Xe bồn chở gas bị tàu hất văng, 4 người bị thương
Chiếc xe téc chở gas băng qua đường sắt bất ngờ đã bị đoàn tàu khách Bắc – Nam đâm văng một đoạn cả chục mét. 4 người bị thương trong vụ tai nạn, trong đó có 3 người bị thương nặng.
Vụ tai nạn nói trên xảy ra vào khoảng 2h30 sáng nay (30/6) tại địa bàn xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, tàu SE19 do lái chính là Khổng Quang Thuận và lái phụ là Phạm Văn Quyền điều khiển lưu thông hướng từ Bắc vào Nam, đến đoạn qua cầu vượt xã Nghi Kim thì va chạm với xe bồn biển số 29C – 40252 chở gas chạy cùng chiều do tài xế Nguyễn Văn Bảo ở Hải Dương điều khiển băng qua đường ngang dân sinh để vào Nhà máy lửa gas Trung Lai tại xã Nghi Liên.
Cú húc khiến xe bồn bị hất văng sang một bên đường ray, bồn chứa gas của xe tải rơi hẳn ra, gas bị rò rỉ, đầu xe tải bị vỡ. Trong khi đó, tàu hỏa bị hỏng đầu máy, nhiều hành khách đi trên tàu hỏa hoảng loạn. Vụ va chạm làm 4 người bị thương, trong đó có 3 người bị thương nặng.
Chiếc xe bồn chở gas bị tàu hất văng một đoạn dài cả chục mét (Ảnh: Việt Anh).
Sau khi vụ va chạm xảy ra, 4 người bị thương đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa 115, thành phố Vinh cấp cứu. Bác sĩ Lê Văn Hài, trực cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa 115 cho biết, lái tàu chính Khổng Quang Thuận bị gãy kín 1/3 xương cánh tay, chấn động não đã được đưa đi Hà Nội cấp cứu. Tài xế Nguyễn Văn Bảo bị chấn thương cột sống, chấn thương sọ não, chèn ép tủy. Phụ xe Nguyễn Văn Trọng bị chấn thương ngực kín, chấn thương phần mềm hiện đang được điều trị tại bệnh viện. Ngoài ra, lái tàu phụ Phạm Văn Quyền bị thương nhẹ.
Nhận được tin báo, Đội CSGT CATP Vinh, Đội PCCC Bắc Vinh (thuộc Phòng cảnh sát PCCC số 1, CA tỉnh Nghệ An) đã điều động 4 xe chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và téc nước cùng 50 chiến sĩ do Trung tá Nguyễn Hữu Tĩnh – Phó trưởng phòng (Phòng hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn cứu hộ) có mặt tại hiện trường chỉ huy anh em tiến hành cứu nạn cứu hộ.
Đội PCCC Bắc Vinh (thuộc Phòng cảnh sát PCCC số 1, CA tỉnh Nghệ An) đã điều động 4 xe chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và tẹc nước cùng 50 chiến sĩ có mặt tại hiện trường để ứng cứu (Ảnh: Việt Anh).
Đến khoảng 6h30′ sáng cùng ngày, chiếc xe bồn đã được lực lượng chức năng cẩu khỏi hiện trường. Hiện nguyên nhân của vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Bồn gas văng xuống sát nhà dân, rất may không phát nổ.
Đội PCCC Bắc Vinh (thuộc Phòng cảnh sát PCCC số 1, CA tỉnh Nghệ An) điều động 4 xe chữa cháy và 50 chiến sĩ có mặt ứng cứu.
Hiện trường vụ tai nạn.
Nguyễn Duy
Theo Danviet
Những người lính mổ bụng đấu tranh và cuộc chiến không tiếng súng trong lao tù
Hơn 3 năm, chuyển qua 2 nhà lao, người lính Lê Văn Long đã trải qua tổng cộng 2 tháng tuyệt thực, đợt lâu nhất kéo dài đến 9 ngày. Cuộc chiến trừ gian, diệt bạo vẫn diễn ra sôi nổi, gây sự khiếp sợ cho kẻ thù ngay trong sào huyệt của chúng.
