Xây thêm nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn quận Cầu Giấy
Ngày 19/1, theo UBND quận Cầu Giấy, trong năm 2016 quận tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện 21 dự án, trong đó có những dự án trọng điểm như đường Trần Đăng Ninh kéo dài, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, góp phần quan trọng trong giảm ùn tắc giao thông.
Một đoạn đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài nhìn từ trên cao. Ảnh Zing.
Bên cạnh đó là xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Khánh Toàn đến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. Xây dựng đường nối từ Trường cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội đến đường Trần Vỹ. Xây dựng đường nối từ Khu tập thể Bảo Việt đến Trường mầm non Sao Mai.
Video đang HOT
Một số trường học cũng được xây mới hoặc cải tạo như: Xây Trường THCS tại khu đất thuộc ô quy hoạch số 5 phường Mai Dịch; Cải tạo trường tiểu học Yên Hòa; Xây Trường mầm non Ánh Sao (phường Nghĩa Tân); Xây Trường THCS Dịch Vọng (phường Dịch Vọng)… đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trên địa bàn quận. Lan Hương
Theo_Hà Nội Mới
Triều cường đạt đỉnh ở Tp.HCM, người dân bì bõm lội nước
Dọc theo các tuyến đường ở nhiều quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM trong những ngày cuối tháng 10, không khó để bắt gặp cảnh tượng nhiều người dắt xe trong nước vào giờ tan tầm.
Triều cường gây ngập nặng nhiều khu vực dân cư ở Tp.HCM trong những ngày qua. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức), người dân phải vật lộn với tình trạng nước dâng cao và tràn lan mà không có cách nào khắc phục được. Giải thích về điều này, chị Nguyễn Thị Mai (ngụ tại phường Hiệp Bình Phước) cho biết: "Mấy ngày nay, cứ 4 giờ chiều mọi người lại thấp thỏm lo sợ nước thủy triều "tấn công". Bởi khi lượng nước dâng lên không chỉ khiến cho đường xá mà nhà cửa, quán xá ngập tràn lan. Có hôm 5-6 giờ sáng nước cũng lênh láng trên đường".
Người dân ngao ngán khi phải sống chung với thủy triều.
Sống chung với nước thủy triều, người dân không chỉ lo lắng về tiềm ẩn bệnh tật mà mọi sinh hoạt trong gia đình gặp không ít khó khăn. Mỗi khi nước lên, mọi người lại bất lực đứng nhìn dòng nước chảy vào nhà mỗi lúc một nhiều hơn. Nhiều hôm đi làm về không kịp, nhiều hộ gia đình đành phải ngậm ngùi chứng kiến nhiều đồ vật trong nhà trôi lềnh bềnh trên dòng nước hôi, bẩn. Nhiều đồ gia dụng, điện tử bị vô hiệu hóa chỉ vì ngập nước quá lâu.
Bất lực nhìn dòng nước ngày càng dâng cao. Em Nguyễn Thị Hồng Mai (sinh viên một trường cao đẳng tại TP.HCM) chia sẻ, nhiều hôm đi học về nhà trọ trên đường Sinco (phường An Lạc, quận Bình Tân), Mai phải chứng kiến cảnh người dân ngậm ngùi lê lết bộ đồ ướt nhũng, cặp sách hòa chung với dòng nước hôi thối vì lượng xe cộ trên đường chạy với tốc độ nhanh khiến nước bắn tung tóe. Nhiều người đi đường cũng bực tức, cãi vã nhau chỉ vì bị nước tạt vào người. Để tránh tình trạng nhiều đồ đạc trong nhà bị hư hỏng, nhiều hộ dân tại đường Sin Cô (quận Bình Tân) phải dùng bao tải đất để làm "đê" chắn nước để không cho nước triều cường ngập vào trong nhà. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình chấp nhận "sống chung với lũ", tìm cách di chuyển đồ đạt vào những nơi oan toàn.
Muôn vàn cảnh tượng oái oăm khi nước thủy triều biến nhiều con đường thành "sông".
Theo ghi nhận của chúng tôi, khoảng từ 5-6h chiều hàng ngày là thời điểm thủy triều dâng cao nhất trong những ngày gần đây tại Tp.HCM. Dọc các tuyến đường ở quận 7, Nhà Bè, quận 4, Bình Chánh, quận Bình Tân... vào những lúc đỉnh triều, mức nước có thể dâng lên khỏi mặt đường khoảng 50-70cm. Mặt đường xám xịt chỉ còn lại một màu trắng xóa, nước lênh láng giống như những "con sông" chạy dọc theo các dải phân cách. Có mặt tại đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), chúng tôi đã chứng kiến từng đoàn xe gắn máy phải "bơi" trong nước với nhiều cảnh tượng dở khóc dở cười. Dù trời không mưa nhưng mực nước trên mặt đường đã ngập qua khỏi đầu gối, khiến cho nhiều người tham gia giao thông phải dẫn bộ xe máy hàng cây số để thoát khỏi tình cảnh oái ăm này. Theo đó, việc lưu thông của các phương tiện gặp nhiều khó khăn vì nhiều đoạn đường tắc nghẽn kéo dài. Chung cảnh ngộ dẫn xe, chị Nguyễn Thị Hồng (25 tuổi, quê Hà Tĩnh) cho biết, đã nhiều ngày nay chị không khỏi ám ảnh vào mỗi chiều tan tầm khi phải lưu thông trên khu vực đường Hồ Ngọc Lãm (quận Bình Tân). Bởi mỗi lần lội nước thủy triều, 2 bàn chân của chị lại ngứa ngáy, khó chịu. Điều đáng nói là chị Hồng cho rằng, chưa có năm nào mà mực nước triều cường lại cao như năm nay. Ông Lê Văn Tâm (55 tuổi, ngụ tại khu Thanh Đa, quận Bình Thạnh) nói: "Nhiều khi tôi chạy xe ôm trong làn nước trắng xóa không thấy gì hết vì triều cường dâng cao. Chạy xe trên đường mà cứ như chạy giữa sông vậy, có lần bị sập ổ gà và tay lái loạng choạng như muốn ngã nhào xuống đường". Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, đợt triều cường sẽ còn tiếp tục diễn ra vào ngày 29/10 tại một số khu vực trên địa bàn TP.HCM. Phạm Thị
Theo Congluan
Xem xét tháo dỡ bớt rào chắn trên tuyến đường Xuân Thủy-Cầu Giấy Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa giao Sở GT-VT chủ trì, phối hợp với Công an TP, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường, thống nhất phương án tổ chức giao thông hợp lý để giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường Xuân Thủy-Cầu Giấy. Giao Thanh tra GT-VT bố...