Xây trái phép 7 tầng chung cư: Chủ đầu tư hứa sớm có giấy phép
Chỉ được phép thi công phần ngầm khối công trình, gồm hai tầng hầm và sàn tầng 1 nhưng Dự án đã xây đến tầng 7. Theo chủ đầu tư, đó là vì lý do “bất khả kháng” do thủ thục quá chậm.
Ngày 14.4, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận – ông Nguyễn Văn Điệp thông tin với báo chí xung quanh việc xây dựng 7 tầng chung cư cao cấp dù chưa có giấy phép tại Dự án Thương mại, dịch vụ, văn phòng, officetel và căn hộ (còn gọi là dự án Orchard Garden) tại số 128 Hồng Hà, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Dự án Orchard Garden tại số 128 Hồng Hà, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Ông Điệp cho biết, việc xây dựng này là có xin phép. Tuy nhiên, chưa có giấy phép là do chậm trễ. Trong thời gian xin cấp phép, có nhiều yếu tố khách quan gây chậm trễ trong việc định giá trị quyền sử dụng đất và là yếu tố kéo dài việc cấp phép xây dựng: Sự chuyển đổi cơ quan phê duyệt thẩm định giá từ Sở tài chính sang Sở Tài nguyên & Môi trường, đơn vị tư vấn thẩm định giá trúng thầu ban đầu bỏ giữa chừng, dẫn đến việc định giá kéo dài và phức tạp.
“Tính từ khi Công ty chúng tôi trình Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) xin được định giá tiền sử dụng đất từ tháng 9.2015 cho đến nay đã hơn 7 tháng, Công ty chúng tôi vẫn chưa nhận được quyết định phê duyệt giá trị tiền sử dụng đất, làm cơ sở để chúng tôi hoàn tất nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước và bổ sung hồ sơ xin cấp phép xây dựng theo đúng trình tự đầu tư xây dựng cơ bản”, ông Điệp nói. Vì đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng, nên doanh nghiệp “linh hoạt” triển khai dự án.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của Dân Việt, trước đây, Sở TNMT TP.HCM đã mời Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam định giá dự án. Tuy nhiên, sau đó giữa hai bên phải thanh lý hợp đồng. Đặc biệt, chính Công ty cổ phần thương mại Phú Nhuận là đơn vị có văn bản kiến nghị Sở chấm dứt hợp đồng với đơn vị thẩm định. Sở TNMT sau đó có tổ chức mời thầu thêm lần nữa nhưng vẫn chưa có đơn vị tham gia thẩm định.
Đại diện chủ đầu tư cho biết thêm, Sở TNMT thành phố đã gửi tờ trình gửi Hội đồng thẩm định giá thành phố cho chủ đầu tư ứng trước số tiền hơn 98 tỷ đồng đóng tiền sử dụng đất để làm thủ tục cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được chấp nhận. Theo đại diện doanh nghiệp, UBND Thành phố sẽ sớm chấp nhận chủ trương và thủ tục cấp phép xây dựng sẽ được hoàn tất trong thời gian tới. Hiện tại, Dự án cũng đã tạm ngưng thi công.
Trong dự án này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Novaland là đơn vị hợp tác, phát triển dự án. Theo thỏa thuận, sau khi đóng xong tiền sử dụng đất, Công ty Cổ phần Thương mại Phú Nhuận sẽ chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Novaland. Đại diện tập đoàn cho biết dự án chỉ nhận hợp đồng đặt chỗ chứ chưa ký hợp đồng bán căn hộ.
Theo Danviet
Hai khu tập thể cũ án ngữ khu "đất vàng" vào tầm ngắm
Đầu tháng 2/2016, UBND Thành phố Hà Nội ra lệnh sẽ di dời khẩn cấp hai khu tập thể cũ là G6A Thành Công và khu A tập thể Ngọc Khánh để xây mới. Đây là hai khu tập thể có vị trí đẹp bởi nó án ngữ ngay trước mặt hồ Giảng Võ và hồ Thành Công.
Chung cư G6A Thành Công
Lý do Thành phố Hà Nội cho di dời khẩn cấp hai khu tập thể G6A Thành Công và khu A tập thể Ngọc Khánh là vì 2 tòa nhà này được xếp vào diện nguy hiểm cấp độ D - cấp đặc biệt nguy hiểm.
