Xe bị ngập nước, người lái xe phải nhớ nguyên tắc nào?
Đường đô thị ngập nước là việc không tránh khỏi, vì vậy mỗi người lái xe nên trang bị cho mình những nguyên tắc tiêu chuẩn để tránh thiệt hại về vật chất và sức khỏe của mình.
Nếu cần thiết phải di chuyển trong tình trạng đường ngập nước thì mỗi người lái xe cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn.
Những ngày mưa bão sẽ kèm theo gió giật, vì vậy khi di chuyển bạn phải chú ý quan sát những chướng ngại vật có thể có hai bên đường. Những thứ như cột điện, cây cối và các loại xe di chuyển cùng chiều hay các loại biển quảng cáo đều có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào. Tất cả đều là những nguy cơ tiềm ẩn, bạn cần quan tâm.
Cột điện ngã trên đường Thái Văn Lung. Ảnh: NGUYỄN TÂN
Đặc biệt, chỉ nên di chuyển ở những cung đường quen thuộc, mình đã nắm rõ con đường đó và cách lưu thông của nó. Tránh trường hợp bị va vào các hố sâu lớn, hay nắp cống trên đường. Đối với mực nước ngập dâng cao, cẩn thận các loại xe đi ngược chiều, dẫn tới sóng đánh ngã xe. Đồng thời, chú ý giữ khoảng cách đối với các loại xe đó.
Đối với xe máy loại tay ga, nên giữ ga ở mức đều, tương đối lớn tránh nước tràn vào pô xe. Chỉ dùng thắng để giảm tốc độ và tay ga vẫn giữ nguyên, tuyệt đối tránh giảm ga xe. Nếu xe bị ngập nặng, tốt nhất bạn nên dắt xe lên khu vực cao hơn mực nước, tháo bugi rồi lau thật khô. Tiếp tục đạp cần khởi động, để đẩy hết nước trong xe ra khỏi các chỗ nguy hiểm, như máy dầu và các bộ phận có thể bị ngấm nước. Lưu ý, việc vặn ga lớn phóng nhanh qua chỗ ngập là điều không cần thiết, đôi khi đó lại là nguy hiểm gây ra cho xe. Khi phóng xe, nước bắn lên và rơi vào cổ hút gió của xe. Vừa gây sóng đánh ảnh hưởng tới các xe cùng di chuyển. Tuy nhiên, đối với trường hợp gặp ngập cao, nếu có thể bạn hãy đừng di chuyển nếu không cần thiết.
Video đang HOT
Mực nước ngập cao. Ảnh: NT
Đối với các loại xe điện thì không nên để xe đi vào con đường ngập nước, bởi các bộ phận của nó chủ yếu được thiết kế bằng ắcquy hoặc điện. Các hiện tượng chập điện có thể xảy ra dẫn đến việc phải thay thế hệ thống pin, ắcquy, vì vậy rất tốn kém. Hiện nay, có một số loại xe máy điện như Klara được giới thiệu là có khả năng chạy qua vùng nước nhưng dù sao người tiêu dùng cũng nên cẩn trọng trong việc sử dụng nó.
Ô tô là phương tiện cũng bị tình trạng ngập nước ảnh hưởng, ô tô lại dễ bị nước xâm nhập hơn. Khi di chuyển vào đường ngập cao, người lái xe nên tuân thủ nguyên tắc bật đèn pha để có tầm nhìn rõ hơn, quan sát tốt hơn. Cũng như các loại xe tay ga, tránh phanh gấp vì theo quán tính, nước sẽ dễ tràn vào lưới tản nhiệt, sau đó len vào các ống hút gió. Tuyệt đối, không được mở cửa hay tắt hệ thống điều hòa. Nếu đang di chuyển qua chỗ ngập, mở cửa xe đồng nghĩa với việc chào đón nước tham quan nội thất bên trong xe. Nguyên tắc khi xe bị tắt máy, người lái xe nên biết không nên khởi động máy ngay lúc này, vì hành động này sẽ làm hư hỏng nặng hơn các động cơ của xe, đặc biệt các bộ phận kết nối giữa piston, nó có thể dẫn đến hiện tượng gãy tay biên, nặng hơn là có thể phải thay cả hệ thống động cơ. Vì vậy, trường hợp này, bạn nên để động cơ khô ráo và gọi đội cứu hộ tới.
