Xe bọc thép chở quân hiện đại nhất của Nga đã xuất hiện tại Crimea
Tiếp tục đưa vũ khí hiện đại tới Crimea, Nga đang khiến Ukraine phải chóng mặt với tốc độ và khối lượng vũ khí Nga dồn về bán đảo này.
Xe bọc thép BTR-82A của Nga biên chế cho Hạm đội biển Đen
Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục hiện đại hóa vũ khí trang bị cho các đơn vị Thủy quân lục chiến. Theo dịch vụ báo chí của Quân khu Nam, một lô lớn xe bọc thép mới BTR-82A đã được đưa vào biên chế lực lượng thủy quân lục chiến của Hạm đội Biển Đen.
Theo báo cáo, một tiểu đoàn độc lập của lực lượng Lính thủy đánh bộ của Hạm đội Biển Đen, đóng tại Krasnodar, đã tiếp nhận 40 xe bọc thép BTR-82A mới.
Đây là tiểu đoàn 382 lính thủy đánh bộ biệt động thuộc lữ đoàn 810 lính thủy đánh bộ của Hạm đội Biển Đen, đóng trên bờ biển Azov, ở thành phố Temryuk.
Video đang HOT
Xe bọc thép BTR-82A của Nga luyện tập đổ bộ.
Trong bối cảnh Nga và Ukraine đang có những hành động di chuyển vũ khí trang bị và binh lính tới sát biên giới làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, các tướng lĩnh Nga đã lưu ý rằng việc bàn giao xe bọc thép diễn ra trong khuôn khổ đơn đặt hàng quốc phòng cấp nhà nước, theo chương trình tái vũ trang các đơn vị thủy quân lục chiến với trang bị mới, nên không phải là hành động gây đe dọa đối với Ukraine.
Xe bọc thép BTR-82A
Các xe bọc thép đã được chuyển đến nhà ga trên Bán đảo Crimea bằng đường sắt trực tiếp từ nơi sản xuất, sau đó thiết bị được chuyển đến đội xe của tiểu đoàn 382 lính thủy đính bộ.
Lực lượng công binh của tiểu đoàn hiện đang làm công tác chuẩn bị và kiểm tra trước khi đưa các xe thiết giáp chở quân vào hoạt động.
Tuần trước, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã thông báo về việc xuất xưởng lô BMP-3 đầu tiên với số lượng 40 xe chiến đấu bộ binh phục vụ cho lực lượng Lính thủy đánh bộ của Hạm đội Thái Bình Dương, BMP-3 mới thay thế BMP-2 đang dần lỗi thời trong biên chế hải quân Nga.
Mỹ, NATO 'mất dấu tàu ngầm Nga'
Mỹ và đồng minh dường như triển khai nhiều khí tài để tìm dấu vết tàu ngầm Rostov-on-Don ở Địa Trung Hải trong một tuần nhưng không có kết quả.
"Lực lượng săn ngầm NATO đã cố gắng tìm kiếm tàu ngầm Rostov-on-Don suốt một tuần, nhưng các nỗ lực đều không thành công. Bộ chỉ huy Nga vẫn duy trì liên lạc thông suốt với tàu ngầm", nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề tiết lộ hôm 20/3.
Hải quân Anh từng bám đuôi tàu ngầm Rostov-on-Don trên đường di chuyển từ Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải. Hạm đội 6 hải quân Mỹ tiếp nhận nhiệm vụ theo dõi tàu ngầm Nga khi nó vượt qua eo biển Gibraltar cách đây một tháng. Tuy nhiên, dường như lực lượng này đã mất dấu chiếc Rostov-on-Don trong tuần này.
Tàu ngầm Rostov-on-Don tiến vào Địa Trung Hải năm 2020. Ảnh: USNI .
Truyền thông Israel hồi giữa tuần cho biết trinh sát cơ Mỹ đang thực hiện "nhiệm vụ bí ẩn" và không báo trước, trong đó các máy bay tuần thám P-8A quần thảo ngoài khơi Israel, Lebanon và Syria. "Họ triển khai lực lượng lớn nhưng không có kết quả. Điều này khiến họ lo lắng khi xảy ra căng thẳng", nguồn tin nói thêm.
Rostov-on-Don là một trong 6 tàu ngầm Đề án 636 Varshavyanka, còn gọi là lớp Kilo, được Nga biên chế cho Hạm đội Biển Đen. Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Igor Osipov xác nhận cả 6 tàu ngầm trong hạm đội đang làm nhiệm vụ ngoài biển, nhưng không cho biết vị trí.
Kilo là lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel - điện, có nhiệm vụ tác chiến chống hạm và chống ngầm. Tàu có độ sâu hoạt động khoảng 240 m và lặn sâu tối đa 300 m. Lớp tàu ngầm này vận hành rất tốt trong vùng biển nông, có khả năng di chuyển ở gần đáy biển hơn các tàu ngầm tấn công khác.
Tàu ngầm Kilo được gọi là "hố đen đại dương" bởi khả năng ẩn mình gần như hoàn hảo của nó. Động cơ của tàu được đặt cách ly trên bệ đỡ cao su và không chạm vào thân tàu, làm giảm rung động và triệt tiêu tiếng ồn. Vỏ ngoài tàu ngầm được bọc kín bằng lớp cao su đặc biệt, có khả năng cách âm từ bên trong và hấp thụ sóng âm từ bên ngoài. Lớp vỏ cao su này giảm khả năng phát hiện mục tiêu từ hệ thống định vị thủy âm (sonar) chủ động và thụ động của đối phương.
Nga thường triển khai ít nhất một tàu ngầm lớp Kilo tuần tra Địa Trung Hải và đóng quân tại quân cảng Tartus, phía tây Syria kể từ khi mở chiến dịch can thiệp quân sự hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad năm 2015.
Mỹ siết kỷ cương đội đặc nhiệm sau nhiều bê bối Các lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ đã gây ra nhiều bê bối và vi phạm kỷ luật trong vài thập niên qua buộc quốc hội phải tăng cường giám sát. Lính Mỹ tham gia một nhiệm vụ vào ban đêm . HẢI QUÂN MỸ Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Adam Smith gần đây thông báo thành...