Ngay sau đó, Thành phố đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội. Quy chế này được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881 ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ.
Việc quản lý, kiểm soát về quy hoạch, kiến trúc đối với các công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử, Thành phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
Theo quy chế, Hà Nội cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tại hai bên đường vành đai, trục hướng tâm, tuyến phố chính, khu vực điểm nhấn. Khu vực vành đai I, chiều cao tối đa công trình là 24 tầng, 86m; Vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng, 97m; đường ven đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m... Tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở Hà Nội như sau: Khu Văn Chương (18 tầng); Nguyễn Công Trứ 25 tầng; Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh 21 tầng; các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn... 24 tầng.
Quy chế mới này đã gỡ bỏ được nút thắt trong bài toán cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vốn bế tắc cả chục năm nay. Bởi, trước đây, do quy định của Luật Thủ đô, quy hoạch chung Hà Nội.., thì việc cải tạo chung cư cũ tối đa chỉ được xây 9 tầng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng chung cư cũ không cân đối được bài toán tài chính, làm thì lỗ. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp không mặn mà.
Tuy nhiên, việc Hà Nội chính thức cho nâng tầng cao khi cải tạo chung cư cũ sẽ giúp các doanh nghiệp có lợi nhuận. Nhiều khả năng, việc xây dựng chung cư cũ lại trở thành "miếng bánh" ngon cho các doanh nghiệp.
Và đương nhiên, các doanh nghiệp sẽ ưu ái lựa chọn "miếng bánh" ngon nhất để làm trước. Và hai tòa chung cư cũ có vị trí đắc địa nhất của Quận Ba Đình đã vào tầm ngắm.
Theo tìm hiểu của PV, hiện tại, giá nhà chung cư tại khu vực vùng lõi các quận Ba Đình như Ngọc Khánh, Giảng Võ giá bán ở mức cao ngất ngưởng 45-60 triệu đồng/m2. Đối với những chung cư có vị trí mặt hồ giá bán ở mức 65-70 triệu đồng/m2.
Đương nhiên, hai tòa chung cư cũ G6A Thành Công và khu A tập thể Ngọc Khánh (Ba Đình) với lợi thế chiếm trọn vẹn hai mặt hồ Giảng Võ và hồ Thành Công, khi đập đi xây mới lại, doanh nghiệp sẽ kiếm được bạc tỷ. Ngoài ra, với vị trí đẹp, các doanh nghiệp sẽ không phải lo bài toán về đầu ra.
Theo phân tích của chuyên gia quy hoạch Nguyễn Hữu Thanh, sở dĩ, doanh nghiệp muốn xin nâng tầng bởi các khu chung cư cũ đều ở vị trí đẹp, doanh nghiệp xây dựng là bán được ngay. Thêm vào đó, số tầng cao được tăng gấp 2-3 lần thì doanh nghiệp nào cũng muốn làm. Nếu nhà đầu tư nào cũng khoanh vùng khu chung cư đẹp, sau đó xin cơ chế nâng tầng, làm mà có lãi thì ai cũng muốn làm. "Tôi thấy, trước nay, nhiều dự án được đề xuất đối ứng hình thức BT, nhiều doanh nghiệp được giao thêm các dự án nhưng dự án ở vị trí xa trung tâm, ở khu vực đất bỏ hoang nên không doanh nghiệp nào muốn nhận. Giải pháp nâng tầng cao chỉ để phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó" ông Thanh nói.
Cũng theo ông Thanh, Hà Nội đã có Luật Thủ đô, có quy hoạch phân khu và điều lệ quản lý quy hoạch do vậy phải tuân thủ quy hoạch. Các dự án xây dựng phải đảm bảo các yếu tố quy hoạch như tổng thể mật độ, tầng cao, số lượng dân cư. Nhà nước, cơ quan quản lý hoàn toàn có cơ chế để doanh nghiệp có lãi như cơ chế đối ứng bù cho doanh nghiệp một dự án khác để kinh doanh. Không nhất thiết cứ phải chọn giải pháp nâng tầng cao.
Huy Nam
Theo_VnMedia
Đã có 'chìa khóa' để cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội. Đây là 'chìa khóa' cho việc xây dựng các công trình cao tầng ở khu vực trung tâm Thủ đô. Các khu tập thể cũ tại Hà...