Khi xe chết máy, không nên khởi động lại. Ảnh: NT
Sau cùng, khi đã vượt qua thời gian ngập úng, đối với tất cả loại xe bạn nên kiểm tra các bộ phận động cơ của xe. Việc này để đảm bảo nước bẩn không bám vào hệ thống điện, bugi và các khu vực động cơ cũng như hệ thống thắng. Tránh việc ăn mòn các bộ phận trên xe, nếu cần thiết nó để đảm bảo việc lưu thông sau này được an toàn hơn.
Thy Nhung
Theo PLO
TPHCM: Hôm nay, nhiều trường ĐH tiếp tục cho nghỉ học do ảnh hưởng bão
Trước tình hình mưa bão phức tạp, trên địa bàn TPHCM nhiều nơi bị ngập nước, cây xanh ngã đổ nên nhiều trường ĐH, CĐ quyết định cho sinh viên nghỉ học ngày thứ hai (26/11).
Tiếp sau khi Sở GD-ĐT TPHCM thông báo về việc cho học sinh toàn thành nghỉ học vào ngày 26/11, nhiều trường ĐH, CĐ ngay trong tối 25/11 đã có quyết định cho sinh viên nghỉ học cả ngày 26/11.
TPHCM bị ảnh hưởng cơn bão số 9 nên có mưa gió lớn trên diện rộng gây ngập sâu (ảnh: Đình Thảo)
Tối muộn ngày 25/11, Ths Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông t rường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM cho biết, hiệu trưởng nhà trường vừa có thông báo tạm dừng các hoạt động tại các cơ sở trực thuộc trường ngày 26/11/2018.
Văn bản nêu rõ: "Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, chiều 25/11 ở TPHCM mưa rất to trên diện rộng. Hàng loạt tuyến đường trên địa bàn thành phố bị ngập nước, cây xanh bật gốc ngã đè người đi xe máy, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đã bị ngập sâu.
Theo chỉ đạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, nhằm đảm bảo an toàn, toàn thể cán bộ viên chức-người lao động và sinh viên được nghỉ ngày 26/11/2018. Các hoạt động tại các cơ sở trực thuộc Trường tạm dừng hoạt động".
Còn theo thông báo của ban giám hiệu Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM cũng cho biết về việc tránh bão số 9 (Usagi), ngày 26/11, sinh viên trường được nghỉ học, cán bộ giảng viên nghỉ dạy và nghỉ làm (trừ những cán bộ giảng viên có tham gia kiểm định AUN).
Ngay trong tối ngày 25/11, trường ĐH Luật TPHCM cũng vừa cho hay trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, nhà trường thông báo đến cán bộ, giảng viên, sinh viên được nghỉ làm việc và học tập vào ngày 26/11 để đảm bảo an toàn.
Cũng ngay trong tối 26/11, trường ĐH Kinh tế Luật - ĐHQG TPHCM thông báo khẩn cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trường được nghỉ làm, nghỉ học ngày 26/11/2018 (thứ hai) nhằm đảm bảo an toàn.
Tương tự, trường ĐH Y dược TPHCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Ngân hàng TPHCM, trường CĐ Vạn Xuân, Trung cấp Vạn Tường... cũng đã thông báo cho giảng viên, sinh viên nghỉ học ngày thứ 2 (26/11).
Trong khi đó, theo thông báo mới nhất của trường ĐH Sài Gòn, nhà trường cho sinh viên nghỉ học hết tiết 5 ngày 26/11/2018. "Ngoài ra, vào lúc 10g30 ngày 26/11/2018, Nhà trường sẽ thông báo lịch hoạt động toàn trường tiếp theo. Sinh viên thường xuyên theo dõi trang web trường để cập nhật thông báo từ Nhà trường", thông báo nêu rõ.
Theo ghi nhận, sau khi bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đã gây ra mưa trên diện rộng ở TPHCM khiến hàng loạt tuyến đường bị ngập sâu. Mưa gió đã khiến cây xanh trên nhiều tuyến bật gốc, một người đã tử vong do bị cây đè.
Lê Phương
Theo Dân trí
Sài Gòn ảnh hưởng bão thôi đã khổ sở thế này, sống trong tâm bão còn khủng khiếp thế nào? Trong khi, nhiều người đang phải "vật lộn" với bốn bề biển nước, thì cũng có những người đúng kiểu bình thản đón bão về. Những khoảnh khắc được chụp lại dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ điều đó. Suốt nhiều giờ qua, thông tin về cơn bão số 9 đổ bộ vào đất liền liên tục được cập nhật trên các...