Xe bus cho nữ giới: Sao Hà Nội quá vội vàng?
“Đưa ra mô hình mới thì phải có nghiên cứu và khảo sát thì mới đảm bảo hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế”.
Phải có bài toán tổng thể
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 26/12, trước việc Hà Nội nghiên cứu xây dựng tuyến xe bus riêng dành cho nữ giới, Đại biểu quốc hội (Đoàn ĐBQH thành phố HN) Bùi Thị An bày tỏ quan điểm: “Tôi cho rằng, quyết định của HN đưa ra thí điểm tuyến xe bus dành cho nữ giới là sự quan tâm rất tốt, khi thấy một vấn đề liên quan đến phụ nữ, mà xã hội quan tâm, chính quyền cũng đã vào cuộc, tinh thần này rất đáng được hoan nghênh”.
Thế nhưng, khi đưa ra một mô hình nào đó, theo bà An phải tính toán cụ thể hiệu quả của mô hình đó cả trên hai phương diện: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.
Ở đây, có thể thấy rằng hiệu quả xã hội của mô hình này là rất lớn, vì đó là thể hiện quyền lợi của phụ nữ. Nhưng hiệu quả kinh tế phải tính toán, để xem, trong những trường hợp tổ chức xe bus cho nữ, cái lợi ra sao.
Xe buýt riêng cho nữ: Hà Nội thừa nhận kém văn minh
Bà An cho rằng: “Nếu xây dựng các tuyến xe bus tại các điểm trường ĐH, tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng một số trường hợp, cá nhân một số người nữ không thích đi xe với nữ thì có được đi xe với đàn ông hay không?… Đó đều là tất cả những trường hợp và câu hỏi cần giải quyết”.
Có nghĩa là phải nghiên cứu mô hình và hiệu quả mô hình mới, tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả, phải nghiên cứu đừng để xe vắng quá, xe lại đông quá, nếu như vậy là không hiệu quả.
Cụ thể, theo quan điểm của bà An thì phải khảo sát như thường thì có bao nhiêu người đi xe bus là phụ nữ, tần số đi ra sao, mật độ như thế nào, đây là nhiệm vụ của giao thông. Từ đó mới đưa ra được mô hình mới.
Lập tuyến xe bus riêng cho nữ giới
Lo lắng cho chuyện ùn tắc, nhưng bà An nhận định: “Chuyện gây ùn tắc giao thông, từ 1 xe tăng lên 2 xe cho 1 chuyến, thì tất nhiên, giao thông đã tắc lại càng tắc hơn, nên phải xét đi xét lại những cái hiệu quả, tính thực tiễn. Rất sợ kiểu đưa ra chủ trương nhưng không thực hiện được, tức là phải nhìn từ tổng thể”.
Video đang HOT
Quan trọng nhất vẫn là giáo dục nhân cách
Nhìn nhận ở góc độ khác, bà An chỉ rõ, chuyện quấy rối tình dục, đưa ra được giải pháp là tốt, nhưng đó chỉ là bên ngoài.
Cái chính là phải tuyên truyền giáo dục từ nhà trường, XH, gia đình, vì đây là phẩm cách con người, tức là phẩm cách giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa công cộng, của con người. Tất cả phải được làm thường xuyên, làm tất cả mọi nơi, làm ráo riết, như vậy mới đúng.
Bà An chia sẻ: “Đây là văn minh xã hội chứ không phải đơn giản, cho nên đưa ra giải pháp xe bus cũng là sáng tạo, nhưng thực hiện làm sao đồng bộ được mới là quan trọng.
Đơn giản, nếu không quấy rối trên xe bus mà lại quấy rối ở chợ, ở địa điểm khác, tóm lại đây là vấn đề phải giáo dục, giám sát cộng đồng chung, xe bus chỉ là một địa điểm trong nhiều nơi khác, như triển lãm, xem phim, đi chợ, siêu thị…đây là vấn đề giáo dục, giám sát cộng đồng quyết liệt”.
