Xây sân bay Long Thành là để “mở cửa bầu trời”
“Sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ quá tải bình thường, sắp tới chưa biết sẽ tới mức nào khi đất nước hội nhập sâu, mở cửa bầu trời để hàng không giá rẻ vào” – ông Lã Ngọc Khuê, chuyên gia phản biện độc lập dự án sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) báo động tại buổi thông tin về dự án trên do Bộ GTVT tổ chức ngày 16/10 tại TPHCM.
Theo ông Khuê, khi kinh tế phát triển hàng hóa không có cảng trung chuyển hàng không mà phải thông qua các nước khác thì giá thành xuất-nhập hàng hóa đều tăng.
Ông Lã Ngọc Khuê báo động về tình trạng quá tải ở Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường lưu ý thông tin: nhu cầu vận tải bằng đường hàng không của vùng kinh tế trong điểm phía Nam, với cửa ngõ là khu vực TP.HCM hiện chiếm 46% tổng lượng hành khách toàn quốc. Hiện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã khai thác đạt công suất thiết kế (20 triệu người/năm), dự kiến năm 2014 là 22 triệu người/năm. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đang được cải tạo mở rộng để đạt công suất 25 triệu hành khách/năm nhưng sau năm 2017 sẽ trở nên quá tải.
Trong khi đó việc mở rộng nâng công suất cảng hàng không này để đáp ứng nhu cầu 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2025-2030 là không khả thi do phải di dời một lượng dân lớn, chồng lấn vùng trời với sân bay Biên Hòa, ô nhiễm tiếng ồn, khí thải…
“ Sân bay Long Thành có diện tích đủ lớn (5.000 ha) là một sân bay trung chuyển, đã xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận, đảm bảo môi sinh, môi trường, không chồng lấn vùng trời…” – Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh tính cấp thiết của dự án này.
Cụ thể, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không VN khẳng định, hiện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất “tắc nghẽn” ở vùng trời do giao thoa vùng trời với sân bay Biên Hòa.
Cùng chung ý kiến này, ông Lương Hoài Nam, chuyên gia phản biện độc lập dự án nhìn nhận: “Sân bay Tân Sơn Nhất đã và đang tắc rồi, diện tích làm thủ tục còn không có… Phải có diện tích để mở rộng các dịch vụ, không thể để độc quyền dịch vụ khiến giá thành cao”.
Video đang HOT
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã nhiều lần mở rộng, tuy nhiên chưa đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không.
Theo ông Nam, hiện nay các tập đoàn đầu tư hàng không đang xin đầu tư một phần vào các sân bay, trong khi dự án xây dựng sân bay Long Thành chúng ta đang làm khá chậm!
Về phía Đồng Nai, ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh này cho biết, đã khảo sát tình hình khu vực dự kiến xây sân bay Long Thành. Theo đó sẽ phải di dời 4.500 hộ dân vào hai khu tái định cư gần khu công nghiệp để bố trí việc làm.
Trong khi chờ đợi triển khai giai đoạn 2 và 3 có thể cho người dân trồng cây ngắn ngày để tránh lãng phí đất…
Đầu tư sân bay mới là nhu cầu cấp thiết trước tình trạng quá tải Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Giải đáp thắc mắc về nguồn vốn đầu tư, đại diện Bộ GTVT cho biết: tổng mức đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 (từ nay đến 2025) vào khoảng 165.000 tỉ đồng bao gồm nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn huy động ngoài ngân sách.
Trong đó, Nhà nước vay ODA gần 48.000 tỉ đồng, sau đó cho Tổng công ty hàng không VN vay lại và tự hoàn trả.
Theo quy hoạch sân bay Long Thành có công suất 100 triệu hành khách/năm với 4 đường cất hạ cánh.
Theo Vietnamnet
"Xây sân bay Long Thành là phí nếu vẫn dùng Tân Sơn Nhất"
Xung quanh chủ trương của Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai), trao đổi với TS sáng nay, Ts. Đinh Thanh Bình, Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho rằng, nếu xây dựng sân bay quốc tế Long Thành mà sân bay Tân Sơn Nhất vẫn dùng song song là lãng phí.
Theo Ts. Đinh Thanh Bình, khi quy hoạch một cơ sở hạ tầng vận tải, một đầu mối vận tải lớn như một sân bay, một cảng biển lớn, một trung tâm logistic ...cần phải xem xét xem việc làm này có nhu cầu hay không. Nếu không có nhu cầu thì khi xây dựng lên chắc chắn sẽ không có khách, không có phương tiện đến.
Theo Ts Bình, hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất đã hoạt động gần hết công suất. Vì vậy, muốn mở rộng và phát triển thêm thì buộc phải tăng công suất hoặc phải di chuyển đến một địa điểm nào đó như sân bay Long Thành chẳng hạn.
Ts Bình cũng cho rằng, nếu sau khi sân bay Long Thành được xây dựng mà sân bay Tân Sơn Nhất vẫn hoạt động song song thì với mức tăng trưởng về nhu cầu vận tải hàng không hiện nay là hơi lãng phí vì mức độ tăng trưởng hiện nay không phải đủ để đảm bảo ngay lập tức sân bay Long Thành có đông khách.
Theo bà, nếu đề xuất xây dựng sân bay Long Thành thì Bộ Giao thông vận tải phải có giải pháp để song song với việc phát triển ngành kinh tế, phải thúc đẩy được lĩnh vực vận tải hàng không phát triển, ví dụ như: ngành du lịch, ngành hàng không nội địa...
Phối cảnh một góc của Sân bay quốc tế Long Thành. Ảnh: Chinhphu
Theo đánh giá của bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, hiện nay ngành hàng không của chúng ta mới có vài hãng vận tải, do vậy, khi xây dựng sân bay quốc tế Long Thành phải trả lời được hàng loạt câu hỏi: Sân bay này có trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế hay không, có hấp dẫn được khách quốc tế đến và trung chuyển đi nơi khách không? Và ngành du lịch sẽ phát triển thế nào để hấp dẫn khách quốc tế đến Việt Nam chơi vài ngày rồi đi nước khách theo mô hình các nước khác đang làm?.
Bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải cho rằng, nếu giữ nguyên quy mô và hoạt động như hiện nay thì việc xây dựng sân bay Long Thành trong thời gian ngắn hiện tại là lãng phí.
"Bây giờ phải đặt vấn đề nếu xây thêm Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì phải đặt câu hỏi liệu có đủ số khách cho sân bay hoạt động không? Sau khi sân bay Long Thành hoạt động thì một số chức năng của sân bay Tân Sân Nhất sẽ chuyển sang sân bay Long Thành không?", bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đặt câu hỏi.
Theo bà Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, ngành hàng không chủ yếu phục vụ cho du lịch, cho hành khách là chính và phục vụ cho vận tải hàng hóa nhanh. Tuy nhiên, hiện nay vận tải hàng hóa nhanh ở khu vực Đông Nam Á hầu như không có loại hàng hóa nào để vận chuyển nhanh, vì kinh tế không có thì lấy đâu ra nhu cầu.
"Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao giờ cũng phải đi song song với sự phát triển của nền kinh tế, phải nhìn trước được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời gian đủ xa để dự kiến xây dựng kịp thời. Nhưng nếu xây dựng quá xa so với quy mô phát triển kinh tế thì lãng phí vì không sử dụng hết công suất", bà Bình cho biết.
Theo quan điểm của bà Bình, nếu xây dựng sân bay Long Thành đến năm 2030 đạt công suất 50 triệu hành khách/năm nhưng đến năm 2050 mới đạt công suất thiết kế thực tế thì lãng phí rất nhiều năm.
Theo quy hoạch được duyệt, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được phân kỳ đầu tư như sau: Giai đoạn 1 (đến 2025): hình thành Cảng hàng không quốc tế trung chuyển, công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, nhằm hỗ trợ việc quá tải của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Giai đoạn 2 (đến 2030): nâng công suất khai thác lên 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 3 (sau 2030): nâng công suất khai thác lên 100 triệu hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Theo đó, quy mô đầu tư giai đoạn 1 sẽ đầu tư nhà ga hành khách với công suất 25 triệu khách/năm, 2 đường cất hạ cánh với khái toán tổng mức đầu tư khoảng 165.000 tỷ đồng (7,8 tỷ USD).
Để giảm áp lực vốn đầu tư trong tình hình khó khăn hiện nay; rút ngắn thời hạn đưa công trình vào khai thác; kết hợp khai thác, tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất việc phân kỳ đầu tư Giai đoạn 1 của dự án thành các giai đoạn 1a và 1b ở thời điểm hiện nay là cần thiết, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1a: Xây dựng nhà ga chính có 1 nhánh trung tâm, 1 đường cất hạ cánh đáp ứng lượng hành khách 17 triệu khách/ năm, với khái toán tổng mức đầu tư khoảng 119.000 tỷ đồng (5,7 tỷ USD), mở cửa vào năm 2023.
Giai đoạn 1b: Xây dựng hai cánh còn lại của nhà ga chính trung tâm và đường cất hạ cánh thứ hai, mở cửa vào năm 2025.
Theo_VnMedia
Người dân gần như ủng hộ tuyệt đối việc xây cảng hàng không quốc tế Long Thành 99,9% số hộ dân đồng tình ủng hộ chủ trương thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành - đó là kết quả điều tra, khảo sát các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa được UBND tỉnh Đồng Nai công bố tại cuộc họp chiều 14.10. Qua khảo sát, có...