Sau một thời gian sử dụng nhiều thủ đoạn dã man nhưng vẫn không thể lấy thêm được bất kỳ thông tin nào, tháng 4/1970, địch chuyển ông Lê Văn Long (SN 1950, trú xã Hưng Đạo, Hưng Nguyên, Nghệ An, dưới cái tên Nguyễn Văn Nguyện) từ bệnh viện sang giam giữ ở nhà lao Non Nước (Đà Nẵng). Từ đây, người lính trẻ này đã bước vào một cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến không tiếng súng nhưng không kém phần quyết liệt và đầy rẫy những hiểm nguy.
Cựu chiến binh Lê Văn Long tái hiện khí thế đấu tranh của anh em trong nhà lao
Trước khi vào lính, ông Lê Văn Long đã hoàn thành chương trình phổ thông. Ở nhà lao Non Nước, ông được tổ chức phân công phụ trách dạy các môn xã hội cho các đồng chí của mình.
Ở đây, tù nhân được chia làm hai khu. Một khu dành cho những kẻ chiêu hồi, đang được cải tạo để tung vào các đội hình tấn công hay các chính quyền tay sai. Ở khu này, các tù nhân được đối xử tốt hơn. Còn khu kia là nơi giam giữ những "tên tù cộng sản", "lính Bắc Việt cứng đầu". Điều kiện sinh hoạt, chế độ ăn uống ở đây cực kỳ kham khổ chưa kể địch luôn tìm cách trấn áp, khủng bố nhằm làm nao núng tinh thần của những người cộng sản.
Với những người lính vào sinh ra tử, thử thách này không quá khó khăn để vượt qua. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà lao Non Nước, những người lính sa vào tay giặc vẫn vững vàng trước những đòn hiểm hóc của quân thù, trong đó có thủ đoạn cài cắm, trà trộn những tên chiêu hồi vào đây để moi móc thông tin, đồng thời phá hoại khối đoàn kết của anh em trong tù.
"Ở trong tù, Đảng ủy nhà lao cũng thành lập các tòa án để xét xử những kẻ phản bội, chiêu hồi. Có thể xử một cách hợp pháp bằng cách dàn dựng thành các vụ tự tử nhưng cũng có những vụ bất hợp pháp là sau khi xử tử, một người đứng ra nhận trách nhiệm. Những người nhận nhiệm vụ này cũng cầm chắc cái chết trước sự trả thù tàn độc của những tên quân cảnh, của bộ máy cai ngục", ông Long nhớ lại.
Trong hơn 3 năm bị giam cầm, ông Long đã trải qua tổng cộng 60 ngày tuyệt thực, trong đó có đợt tuyệt thực 9 ngày
Để phản đối các chính sách hà khắc, tàn ác của quân cảnh và bọn cai ngục, các tù nhân được Đảng bộ nhà lao tổ chức tuyệt thực. Có những cuộc tuyệt thực kéo dài nhiều ngày. Những người tù chỉ uống từng ngụm nước nhỏ để cầm hơi. Ruột gan cồn cào, miệng nhớt lại, không thể mở ra, môi ai cũng lợt lạt, nứt nẻ. Có những lúc tự thỏa hiệp với mình nhưng rồi lại gạt phắt ra. Đó là cuộc chiến chung của anh em đâu phải của riêng người nào?
Trước những đợt tuyệt thực kéo dài, biết không thể khuất phục những người lính này, bộ máy cai ngục đã chấp nhận nới lỏng một số chính sách cho tù nhân, một số quyền dân sinh được đảm bảo hơn trước.
Sau 2 năm bị giam giữ tại Non Nước, tháng 3/1972, ông Lê Văn Long bị chuyển ra nhà tù Phú Quốc. Tại đây, các điều kiện sống, lương thực, đặc biệt là nước uống cực kỳ khó khăn, thiếu thốn. Những cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh diễn ra quyết liệt hơn.