Thêm một lần, bà An khẳng định: “Tôi nhấn mạnh giáo dục quan trọng vô cùng, đã có vô văn hóa thì có cớ gì không thực hiện ở nơi khác, bất cứ nơi nào. Nên phải có giải pháp đồng bộ, phải có giám sát”.
10 nữ sinh đi xe buýt thì sẽ có 1 nữ sinh từng bị quấy rối?
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Việt Triều, Phó Tổng giám đốc Transerco cho biết, theo số liệu cập nhật trong 8 tháng gần đây (từ 1/4 đến 31/11), đường dây nóng của Transerco nhận được 43.012 cuộc gọi phản ánh của khách hàng chỉ có 5 vụ hành khách phản ánh liên quan đến quấy rối tình dục.
“Như vậy, cứ 10.000 lượt khách hàng phản ánh thì mới có một khách phản ánh về tình trạng quấy rối tình dục,” ông Triều nói.
Dưới góc nhìn của đơn vị quản lý, ông Triều đưa ra cách nhìn nhận, môi trường trên xe buýt là phức tạp, giống như một xã hội thu nhỏ. Đặc biệt, vào giờ cao điểm tình trạng quá tải rất kinh khủng nên vô hình trung tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng móc túi, quảng cáo, dán tờ rơi thậm chí là quấy rối tình dục.
Chống quấy rối tình dục: HN có buýt riêng cho phụ nữ
Để đảm bảo an toàn cho hành khách khi đi xe buýt, trong đó có việc hạn chế tối đa các hành vi quấy rối tình dục, ông Triều cho biết, Transerco đã và đang nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tạo dựng được môi trường tốt nhất cho hành khách.
“Trong trường hợp bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt mà hành khách phản ánh thì trong quy trình làm việc, Transerco có trách nhiệm can thiệp, nhắc nhở người bị tố cáo có hành vi quấy rối. Nếu hành khách đó còn có vấn đề &’nọ kia’ thì có thể bị từ chối phục vụ,” ông Triều khẳng định.
Trong thời gian tới, Transerco sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nói chung, đặc biệt là đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ của Tổng công ty về việc phòng chống ngăn ngừa tình trạng quấy rối tình dục.
Nghiên cứu và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền về công tác phòng, chống quấy rối tình dục trên xe buýt (thông qua âm thanh hoặc dán pano hình ảnh tuyên truyền…) đồng thời tăng cường phối hợp với cơ quan công an để xử lý các trường hợp vi phạm trên xe buýt. Theo đó, cứ 10 nữ sinh đi xe buýt thì sẽ có 1 nữ sinh từng bị quấy rối. Và cứ 3 phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối trên xe buýt thì chỉ có 1 người là dám phản ứng lại.
Theo Báo Đất Việt
Phải chế biến để có sản phẩm tối ưu
Chỉ thông qua chế biến, các sản phẩm chăn nuôi mới gia tăng giá trị, giải quyết thêm việc làm, đảm bảo ATTP và tạo cho DN trong nước thích ứng việc ứng dụng công nghệ cao để tự tin trên "sân chơi" hội nhập tự tin.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Xung quanh vấn đề làm gia tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi và lượng cung thực phẩm dịp Tết Ất Mùi, PV Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi của ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT.
Ông đánh giá như thế nào về ngành chăn nuôi 1 năm qua và những mục tiêu ngành hướng tới trong năm 2015?
Ông Hoàng Thanh Vân: Năm 2014 là năm chăn nuôi phát triển ổn định vững chắc, đang có nét khởi sắc bước đầu. Nguyên nhân là khi thực hiện tái cơ cấu, ngành chăn nuôi đã có chuyển dịch nội bộ. Cùng với đó, sự tham gia của các doanh nghiệp cũng đã nhiều hơn; tư duy của người chăn nuôi đã tiếp cận với thị trường tốt hơn; việc bảo đảm ATTP và bảo vệ dịch bệnh của vật nuôi cũng khá hơn.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa chính là Nhà nước đã có tác động lớn bằng các biện pháp tăng cường quản lý như xây dựng một số chính sách thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Năm 2015, chúng tôi xác định có 3 đột phá quan trọng, thứ nhất là tăng cường mạnh công tác quản lý Nhà nước trong mọi lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi.
