Xây trụ sở nghìn tỷ: Đừng “hoành tráng” khi còn nghèo!
Từ năm ngoái đến giờ, có nhiều nơi đã xây dựng hoặc đang xây dựng, có dự án xây trụ sở ủy ban hành chính tỉnh với quy mô lớn.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, nước ta có 63 tỉnh thành, nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số này nộp ngân sách về Trung ương. Còn lại 2/3 địa phương sử dụng nguồn ngân sách do Trung ương phân bổ. Thế nhưng: “Tôi không hiểu tại sao lại rộ lên thành một phong trào như vậy, kể cũng hơi khó hiểu. Nó lại càng khó hiểu hơn khi rộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của các ủy ban cấp tỉnh, nên người ta có đặt câu hỏi. Tại sao lại vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, có “động cơ” gì đằng sau đó không?”
“Phong trào” khó hiểu
Theo thông tin trên một số báo, hàng loạt các tỉnh, trong đó có tỉnh nghèo đã đề xuất xây trụ sở hành chính với tổng đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Ông nhìn nhận câu chuyện này thế nào?
Từ năm ngoái đến giờ, có nhiều nơi đã xây dựng hoặc đang xây dựng, đang có dự án xây trụ sở ủy ban hành chính tỉnh với quy mô lớn. Tiêu biểu như Bình Dương, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và bây giờ là Nghệ An, Hải Phòng… Tôi không hiểu tại sao lại rộ lên thành một phong trào như vậy, kể cũng hơi khó hiểu. Nó lại càng khó hiểu hơn khi rộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của các ủy ban cấp tỉnh, nên người ta có đặt câu hỏi. Tại sao lại vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, có “động cơ” gì đằng sau đó không?
Ông Phạm Sỹ Liên.
Ý của câu hỏi đó là gì ạ?
Ý là những người sắp hết nhiệm kỳ muốn làm một việc gì đó trước khi dời khỏi nhiệm kỳ này. Không biết điều đó có thật không, nhưng vì dồn dập vào giai đoạn này nên người ta nghĩ thế.
Hẳn là mỗi địa phương đều đưa ra các lý do cần thiết về việc xây trụ sở hoành tráng?
Bình Dương là địa phương đi đầu về việc xây trụ sở hoành tráng thì tôi thấy họ có lý do chính đáng. Nghĩa là họ xây một thành phố mới hoàn toàn, tôi đã đến và thấy rất đẹp. Thủ phủ cũ là Thủ Dầu Một thì thực chất chỉ là một thị trấn còn kém phát triển. Trong khi tỉnh đang công nghiệp hóa mạnh, nguồn thu lớn, dồi dào, không những đóng góp cho Trung ương mà còn đủ chi tiêu. Nên họ xây một trụ sở đàng hoàng cũng là dễ hiểu.
Nhưng vấn đề là các tỉnh nghèo, trong khi bao nhiêu công trình thiết yếu còn chưa có, ngân sách nhà nước thì hạn hẹp, có cần phải đầu tư những trụ sở hàng nghìn tỉ đồng hay không? Tôi nghĩ là không.
Video đang HOT
Xây trụ sở thế không hợp lòng dân tí nào!
Có lẽ không phải cứ xây mới là không nên, qua những câu chuyện ở các địa phương mà ông vừa nêu?
Đúng thế. Tôi không phản đối mọi sự xây mới nhưng phải xem điều kiện ngân sách địa phương đó thế nào, thành phố đó cần gì. Nhiều địa phương hạ tầng rất kém mà không lo giải quyết mà lại đem tiền đi xây trụ sở thì không hợp lòng dân tí nào.
Vấn đề mấu chốt là tiền đâu để xây?
Hiện có khoảng 1/3 trong số 63 tỉnh thành là có đóng góp ngân sách về Trung ương, còn lại là Trung ương phải hỗ trợ về cho tỉnh. Có nơi, ngân sách của tỉnh đó, Trung ương phải hỗ trợ đến 2/3 như Nghệ An, Thanh Hóa. Việc hỗ trợ là đúng vì nghèo cũng phải đủ trường học, bệnh viện, trả lương cho cán bộ công chức. Thế nhưng đã nghèo mà lại muốn xây trụ sở đến hàng nghìn tỉ thì lý do làm sao? Xây trụ sở mới như thế thì cơ sở vật chất của trụ sở cũ tính sao, sẽ rất lãng phí.
