Xây thế trận khép kín ngăn “cát tặc”
Để ngăn chặn các đối tượng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông thuộc địa bàn giáp ranh giữa Hà Nội với Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, ngoài sự nỗ lực tuần tra, xử lý của các lực lượng chức năng Hà Nội, không thể thiếu sự phối hợp từ những tỉnh, thành phố giáp ranh.
Hoạt động khai thác cát ở địa bàn Vĩnh Phúc, giáp ranh Hà Nội từng bước giảm sức “ nóng”
Kiên quyết với “cát tặc”
Thời gian qua, các lực lượng Công an Hà Nội liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ khai thác, mua bán cát trái phép trên nhiều tuyến sông. Không chỉ là những hoạt động đơn lẻ, một số vụ việc bị phát hiện cho thấy, khai thác cát trái phép có sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp. Đơn cử, ngày 25-4, tổ công tác Đội 3, Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát đường thủy và CAH Phúc Thọ kiểm tra, phát hiện bắt giữ 1 tàu cuốc của Công ty TNHH Kim Thanh và 2 tàu cuốc khác của Công ty Hòa Bình, đang khai thác cát dưới lòng sông Hồng (đoạn thuộc địa bàn xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ).
Cơ quan chức năng đã kết luận tàu cuốc của Công ty TNHH Kim Thanh hoạt động khai thác cát sai vị trí so với nội dung giấy phép đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ cấp; 2 chiếc tàu cuốc còn lại khai thác cát trái phép.
Trong các ngày 30-4 và 1-5, trên dọc tuyến sông Hồng thuộc địa bàn các huyện Gia Lâm, Ba Vì và quận Long Biên (Hà Nội), quá trình tuần tra kiểm soát, các đội nghiệp vụ của Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng, công an các quận, huyện đã bắt giữ hơn 10 tàu hút cát.
Kiên quyết trước hoạt động, hiện tượng khai thác cát trái phép, đầu tháng 5 vừa qua, Giám đốc CATP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các phòng chức năng, công an cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, kinh doanh cát, sỏi trên sông thuộc địa bàn Hà Nội. Theo đó, Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, điều tra cơ bản, lập danh sách các tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi; sử dụng đất ven sông làm bãi tập kế, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng…
Yêu cầu đặt ra là, địa bàn nào để tồn tại các hoạt động khai thác cát trái phép, sai phép cát, sỏi lòng sông; các bến thủy nội địa hoạt động trái phép; các xe ô tô chở quá trọng tải, không đảm bảo vệ sinh môi trường, làm ảnh hưởng đến các tuyến đê, kè, công trình thủy lợi; các hoạt động “bảo kê” bến bãi trung chuyển… thì thủ trưởng đơn vị, cán bộ được giao theo dõi quản lý địa bàn đó phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc CATP.
Video đang HOT
Công an Hà Nội bắt giữ phương tiện hút cát trái phép trên sông Hồng
Tăng cường công tác phối hợp
Thiếu tá Nguyễn Ngọc Cầm, Đội trưởng Đội 3, Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội chia sẻ, công tác quản lý và xử lý các đối tượng khai thác cát tại các địa bàn giáp ranh gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng khai thác cát trái phép khi thấy lực lượng cơ quan chức năng của Hà Nội sẽ lập tức di chuyển sang Vĩnh Phúc hay Phú Thọ và ngược lại. Bên cạnh đó, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng cho lực lượng làm nhiệm vụ chưa được trang bị đầy đủ. Hiệu quả cao chỉ đạt được khi các lực lượng ở các địa bàn cùng ra quân, xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện.
Nhìn nhận về công tác phối hợp ở địa bàn giáp ranh, Đại úy Phùng Quốc Trưởng – Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, thời gian qua, đơn vị đã triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát quét vét “cát tặc”, nhằm ổn định tình hình ANTT trên các tuyến sông thuộc địa bàn, trong đó chú trọng phối hợp với TP Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Ông Nguyễn Văn Khước – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Vĩnh Phúc có 3 con sông (sông Hồng, sông Lô và sông Phó Đáy) chảy qua, trong đó có sông Hồng giáp ranh với Hà Nội và sông Lô giáp ranh với tỉnh Phú Thọ.
Tình trạng hoạt động khai thác khoáng sản trước đây diễn ra tương đối phức tạp. Đáng chú ý, đối với tuyến sông Lô, hiện có 8 công ty, doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ cát và 3 doanh nghiệp được Cục Đường thủy nội địa (Bộ GTVT) chấp thuận chủ trương cho thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa và tận thu sản phẩm.
Ghi nhận của phóng viên tại tuyến sông Lô (đoạn chảy qua địa bàn các xã Triệu Đề, Cao Phong, Đức Bác, Tứ Yên, Bạch Lưu, Hải Lựu…), những ngày trung tuần tháng 5 này, hoạt động khai thác cát trái phép đã giảm hẳn. “Sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cơ sở, nhận thức pháp luật của các doanh nghiệp được cấp phép và nhất là sự tăng cường phối hợp với Hà Nội, Phúc Thọ, đã từng bước ngăn chặn hoạt động “cát tặc”, ông Trần Quang Sỹ – Chủ tịch UBND xã Tứ Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc chia sẻ.
