Xây nhà vệ sinh hơn 1 tỷ ‘Chi phí như vậy là không lớn’
Ông Nguyễn Mạnh Cường, giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội khẳng định rằng, “số tiền 15 tỷ cho 14 nhà vệ sinh là không lớn”.
Ngày 31/10, phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội – ông Nguyễn Văn Khôi đã ký, phê chuẩn dự án đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép trên địa bàn TP.Hà Nội. Như vậy, mỗi nhà vệ sinh có giá thành trung bình hơn 1 tỷ đồng.
Ngay lập tức, thông tin này vấp phải những phản hồi gay gắt. Bởi, Trên thực tế, hiện tại có vô số nhà vệ sinh công cộng hiện bị bỏ xó, bốc mùi hôi thối và gây ức chế cho những người dân sống xung quanh. Và quan trọng hơn đó chính là chi phí để xây dựng được dư luận cho là quá cao. Thậm chí, nhiều người còn ví von Hà Nội chuẩn bị xây “nhà vệ sinh dát vàng”.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Cường, giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội khẳng định rằng, “số tiền 15 tỷ cho 14 nhà vệ sinh là không lớn”. Ông nhận xét về giá trị thực tế, một nhà vệ sinh không thể lên tới tiền tỷ mà rơi vào tầm khoảng 300-350 triệu đồng. Thế nhưng với nhà vệ sinh công cộng thì chi phí này đắt hơn rất nhiều. Vì nó yêu cầu phải có bể phốt, ống thoát nước nước ngầm, điện… để đảm bảo vệ sinh môi trường. Chưa kể đến có điểm dự kiến đặt nhà vệ sinh chưa có sẵn các hạ tầng nói trên mà phải đấu nguồn từ xa.
Thực tế, hiện tại có vô số nhà vệ sinh công cộng hiện bị bỏ xó, bốc mùi hôi thối.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, GS.TS.Nguyễn Lân- Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam cho hay: “Việc xây dựng những công trình hiện đại, sẽ cần đầu tư số tiền lớn, vì nó tùy thuộc vào chất lượng của công trình. Chúng ta cũng không nên vội vàng phê phán giá thành như thế là quá cao hay quá thấp, thay vào đó ta cần xem kỹ người ta làm công trình đó bằng vật liệu gì. Xét trên mức thang hiện đại thì giá cả vật tư rất vô cùng, tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng.
Tuy nhiên, tôi cho rằng một công trình luôn luôn phải gắn kết chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể. Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta mọi người còn đang ra sức tiết kiệm và cố gắng từng bước nâng cao đời sống của người dân thì phải làm từng bước chứ không thể đột xuất nghĩ ra một mục đích xa vời để thực hiện. Vì thế trong giai đoạn này, chúng ta chỉ nên đầu tư vừa phải. Một cái nhà vệ sinh thì làm thế nào để bảo đảm cho người dân sử dụng được, mặt khác bảo đảm môi trường sạch, đẹp. Tôi cho rằng chỉ cần như thế chứ không nên yêu cầu quá cao”.
Kiến trúc sư Trịnh Hồng Đoàn, nguyên hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho hay, vấn đề lắp đặt các nhà vệ sinh công cộng đã được đưa ra bàn luận từ lâu. Kể cả việc đặt nhà vệ sinh ở chỗ nào quanh hồ Gươm cũng là vấn đề tranh cãi. Ông cho rằng với những nhà vệ sinh ở gần bờ hồ thì đắt cũng đáng, còn ở những chỗ khác thì chưa cần thiết bằng.
Ông Vũ Tuấn Định, nguyên phó giám đốc sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cũng cho rằng, việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng phải nghiêm túc công tác đấu thầu và luật xây dựng, đầu tư. “Việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội rất cần thiết. Hà Nội là nơi có nhiều di tích, nhiều phố cổ, phố cũ… lượng khách du lịch ở trong và ngoài nước đến thăm quan nhiều. Nếu không có các nhà vệ sinh công cộng thì rất khó khăn cho các khách du lịch”, ông Định nói.
Nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh công cộng luôn rất lớn nhưng “chất lượng” của những công trình này cũng là một vấn đề lớn để bàn bạc. Những nhà vệ sinh hiện có được ví như “cơn ác mộng” với những người buộc phải sử dụng chúng.
Những công trình thiết yếu này được bố trí tại những vị trí khá khuất rải rác trong các con ngõ, hẻm của Hà Nội. Không những thiếu mà chúng còn trong tình cảnh hôi hám, bẩn thỉu, khiến nhiều người dân và khách du lịch nước ngoài “phát sốt” khi có “nhu cầu tế nhị” ở nơi công cộng.
Theo Người đưa tin
Cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút khách
Ngày 27/6, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội khẳng định sẽ tích cực cải thiện môi trường du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến Thủ đô.
Theo ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, môi trường du lịch của thành phố thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng ép giá, tăng giá, nạn ăn xin, đeo bám, chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra. Tụ điểm gây nhức nhối nhất là phố cổ, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu vực đường Thanh Niên, đường dạo ven hồ Tây.
"Sở đã triển khai nhiều hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở lưu trú có dấu hiệu móc nối với taxi bắt chẹt khách du lịch, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố, giải quyết nhiều vụ việc khiếu kiện của khách du lịch như vụ xích lô dù ép giá khách du lịch, taxi dù đưa khách tới nơi không đúng điểm khách muốn tới", ông Dũng cho biết.
Cũng theo ông Dũng, những hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam chưa được giải quyết triệt để một phần do các văn bản pháp quy chưa quy định cụ thể về hành vi vi phạm, chế tài xử phạt, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm chưa có tính răn đe cao, chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành các cấp trong việc giải quyết thực trạng trên...
Trong kế hoạch triển khai công tác 6 tháng cuối năm, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có kế hoạch thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách tại 47 Hàng Dầu. Trung tâm sẽ giải quyết tất cả các khiếu nại mà khách du lịch phản ánh, thực hiện công tác tư vấn cho khách du lịch về việc chọn công ty đặt tour, lưu trú tại khách sạn... Bên cạnh việc nhận các khiếu nại trực tiếp từ khách du lịch, Trung tâm cũng sẽ thành lập đường dây nóng để nhận thông tin từ khách du lịch mọi thời điểm.
Ngoài ra, Sở cũng tiếp tục thực hiện công tác xúc tiến du lịch thông qua việc tham gia vào các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế từ nay đến cuối năm, tổ chức các đoàn khảo sát, đón các đoàn famtrip quốc tế, xây dựng một số đề án liên quan đến phát triển du lịch, quy hoạch du lịch tại một số trọng điểm du lịch...
Theo lãnh đạo Sở, từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Hà Nội vẫn giữ đà tăng trưởng tốt, đạt 8,33 triệu lượt khách tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế đạt 1,03 triệu lượt khách, tăng 15%. Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Pháp là những thị trường du lịch có mức tăng trưởng cao.
Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường trao chứng nhận Hà Nội là một trong 25 điểm đến tại châu Á được du khách yêu thích nhất
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã trao chứng nhận Hà Nội là một trong 25 điểm đến tại châu Á được du khách yêu thích nhất (Hà Nội đứng thứ 14) do độc giả website du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor bình chọn cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội.
Theo VNE
Tham nhũng có thể bỏ tù, lãng phí thì... bó tay! Lãng phí đã trở thành vấn nạn, bạn đồng hành với tiêu cực tham nhũng; tham nhũng còn có con người cụ thể, bỏ tù được, thu hồi được, còn lãng phí thì "vô cùng", không định lượng nổi... Rất nhiều cảnh báo, phân tích của đại biểu Quốc hội được đưa ra trong phiên thảo luận về dự luật Thực hành tiết...