Thứ 2 là chỉ đạo tốt công tác giống để thay đổi chất lượng con giống một cách nhanh nhất nhằm đưa ra sản phẩm đồng đều, có chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế hơn năm cũ. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý thức ăn để người sử dụng thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng các chất cấm sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Thứ 3 là tăng cường phổ biến các quy định pháp luật nâng cao nhận thức của người dân. Đặc biệt cần thay đổi nhận thức của người dân đối với chăn nuôi, làm cho họ hiểu rõ hơn nữa vấn đề chăn nuôi phải tham gia vào thị trường nên muốn sản xuất phát triển thì hàng hóa phải có chất lượng tốt, đồng đều và phải chấp nhận sản phẩm chăn nuôi đó tham gia thị trường.
Muốn thế, người sản xuất cũng phải tiếp cận thông tin thị trường như kỹ thuật chăn nuôi, giá cả để đạt hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, các sản phẩm trong chăn nuôi vẫn XK thô là chính, vậy định hướng sản xuất sắp tới của ngành như thế nào để có thể thu về giá trị cao hơn từ XK?
Ông Hoàng Thanh Vân: Mỗi một năm thị trường có nhu cầu tiêu thụ khoảng 4,5-4,6 triệu tấn thịt. Như vậy, dư địa tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong cả nước còn rộng lớn. Nhưng để ngành chăn nuôi phát triển sâu rộng thì sản phẩm phải hướng tới XK.
Sẽ đến lúc việc XK các sản phẩm của ngành có tác động đến cả hệ thống từ quản lý đến người chăn nuôi, lúc đó, ngành sẽ có cơ hội thể hiện được vai trò của mình trong việc phát triển nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, để XK được các sản phẩm từ chăn nuôi, ngành nông nghiệp cũng cần sự hỗ trợ của các ngành khác, nhất là tạo điều kiện cho sản phẩm chăn nuôi tiếp cận thị trường quốc tế.
Chúng tôi đã tiếp xúc với DN và đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi cũng như sản phẩm chăn nuôi thông qua chế biến là một trong những bài toán tối ưu đáng kể nhất. Theo cách này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản, nhất là nâng cao giá trị gia tăng, giải quyết thêm việc làm, đảm bảo ATTP, đồng thời tạo cho DN trong nước thích ứng việc ứng dụng công nghệ cao trong chế biến.
Tết Nguyên đán đã cận kề, xin ông cho biết nguồn cung các sản phẩm chăn nuôi hiện nay dự tính có đáp ứng đủ cho thị trường không?
Ông Hoàng Thanh Vân: Năm nay nguồn cung thực phẩm tương đối đủ cho tất cả các miền. Hiện nay, giá thị trường ở 3 miền không chênh lệch như thời điểm tháng 8 hay tháng 11vừa rồi.
Năm nay bà con nông dân chuẩn bị rất tốt để cung ứng ra thị trường sản phẩm chăn nuôi tốt nhất cũng như nghiên cứu thị trường để có hướng tái đàn, tăng đàn hợp lý sau dịp Tết nhằm tránh tình trạng khi thiếu khi thừa làm cho giá bấp bênh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguồn cung thực phẩm chăn nuôi năm nay tương đối đa dạng, dồi dào vì cho đến thời điểm này trên cả nước không có dịch bệnh gì nghiêm trọng.
Đặc biệt, cơ cấu ngành chăn nuôi nói chung bước đầu thay đổi rõ nét. Sản lượng các loại sản phẩm chính như thịt lợn, thịt gia cầm, thịt bò và các loại trứng tương đối ổn định, đủ sức cung cấp cho thị trường dịp Tết.
Xin cảm ơn ông!
Theo_Báo Chính Phủ
Chế tạo thành công sản phẩm sắt từ phế thải bùn đỏ Ngày 17-5, phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc. Trước đó, UBTVQH đã nghe Đoàn giám sát báo cáo chuyên đề về hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội găn vơi đam bao an ninh, quốc phòng của 02 dự án bô-xit Tân Rai và Nhân Cơ. Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn...