 4.000 đơn và vẫn còn trong thời gian giải quyết. Theo ông Bình, năm 2013, đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm gửi về là khoảng 5.000, nếu so với trên 350.000 vụ án đã xét xử, thì chưa phải là nhiều. Ở các nước, tòa án tối cao chỉ chọn hơn trăm vụ liên quan những vấn đề quan trọng, quyền con người... để giải quyết làm án lệ nhưng ở nước ta thì phải xem xét tất cả.
Theo Người đưa tin
Từ tù dùng tăm thêu đơn: Chứng cứ quan trọng bị bỏ qua Trao đổi với nhân chứng quan trọng nhất của vụ án, anh Trần Quang Tuất (SN 1982, thôn 3, Tân Tạo, Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương) một mực khẳng định với báo Người đưa tin: "Tôi bị dùng nhục hình ép cung, chứ chắc chắn Chưởng không có mặt tại hiện trường vụ án vào đêm 14/7/2007 vì lúc đó Chưởng đang...