Nhưng dù ngân sách có khó khăn thì địa phương cũng đâu có quyền tự quyết, phải xin ý kiến của Trung ương chứ ạ?
Đúng thế. Mấy hôm nay Quốc hội đang nói về ngân sách khó khăn, thì tôi tự hỏi tại sao Bộ Tài chính lại đồng ý để các địa phương làm thế. Có người đặt câu hỏi là liệu có lợi ích nhóm trong đó không? Tôi nghĩ đó cũng là điều lạ, cần phải đặt câu hỏi.
Có trưng cầu không mà biết nguyện vọng của dân
Với người dân, rõ ràng câu hỏi đó là chính đáng?
Thì thế, ở nước mình nhiều cái nhìn lạ lắm, nhưng nhìn kỹ thì chẳng lạ gì (cười). Thời điểm này nó lại là vấn đề, vì ngân sách đang lúc yếu nhất mà các vị ấy lại đề xuất xây thì hơi khó hiểu. Trụ sở đã đành, rồi còn phong trào tượng đài. Sau Sơn La, Quảng Nam, giờ Cần Thơ lại cũng bảo nguyện vọng của nhân dân là cần phải có tượng đài. Có trưng cầu nhân dân không mà biết đó là nguyện vọng của nhân dân? Đi xin để xây tượng đài thì dễ quá, quyên góp được tiền của dân để xây mới khó chứ.
Ông đánh giá ở góc độ tổng quan thì những hiện tượng này nói lên điều gì?
Nước ta những năm gần đây có phát triển, nhờ đó từ nước nghèo thành nước có thu nhập trung bình. Nhưng chi phí cho sự phát triển ấy đắt gấp đôi các nước xung quanh. Các nước xung quanh muốn phát triển như ta, họ chỉ cần chi một nửa số tiền. Chỉ số đắt đỏ ấy thể hiện qua chỉ số ICO mà Tổng Hội Xây dựng công bố cách đây mấy năm. Theo đó, nếu ở Singapore, trong 3 đồng đầu tư thì đem lại 1 đồng GDP thì ở Việt Nam, phải đầu tư khoảng 7-8 đồng.
Có nên dồn các trụ sở vào một tòa tháp?
Xu thế hiện nay dường như các địa phương đều muốn xây dựng một trụ sở lớn trong đó tập hợp tất cả các cơ quan hành chính của địa phương. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
Tôi có dự một hội thảo của Hội Kiến trúc sư Đà Nẵng về việc xây dựng các trụ sở này. Tôi nghĩ, tòa nhà cao như thế mà xung quanh bọc kín kính thì phải dùng điều hòa, sẽ rất tốn kém về năng lượng. Dồn tất cả các cơ quan vào đó, nếu có sự cố thì thế nào? Xảy ra cháy thì hồ sơ tài liệu tính thế này? Sơ tán hàng nghìn con người ra sao nếu có sự cố? Rồi ở một vị trí trong thành phố, vào giờ cao điểm, hàng nghìn người cùng đến một giờ thì tắc nghẽn giao thông như thế nào. Sau này người ta giàu lên, người ta đi bằng ô tô thì tính sao? Đó là các vấn đề tôi thấy người ta chưa giải quyết được.
Về quy hoạch đô thị thì sao?
Tòa nhà hành chính không chỉ đơn giản và tiện khi tập hợp vào một chỗ. Cái tư duy tạo ra điểm nhấn làm sang trọng đô thị là một tư duy rất phiến diện. Điểm nhấn ấy phải là các công trình thương mại, tòa nhà khách sạn, siêu thị, văn phòng, ngân hàng chứ không phải cơ quan chính quyền.
Nếu lấy chính quyền làm điểm nhấn thì sao ạ?
Thì hình như chính quyền này chưa phải quan tâm đến người dân trước tiên mà quan tâm đến trụ sở trước tiên. Nhà Hát Lớn ở Hà Nội ngày xưa là điểm nhấn, chứ không phải là tòa Thống Sứ hay nhà Đốc Lý bên cạnh đó là điểm nhấn. Nhà hành chính ban ngày trông huy hoàng thế, nhưng đêm đến thì tắt đèn vắng vẻ, rất buồn. Mà điểm nhấn như thế thì không hay ho gì.
Tập hợp các cơ quan trong một tòa nhà có tiết kiệm hơn?
