Xe bị thụt xuống hố và cách xử lý hiệu quả
Khi phát hiện xe bị thụt hố hoặc lún cát, nhiều tài xế phản xạ rất bản năng. Họ cố gắng nhấn ga để xe thoát ra khỏi hố.
Tuy nhiên, việc này rất vô nghĩa bởi khi đó bánh xe không hề chạm xuống được nền đường, không có điểm tiếp xúc tạo chỗ bám để thoát khỏi hố và phản ứng này chỉ khiến tình huống trở nên tệ hơn, đặc biệt khi chiếc xe đang sụt trong hố cát.
Xe bị sụt xuống hố và cách xử lý hiệu quả
Khi xe bị thụt xuống hố nhất là hố cát, nhớ rằng không cố gắng nhấn ga theo phản xạ, mà cần đánh giá tình hình và sau đó lựa chọn các mẹo “cứu” xe thích hợp nhất và áp dụng cho chiếc xe của mình.
Dùng thanh gỗ lớn làm điểm tì
Có nhiều miệng cống thoát nước không được đậy nắp và nếu quan sát không tốt, người lái xe rất có thể mắc những chiếc “bẫy” này mà thụt bánh xuống. Một cách để cứu chiếc ô tô khỏi miệng hố, nhất là các hố sâu như các ống cống này chính là sử dụng một thanh gỗ dài để làm điểm tì cho xe. Để cách làm này đạt hiệu quả thì cần tìm được thanh gỗ đủ chắn. Cách này chỉ thích hợp áp dụng khi miệng hố không quá rộng.
Tiến hành giải cứu xe bằng cách đặt một đầu thanh gỗ xuống dưới cống. Phần thân của thanh gỗ luồn xuống dưới bánh xe bị mắc kẹt. Bằng cách đó sẽ tạo điểm bám cho bánh xe, bánh xe tì lên thanh gỗ. Một người dùng toàn lực bẩy mạnh thanh gỗ để ghìm thanh gỗ tránh xô lệch khi bánh xe di chuyển qua. Lúc này người còn lại khởi động xe và lái cho xe chạy lùi từ từ qua thanh gỗ kê bên dưới bánh. Với cách này, xe sẽ thoát khỏi hố dễ dàng.
Lùi xe từ từ để thoát khỏi miệng hố
Video đang HOT
Trong trường hợp ô tô sập bánh xuống hố mà vẫn chạm được đáy của hố thì có một cách giải quyết khá đơn giản. Các bác tài chỉ cần lựa đánh lái và cho xe lùi lại từ từ thì xe sẽ thoát được khỏi hố. Tuy vậy, nếu như quan sát thấy hố không sâu và bánh xe chỉ cách đáy của hố một chút thì tài xế có thể thử tìm cách chèn các vật cứng như gạch hay ván gỗ xuống bánh xe. Các vật này sẽ trở thành điểm tì cho bánh xe. Khi đã có điểm tì phù hợp, thử đánh lái và lùi xe từ từ để thoát khỏi hố.
Đánh hết lái để bánh xe tì lên miệng hố
Nếu không may xe bị thụt bánh xuống hố mà quan sát thấy miệng hố không quá rộng, có một cách để “lôi” chiếc xe khỏi hố mà không cần đến công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể áp dụng nếu miệng hố hẹp và các tài xế phải thực sự có kinh nghiệm.
Cách thực hiện như sau: Tài xế sẽ điều khiển vô lăng để đánh hết lái. Khi đánh hết lái, bánh xe sẽ xoay và tì vào được gờ của miệng hố. Miệng hố lúc này trở thành điểm tì để bánh xe có thể lợi dụng để bám vào. Đối với những chiếc xe khi thụt bánh xuống hố, việc tìm được một điểm tì cho bánh xe là rất quan trọng, một khi đã có điểm tì thích hợp thì việc “giải cứu” xe gần như đã đi được nửa chặng đường. Với điểm tì là miệng cống, bác tài chỉ cần khởi động và nhấn ga mạnh là bánh xe có thể lăn và thoát khỏi miệng hố.
“Giải cứu” xe thụt xuống hố bằng cờ lê
Bằng việc dùng một chiếc cờ lê thường được dùng để vặn ốc xe và nối với một chiếc tuýp sắt chúng ta sẽ có một công cụ để cứu chiếc xe khỏi hố. Với chiếc bánh đang bị sụt xuống hố, hãy tiến hành mở la-zăng của bánh xe, và lắp cờ lê vào các con ốc vít trên bánh xe. Sau khi cố định được cờ lê với ốc vít thì tiếp tục nối đầu còn lại của cờ lê với 1 ống tuýp dài. Chú ý lựa chọn ống tuýp có chiều dài thích hợp để khi lắp vào cờ lê thì công cụ này sẽ có chiều dài dài hơn bán kính lốp xe. Xong xuôi, hãy dùng dây cố định cụm cờ lê – ống tuýp vào chấu trên vành lazang. Việc cố định nhằm đảm bảo cụm này không bị xê dịch khi bánh xe di chuyển.
Lúc này, cụm hỗ trợ này sẽ thành điểm tiếp xúc của bánh xe với mặt đường để tác động lực khí bánh xe quay. Khi chuẩn bị xong các bước, tài xế lên xe và từ từ nhấn ga. Bánh xe quay khiến cụm hỗ trợ quay theo, tại điểm chạm vào mặt đường cùng với lực quay của bánh xe sẽ giúp đẩy bánh xe lên khỏi hố.
Dùng kích để cứu xe khỏi hố
Phần lớn khi bánh xe thụt hố dù có cố vào ga thì bánh xe cũng không thể nhúc nhích là do thiếu điểm tì. Một cách hiệu quả để giải quyết tình huống này chính là tạo điểm tì cho bánh xe. Nhiều tài xế kinh nghiệm đã khuyên người lái xe nên sử dụng chiếc kích để giải quyết vấn đề này. Việc sự dụng kích trong hoàn cảnh này được nhận xét là 1 lựa chọn thông minh.
Khi xác định xe thụt hố, tài xế hãy xuống xe để quan sát xem hố sâu như thế nào, bánh xe cách đáy hố bao nhiêu centimet. Việc này sẽ giúp cho tài xế biết được cần kê gạch hoặc vật nâng ra sao để xe có thể sử dụng như một điểm tì.
Kích xe được dùng để nâng thân xe lên cao. Chọn điểm đặt kích thích hợp và kích xe lên. Sau khi xe đã được nâng, mang gạch đến và kê phía dưới bánh xe bị thụt xuống hố. Việc kê gạch hoặc các vật nâng cần đảm bảo sau khi hạ kích xuống thì bánh xe chạm được vào gạch hoặc vật nâng. Nhưng hãy lưu ý là việc kê gạch này chỉ làm được nếu hố không sâu.
Nên kê gạch cao hơn chiều cao từ đáy hố đến bánh xe để khi hạ kích xuống. Gạch đã được kê xong thì hạ kích sau đó kiểm tra quanh xe một lượt xem còn chướng ngại nào không rồi mới lên xe và di chuyển khỏi miệng hố. Như đã biết, khi tạo được điểm tì cho bánh xe sẽ dễ dàng thoát khỏi hố.
Những lưu ý giúp tăng tuổi thọ động cơ ôtô cho chủ xe mới
Để kéo dài tuổi thọ cho động cơ xe ôtô và tránh những hư hỏng, thiệt hại không đáng có, chủ xe cần nắm được một số kinh nghiệm chăm sóc và điều khiển xe điển hình.
Động cơ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe. Ảnh minh hoạ: Lâm Anh.
Giữ vòng tua động cơ ở mức thấp nhất
Để tránh những thiệt hại không đáng có, tài xế nên hạn chế trường hợp lái xe ở vòng tua cao. Bên cạnh đó, việc khởi hành bất ngờ sẽ tạo quá nhiều sức ép cho động cơ nếu động cơ chưa được làm nóng, vì thế mà tuổi thọ động cơ cũng giảm nhanh chóng.
Do đó trước khi lăn bánh, tài xế cần làm nóng động cơ trước. Đồng thời, khi lái chỉ nên nhấn chân ga nhẹ nhàng để ngăn chặn tình trạng vòng tua thay đổi đột ngột.
Không nên chở quá tải
Nếu mới mua một chiếc SUV hoặc bán tải, người chủ xe không nên sử dụng móc kéo đi kèm với xe. Hoặc nếu cần thiết phải sử dụng thì nên chờ một thời gian sau khi xe đã có thêm nhiều giờ vận hành.
Sở dĩ là vì khi mới "tậu" xe về, tài xế không nên ép xe gánh quá nhiều tải trọng và buộc xe phải làm việc vất vả. Đây cũng là nguyên do vì sao cần giữ vòng tua ở mức thấp và lái xe ôtô ở tốc độ thấp như đã nói ở trên.
Chú ý đến hệ thống lốp và phanh xe
Lốp xe và phanh là hai bộ phận của xe mới còn nguyên đai nguyên kiện. Trên bề mặt lốp xe thường được các nhà sản xuất sử dụng chất bôi trơn, chống xuống cấp. Vì thế độ bám đường của lốp xe lẫn phanh có thể không đủ, phản ứng xe cũng kém nhạy bén hơn. Lớp chất bôi trơn này chỉ tiêu biến khi xe đã chạy đến vài km.
Một số bộ phận khác như rotor, má phanh và kẹp phanh cũng cần được sử dụng 1 thời gian trước khi chúng đạt trạng thái vận hành vừa ý. Muốn thúc đẩy quá trình này, tài xế có thể thử liên tục tăng tốc đến một mức độ nhất định và nhẹ nhàng đạp phanh, sau đó lặp lại quá trình 2 - 3 lần để phanh đạt đến nhiệt độ vận hành tối ưu.
Thay dầu thường xuyên
Hầu hết các nhà sản xuất thường khuyến cáo thay dầu trong một khoảng km đầu tiên. Vì thế chủ xe cần chú ý thay dầu trong xe sau khi xe đạt mức chạy ban đầu. Việc thay dầu như này sẽ giúp loại bỏ các mảnh kim loại, bụi bẩn hoặc tàn dư khác tồn đọng trong xe kể từ lúc cập bến đại lý, nhà phân phối.
Đồng thời, chủ xe cũng nên ghi nhớ thay dầu đúng thời hạn cho các lần sau để kéo dài tuổi thọ của động cơ xe, cũng như giảm thiểu những khả năng thiệt hại, rủi ro lâu dài trong tương lai.
Lái xe ô tô số tự động tưởng dễ nhưng vẫn cần chú ý những mẹo này Lái xe số tự động tưởng như đơn giản nhưng nếu thiếu hiểu biết, bạn sẽ khiến chiếc xe xuống cấp một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo lái xe giúp giữ cho hộp số tự động luôn ở trong tình trạng tốt, kéo dài tuổi thọ. 1. Để chân chờ ở bàn đạp ga Xe số tự động được...