Xe an toàn và những trường hợp khẩn cấp trên đường đua F1
Khi chiếc xe an toàn xuất hiện, chặng đua được đặt vào tình trạng khẩn cấp. Nó có thể khiến khán giả phấn khích hơn bởi khoảng cách giữa các xe được thu hẹp đáng kể.
Ở bất kỳ chặng đua nào của F1 Grand Prix, một chiếc xe đặc biệt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Đó là xe an toàn. Cái tên nói lên tất cả, khi nó xuất hiện là thời điểm đường đua được đặt trong tình trạng báo động về độ an toàn. Toàn bộ tay đua và nhân viên phải duy trì hoạt động theo quy định rõ ràng.
Xe an toàn tại F1 Hungary năm 2016. Ảnh: Sutton Images.
Khi nào xe an toàn xuất hiện
Theo quy định, xe an toàn (safety car) có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc đua. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nó cũng có quy định rõ ràng. Người duy nhất được quyền quyết định việc điều chiếc xe này vào hay ra khỏi đường đua là giám đốc cuộc đua. Đây là người chịu mọi trách nhiệm về vận hành và đảm bảo chặng đua diễn ra suôn sẻ.
Khi nó xuất hiện, đồng nghĩa chặng đua đang đối mặt nguy cơ mất an toàn, ví dụ sau một tai nạn hoặc điều kiện đường đua không đảm bảo (mưa lớn, đọng nước…). Nhiệm vụ của xe an toàn là đảm bảo tốc độ cuộc đua được khống chế.
Các thông tin qua hệ thống liên lạc của ban tổ chức cũng như từng đội đua được duy trì trước và trong thời gian xe an toàn xuất hiện. Trong thời gian trên đường đua, đèn màu cam (mang nghĩa cảnh báo) trên nóc chiếc safety care được bật. Cờ màu vàng và bảng “SC” (SC: Safety Car – Xe an toàn) xuất hiện ở vạch đích.
Video đang HOT
Khi tình hình được kiểm soát, đèn cảnh báo không còn xuất hiện nhưng xe an toàn vẫn đi thêm một vòng nữa, trước khi đi vào pit (đặt ở cuối đường đua). Trật tự vẫn phải được duy trì cho tới khi vòng đua kết thúc. Cuộc đua trở lại bình thường khi các tay đua vượt qua vạch xuất phát.
Xe an toàn dẫn đầu đoàn đua tại Monaco năm 2016. Ảnh: Sutton Images.
Các quy định liên quan
Xe an toàn xuất hiện lần đầu năm 1973, theo Formula1. Một số thông tin khác cho rằng nó đã có từ 1911 tại Indianapolis 500. Tuy nhiên, nó không được sử dụng mà chỉ ở đó như một cách khiến khán giả theo dõi cảm thấy an toàn hơn.
Năm 1992, FIA thiết lập các hướng dẫn cũng như quy định rõ ràng về việc sử dụng xe an toàn trong F1. Việc đảm bảo an toàn được ưu tiên hơn là trình diễn.
Khi xe an toàn xuất hiện, đường đua được kích hoạt chế độ chạy an toàn với ba quy định cơ bản, gồm các xe giảm tốc độ, xe an toàn luôn dẫn đầu và không xe nào được vượt đối thủ. Các vòng đua được tính bình thường.
Thời gian và quãng đường đua vẫn được tính bình thường. Một số lần, xe an toàn dẫn đầu đoàn cho tới khi chặng đua kết thúc. Lịch sử F1 ghi nhận 8 lần như vậy.
Các tay đua có thể vào pit bất cứ lúc nào trong giai đoạn đua an toàn này. Tuy nhiên, chúng phải đảm bảo tuân thủ giới hạn tốc độ khi quay trở lại đường đua.
Những quy định về giới hạn tốc độ và cấm vượt đôi khi khiến những lợi thế về khoảng cách giữa các tay đua bị mất đi, đặc biệt là người đang dẫn đầu, vốn phải vất vả để có được thành tích đó. Tuy nhiên, nó không là gì nếu xét tới tiêu chí an toàn cho toàn bộ đường đua.
“Tất nhiên, đôi khi khá khó chịu vì lái xe phía sau chiếc xe an toàn trong một vài vòng. Song, chúng tôi không phàn nàn vì nó đảm bảo sự an toàn cho tất cả chúng ta”, Mark Webber, tay đua của đội Williams chia sẻ, theo F1 Scarlet.
Theo Bernd Maylander, người lái xe an toàn kể từ năm 2000, việc xe an toàn xuất hiện có thể ảnh hưởng lớn tới kết quả cuộc thi. Các đội được quyền tính toán để xe đua của mình vào pit ở thời điểm thích hợp, và nó sẽ giúp rút ngắn khoảng cách đáng kể với những đối thủ dẫn trước. “Nó cũng làm tăng sự phấn khích cho khán giả”, Bernd chia sẻ trên trang chủ F1.
Theo Zing
Vì sao các tay đua F1 cần 2 kỹ sư hỗ trợ?
Để giúp các tay đua vận hành chiếc xe F1 một cách hiệu quả, sự có mặt của những kỹ sư đóng vai trò quan trọng.
Một chiếc F1 không bao giờ đua 2 lần. Việc thay đổi 22 đường đua khác nhau khiến thiết kế của xe cũng cần được điều chỉnh. Tốc độ của xe cũng phải cải thiện không ngừng. Do đó, các tay đua cũng như kỹ sư phải làm rất nhiều việc trước các ngày đua chính thức.
Will Joseph, kỹ sư của Lando Norris luôn tự đặt câu hỏi rằng làm thế nào để tạo ra một chiếc xe đua tốt nhất. Nguyên nhân là các quy định trên đường đua mang tính thời điểm và được thay đổi liên tục. Do đó, chiếc xe đua cũng cần được cải tiến theo thời gian.
Will Josheph, kỹ sư của đội McLaren trao đổi với Lando Norris trên đường đua F1. Ảnh: F1.
Theo Josheph, các kỹ sư của các đội đua sẽ tham khảo tất cả đường đua cũ và mới. Sau đó, họ sẽ để các vận động viên đua thử trong một môi trường giả lập nhưng khác với trò chơi điện tử. Thông thường, các tay đua sẽ thử tốc độ tốt nhất của chiếc xe, thay đổi các mức độ của lực nén xuống, hệ thống cánh gió. Từ đó, họ sẽ tìm ra những điểm mạnh hay yếu và chiếc xe hoạt động tốt nhất khi nào.
"Chúng tôi bắt đầu từ những yếu tố cơ bản nhất. Tôi, Josheph và Andrew Jarvis (một kỹ sư hiệu năng của Norris) sẽ thảo luận với nhau, đưa ra các ý kiến về chặng đua và phân tích sâu hơn. Chúng tôi xem lại những chặng đua trước của tôi lẫn Carlos Saiz (đồng đội của Norris) để lên kế hoạch. Cuối cùng, chúng tôi dành từ 6 đến 7 tiếng trong phòng giả lập. Trong môi trường này, việc thay đổi các thông số, điều kiện đua chỉ mất vài giây. Còn con số này ở ngoài đời là hàng chục phút", Norris, tay đua của đội McLaren, chia sẻ.
Các đội đua vận hành theo cách khác nhau nhưng đều có điểm chung là xoay quanh vận động viên và các kỹ sư. Sự phức tạp của một chiếc F1 khiến các công việc liên quan đến kỹ thuật cần được chú ý hơn. Vì vậy, mỗi tay đua thường có 2 kỹ sư hỗ trợ mình.
Một kỹ sư thường xuyên vận hành thử, trao đổi với thợ máy về các vấn đề trên xe. Người còn lại sẽ làm việc với tay đua để đưa ra các phân tích về cách điều khiển, hướng dẫn các chức năng của xe.
Theo Zing
Khoang lái an toàn khiến xe đua F1 không cần túi khí Túi khí được sinh ra để đảm bảo an toàn cho tài xế khi xảy ra tai nạn. Tại sao nó không được trang bị trên xe đua F1? Túi khí được nghiên cứu từ những năm 50 và được đưa vào sử dụng từ thập niên 70 thế kỷ XX. Ngày nay, chúng trở thành bộ phận không thể thiếu và luôn...