Từ trên giường bệnh đến nhà lao Non Nước, nhà tù Phú Quốc đã diễn ra những cuộc chiến đấu hết sức quyết liệt và anh dũng của những người lính sa vào tay giặc. Những cuộc chiến đấu trong chốn lao tù đã chia lửa với các chiến trường để góp phần cùng dân tộc đi đến ngày toàn thắng.
Ở đây, ông Long tiếp tục được Đảng ủy nhà lao phân công dạy văn hóa cho anh em. "Sáng đó, tôi đang dạy cho anh em tù nhân người Quảng Ngãi tập đọc. Tôi dạy anh em đọc bài thơ chúc Tết năm 1968 của Bác Hồ thì hai tên quân cảnh xông vào. Chúng bảo tôi tuyên truyền chính trị nên một tên túm cổ áo tôi, lẳng lên sạp.
Tôi tức quá, cố sức tung một cú đấm vào mặt hắn nhưng hắn né được. Người bạn tù Nguyễn Ngọc Ký (lúc đó lấy tên là Quý, quê Hà Tĩnh, bị cụt cánh tay trái), vớ được chiếc gậy của tôi, nhằm vào cổ tên quân cảnh phang mạnh. Máu từ cổ tên quân cảnh tuôn xối xả, tên đi cùng lập tức kéo đồng bọn ra khỏi buồng giam.
Sau khi ông Long và ông Quý đánh quân cảnh bị thương, bọn cai ngục càng đàn áp tù nhân dữ dội hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy nhà lao, 11 người đã đứng ra tự rạch bụng đấu tranh, đòi cải thiện điều kiện sinh hoạt cũng như các quyền dân sinh khác
Trưởng liên khu trại giam lên loa thông báo tù nhân tấn công quân cảnh, yêu cầu giao nạp 2 người này cho ban chỉ huy liên khu. Không muốn liên lụy đến anh em, tôi và anh Quý xin ra nhận nhưng Đảng ủy trại giam không đồng ý", ông Long kể tiếp.
Không bắt được 2 người đánh quân cảnh, địch cắt toàn bộ khẩu phần ăn, nước uống của tù nhân, thực hiện một cuộc ngưng thực để trừng phạt tập thể. Sau 5 ngày bị ngưng thực, Đảng ủy nhà lao phát động các tù nhân mổ bụng đấu tranh.
11 Đảng viên ưu tú nhất được lựa chọn. Tù nhân tập trung ra sân, tố cáo tội ác của quân cảnh và cai ngục. Bọn cai ngục tìm cách thương lượng với các tù nhân, tránh sự chú ý của các tổ chức nhân quyền quốc tế đang giám sát hoạt động của các trại giam. Đại diện tù nhân yêu cầu chấm dứt các hành động tra tấn, vô cớ đánh đập tù nhân, cải thiện các điều kiện sinh hoạt... nhưng không được chấp nhận.
7 trong số 11 người tù đã tự dùng dao rạch bụng mình để thể hiện sự phản đối một cách cao nhất. Trước khí thế đấu tranh của những người lính này, địch đành phải nhượng bộ, đồng ý không truy cứu vụ 2 lính quân cảnh bị đánh kia nữa, đồng thời cung cấp lương thực, các nhu yếu phẩm cần thiết cho các tù nhân và tổ chức đưa những người bị thương đến bệnh viện chữa trị.
Cuộc đấu tranh trong nhà lao kéo dài cho đến khi Hiệp định Pari được ký kết. Theo nội dung đã được thống nhất trong Hiệp định Pari, tù nhân sẽ được trao trả cho hai bên. Tuy vậy, cuộc đấu tranh của những người lính sa vào tay giặc vẫn chưa kết thúc...
Hoàng Lam
(Còn nữa)
Theo Dantri
Nam thanh niên lái xe máy bằng chân, tay bấm điện thoại Trong clip, nam thanh niên dùng chân điều khiển xe máy chạy một quãng đường khá dài trong khi tay vẫn bấm điện thoại. Người này chỉ kết thúc hành vi nguy hiểm của mình khi chạy vào khoảng trống giữa 2 ô tô trên quốc lộ 1. Hình ảnh được tài khoản Facebook có tên Ngoc Duc Nguyen đăng tải lên trang...