Theo_An ninh thủ đô
TPHCM: Kéo giảm tình hình tội phạm tại khu vực giáp ranh
Để hoạt động trấn áp tội phạm đạt hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ của các tỉnh giáp ranh với TPHCM để khép kín địa bạn, không để tội phạm có đất hoạt động
Ngay sau khi, công an TPHCM có sự tăng cường về lực lượng để trấn áp các loại tội phạm, tình hình an ninh ninh trật tự tại địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến đáng kể nhất là các khu vực giáp ranh giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Các lực lượng chốt trực ở nhiều tuyến đường
Địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7 phường giáp ranh với tỉnh Bình Dương, trong đó 3 phường được coi là cửa ngõ trọng điểm về tội phạm gồm Linh Trung, Linh Xuân và Bình Chiểu. Khu vực này tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và trường Đại học Quốc gia. Tại đây dân nhập cư chiếm đa số với hơn 51%, nhiều loại tội phạm từ các nơi về ẩn náu nên tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Theo số liệu của quận Thủ Đức, năm 2015 địa bàn này xảy ra 483 vụ tội phạm gây án, thì có hơn nửa xảy ra tại địa bàn giáp ranh.
Để tập trung kéo giảm tội phạm tại khu vực này, các đơn vị của Công an thành phố và quận Thủ Đức đã liên tục tuần tra, phối hợp cùng chính quyền tổ chức các chốt trực ở nhiều tuyến đường trọng điểm, nhờ đó tình hình tại đây đã có nhiều chuyển biến rõ nét.
Ông Trương Viết Minh, một người dân địa phương nhận xét: "Lúc trước người đi gọi điện thoại là bị giật luôn. Từ ngày lực lượng công an tăng cường trấn áp, thường xuyên tuần tra chốt chặn, tuy chưa quét sạch được loại tội phạm này, nhưng chúng cũng không giám hành động lộ liễu".
10 ngày qua, cảnh sát cơ động được tăng cường phối hợp với các lực lượng có liên quan kiểm tra 290 trường hợp nghi vấn, trong đó phát hiện xử lý 26 vụ tội phạm trộm cắp, vận chuyển vũ khí, ma túy và nhiều vụ việc liên quan đến an toàn giao thông. Thượng tá Huỳnh Văn Hùng, Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Để luôn khép kín địa bàn giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, Trung đoàn Cảnh sát cơ động tăng cường tối đa các lại vũ khí, công cụ hỗ trợ, huy động cả chó nghiệp vụ vào tuần tra, đồng thời tăng cường thêm nhiều tổ chốt để giám sát tình tình.
Huy động cả chó nghiệp vụ tham gia công tác tuần tra
Việc thành phố Hồ Chí Minh liên tục ra quân trấn áp tội phạm khiến nhiều băng nhóm dạt về địa bàn giáp ranh với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết: Công an tỉnh sẽ mở nhiều đợt cao điểm đấu tranh để ngăn chặn, bắt giữ tội phạm hình sự như cướp giật, trộm cắp và các đường dây buôn bán ma túy trái phép ở các địa bàn giáp ranh. "Việc triển khai thực hiện đồng bộ để trấn áp tội phạm là trách nhiệm của công an, đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Nếu chúng ta không làm đồng bộ, quyết liệt thì tội phạm các nơi sẽ đổ về Đồng Nai và tình hình sẽ hết sức phức tạp", Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh nêu rõ.
Ông Huỳnh Thanh Nhân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Thủ Đức cho rằng: Khu vực giáp ranh giữa quận Thủ Đức với Bình Dương có rất nhiều dịch vụ nhạy cảm, tạo môi trường để tội phạm hoạt động. Thời gian qua, nhiều vụ việc được các lực lượng nghiệp vụ của Công an quận phối hợp với tỉnh bạn xử lý hiệu quả.
Phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng để công tác trấn áp tội phạm đạt hiệu quả
Tuy nhiên, ông Huỳnh Thanh Nhân cho rằng trong công tác phối hợp ở góc độ địa phương cần có sự hỗ trợ nhiều hơn nữa, sự phối hợp chỉ đạo giữa lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương để làm sao tạo điều kiện cho lực lượng của địa phương tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ hơn nữa, nhất là trong các đợt cao điểm.
Để công tác trấn áp tội phạm đạt hiệu quả, không chỉ cần có sự nỗ lực của Công an thành phố Hồ Chí Minh mà cần có sự phối hợp đồng bộ của các tỉnh giáp ranh để khép kín địa bàn, không để các loại tội phạm có đất hoạt động./.
Vinh Quang
Theo_VOV
Xử lý nhân viên bán chảo đa năng rởm trong giờ họp Ngày 12-5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Quảng Ngãi đã điều tra và xử lý những đối tượng tiếp thị, bán sản phẩm không rõ nguồn gốc tại các trường học trên địa bàn. Nhóm thanh niên tiếp thị ngay trong giờ họp tại một trường THCS Trong...