Có thể tiết kiệm về đất nhưng về vận hành quản lý thì không, điện, nước đều phải tiêu thụ nhiều hơn. Tôi nghe một ông giám đốc Sở bảo lúc ở trụ sở cũ thì không dùng điều hòa mấy, không phải quản lý vệ sinh rắc rối, nhưng vào tòa nhà mới thì riêng việc lau nhà, lau cửa kính cũng tốn nhân công, chi phí. Điều hòa tổng chạy cả tòa nhà nên riêng tiền điện mỗi tháng của một tòa nhà đó, tôi đã hỏi, phải lên đến cả tỉ đồng.
Giả sử các địa phương không cần xin tiền ngân sách mà bán trụ sở cũ đi để tập trung vào một trụ sở mới, đó có phải là giải pháp tốt?
Đừng nghĩ đến việc bán trụ sở cũ đi để lấy tiền làm những tòa nhà cao ngất vì như thế là xóa bỏ bản sắc đô thị. Đô thị này khác đô thị khác là bản sắc chứ không phải là nhiều nhà.
Xin cảm ơn ông!
Theo_Kiến Thức
Hải Phòng lý giải về 10.000 tỉ đồng xây trung tâm hành chính
10.000 tỉ đồng không chỉ để xây trung tâm hành chính của Hải Phòng.
Ông Lê Khắc Nam, PCT UBND TP Hải Phòng chủ trì cuộc họp báo giải thích về thông tin khu hành chính 10.000 tỉ ở Hải Phòng.
Đó là khẳng định của đại diện UBND TP Hải Phòng - ông Lê Khắc Nam (Phó chủ tịch UBND TP) trước các cơ quan báo chí chiều ngày 10-11. Theo đó, 10.000 tỉ đồng này để xây dựng cả khu đô thị Bắc Sông Cấm, trong đó có khu hành chính mới.
Ông Phạm Hữu Thư, Chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng khẳng định Hải Phòng chưa nghiên cứu, chưa lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở trung tâm hành chính - chính trị "nghìn tỉ". Thực tế, con số 10.000 tỉ đồng với 70% xin ngân sách trung ương là con số dự tính để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu Đô thị mới Bắc Sông Cấm. "Việc xây dựng khu đô khị mới Bắc Sông Cấm là một trong những hướng quan trọng để xây dựng, phát triển TP Hải Phòng thành đô thị đặc biệt cấp quốc gia. Chủ trương này được thông qua và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương và có từ cách đây 12 năm"- ông Thư nói.
Ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cũng cho biết: Trong tương lai, Hải Phòng sẽ phát triển thành phố theo dọc các con sông Cấm, sông Lạch Tray. Chính vì vậy dự án Đô thị mới Bắc Sông Cấm là dự án rất quan trọng và cần được tính toán kỹ, đầu tư lớn.
"Con số đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng chỉ là dự tính, có thể thấp hơn hoặc cao hơn. Số tiền này sẽ được đầu tư chính vào cơ sở hạ tầng (đường sá, điện nước,...) và hệ thống đê biển, kè sông. Khu trung tâm hành chính - chính trị cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ của dự án (khoảng 32 ha) và việc xây dựng trung tâm này cũng phải được xem xét vào thời điểm thích hợp?"- ông Nam khẳng định.
Ông Nam cũng cho rằng việc TP Hải Phòng xin Trung ương 7000 tỉ đồng không có gì là quá đáng. "Hải Phòng là một trong những địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất (năm 2014 là trên 50.000 tỉ đồng). Trong khi đó những công trình sử dụng 7000 tỉ trên là những hạng mục Trung ương phải đầu tư cho Hải Phòng (cầu, đê biển, kè sông). Còn 3.000 tỉ còn lại thì thành phố sẽ dựa vào nhiều nguồn như ngân sách nội địa, thu hút đầu tư quá các hình thức BT, BOT, PPP"- ông Nam nói.
Hải Đường
Theo_PLO
Cao ốc 8B Lê Trực: Hàng tỷ đồng chênh lệch giá rơi túi ai? Trong khi cơ quan chức năng bắt cắt ngọn tòa nhà, dư luận lại đặt câu hỏi xung quanh việc tiền sử dụng đất của dự án này được tính thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Ngày 21/2/2014 liên ngành có tờ trình số 820 gửi UBND thành phố Hà Nội về xác định giá trị quyền sử dụng đất, đơn...