XBB là dòng biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại Trung Quốc
Ngày 8/5, chuyên gia Trung Quốc cho biết các biến thể phụ XBB của Omicron đang là những biến thể chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại nước này và hiện không có sự thay đổi lớn nào đối với khả năng gây bệnh của những biến thể trên.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhà nghiên cứu Chen Cao tại Viện Kiểm soát và phòng ngừa bệnh do virus thuộc Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc nêu rõ tỷ lệ nhiễm biến thể phụ XBB tại Trung Quốc đã tăng từ 0,2% vào giữa tháng 2 lên 74,4% vào cuối tháng 4. Trong số các ca nhập cảnh, có tới 97,5% số ca ghi nhận vào cuối tháng 4 là nhiễm biến thể phụ XBB, tương tự như xu hướng dịch bệnh hiện nay trên toàn cầu.
Chuyên gia Chen Cao cho hay Trung Quốc đã thiết lập hệ thống giám sát và cảnh báo liên quan COVID-19 tại các bệnh viện và địa điểm quan trọng, các phòng khám, khu xử lý nước thải đô thị, đồng thời khuyến nghị người dân cần duy trì thói quen vệ sinh và ứng phó thận trọng với tình hình dịch bệnh.
Trung Quốc ghi nhận 'thắng lợi lớn' trong cuộc chiến chống COVID-19
Một cuộc họp của Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 16/2 ghi nhận nước này đã đạt được "thắng lợi lớn và mang tính quyết định" trong công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch COVID-19 kể từ tháng 11 năm 2022.
Hành khách tại nhà ga đường sắt ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, cuộc họp trên do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì. Cuộc họp ghi nhận Trung Quốc đã tối ưu hóa, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với tình hình, phối hợp hiệu quả giữa phòng chống dịch với phát triển kinh tế, xã hội. Phản ứng chống dịch COVID-19 của Trung Quốc đã giúp nước này ngăn chặn thành công sự lây lan rộng rãi của các chủng virus nguy hiểm hơn có khả năng gây chết người cao, bảo vệ hiệu quả sự an toàn và sức khỏe của công chúng.
Cuộc họp nêu rõ các nỗ lực tối ưu hóa các biện pháp phòng, chống COVID-19 của Trung Quốc kể từ tháng 11/2022 đã giúp quá trình chuyển tiếp trong công tác chống dịch diễn ra suôn sẻ, với hơn 200 triệu người được điều trị, 800.000 ca nặng được điều trị hiệu quả và tỷ lệ tử vong do COVID-19 duy trì ở mức thấp nhất thế giới.
Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng tuyên bố trên đánh dấu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bước ra khỏi đại dịch và dịch bệnh này đang trở thành bệnh đặc hữu.
Trong khi Trung Quốc chứng kiến xã hội trở lại bình thường với các hoạt động kinh tế phục hồi nhanh chóng, triển vọng thế giới chứng kiến đại dịch qua đi "đang hiện ra trước mắt". Theo các chuyên gia, sau khi trải qua các đợt lây nhiễm vào tháng 12 và tháng 1 vừa qua, xã hội Trung Quốc hiện đã trở lại bình thường và mọi người đã thoát khỏi tình trạng đại dịch, phù hợp với kỳ vọng của công chúng. Điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc đã bắt đầu quá trình dịch COVID-19 trở thành một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, theo đó ghi nhận đây là bệnh đặc hữu.
Hôm 15/2 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) đã công bố tình hình mới nhất về dịch COVID-19, trong đó cho biết Trung Quốc đại lục ngày 13/2 ghi nhận có 9 trường hợp tử vong tại bệnh viện, giảm 99,8% so với mức đỉnh. Kể từ ngày 9/12/2022, số ca có kết quả dương tính hằng ngày được báo cáo đã tăng lên, sau đó liên tục giảm. Mức cao nhất được ghi nhận là 6,94 triệu ca vào ngày 22/12/2022 và giảm xuống còn 8.847 vào ngày 13/2 vừa qua. Theo CDC, từ ngày 8/12/2022 đến ngày 9/2/2023 có hơn 83.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19 tại các bệnh viện ở Trung Quốc.
Bắc Kinh không phát hiện biến thể mới của SARS-CoV-2 vào cuối năm 2022 Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet ngày 8/2, các nhà khoa học đã không phát hiện biến thể mới nào của virus SARS-CoV-2 tại Bắc Kinh vài tuần sau khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch vào tháng 11/2022. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc...