Xây mới đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Cần xem xét kỹ
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện báo cáo tiền khả thi và chuẩn bị triển khai tốt các bước tiếp theo của dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Trong thông báo kết luận dự thảo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 27 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội khóa XV về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Giúp hai đầu đất nước kéo lại gần nhau
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu bộ này nghiên cứu kỹ, lấy ý kiến của các chuyên gia, tư vấn, các nhà khoa học, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu về công nghệ, suất đầu tư, khả năng huy động vốn…
“Sau khi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án được thẩm định theo đúng quy định pháp luật, Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện, báo cáo và chuẩn bị triển khai tốt các bước tiếp theo…” – Thủ tướng yêu cầu.
Liên quan đến dự án trên, GS-TS Bùi Xuân Phong, Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải đường sắt Việt Nam, cho rằng xây dựng tuyến đường sắt hiện đại trên trục Bắc – Nam đã được đặt ra hơn chục năm. Hiện các đơn vị tư vấn của Nhật, Hàn Quốc và liên danh trong nước đã nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất các phương án xây dựng cụ thể.
Trong các phương án được đề xuất, ông Phong đồng ý với phương án nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách địa phương, đồng thời xây dựng mới tuyến đường sắt với tốc độ khai thác 300 km/giờ (vận tốc thiết kế 350 km/giờ) chuyên chở hành khách.
Video đang HOT
GS-TS Bùi Xuân Phong cũng cho rằng tuyến đường sắt này hình thành sẽ giúp cho hai đầu đất nước kéo lại gần nhau hơn trong tư duy phát triển kinh tế, góp phần tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách. Những lợi ích trên sẽ là nhân tố quan trọng để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Theo ông Phong, đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam là dự án cho tương lai nhưng cũng là cứu cánh cho hệ thống hơn 1.700 km đường sắt Bắc – Nam hiện tại vốn đã hơn 100 năm tuổi đời, hiện xuống cấp, lạc hậu và thường tê liệt trong mùa mưa bão.
“Nếu không có tuyến đường sắt hiện đại thay thế cho đường sắt hiện nay, hành khách sẽ tiếp tục quay lưng với tuyến đường sắt Bắc – Nam. Đường sắt Việt Nam sẽ mất đi cơ hội cạnh tranh và phát triển. Hơn thế, mất đi những giá trị vô hình ngoài vận tải mà tuyến vận tải đường sắt xương sống của đất nước có thể mang lại…” – ông Phong nói.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu đã xuống cấp và thường xuyên tê liệt trong mùa mưa bão. Ảnh: THY NHUNG
Cần làm rõ nhiều vấn đề
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Hùng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng việc đầu tư xây mới tuyến đường sắt có tốc độ tối đa 320 km/giờ chỉ để chở khách sẽ rất khó cạnh tranh với giá vé đường bộ (đường ngắn), đường hàng không (đường trung bình và dài).
Cạnh đó, Việt Nam chưa có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để triển khai tàu tốc độ cao 320 km/giờ. Đi liền với đó là chi phí, cơ sở vật chất cho đào tạo bảo hành, sửa chữa, đóng mới toa xe cũng rất lớn.
Ngoài ra, nguồn kinh phí đầu tư 58 tỉ USD mà dự án tiền khả thi đưa ra, trong đó có 20% vốn mời gọi tư nhân tham gia là khó khả thi. Vì đầu tư vào đường sắt lớn nhưng thu hồi vốn rất chậm (vài chục năm), không thu hút các nhà đầu tư. Trong khi đó, thực tế các nhà đầu tư của Việt Nam còn rất nghèo so với thế giới.
“Vì vậy, tôi cho rằng cơ quan lập dự án, thẩm định dự án cần làm rõ ràng những vấn đề nêu trên. Cá nhân tôi cho rằng trước mắt triển khai dự án bằng ngân sách nhà nước đoạn đường tốc độ cao từ TP.HCM đi Nha Trang. Sau một vài năm hoàn thành, chạy thử hiệu quả mới triển khai dự án tốc độ cao theo quy hoạch…” – ông Hùng đề xuất.
Thủ tướng: Phải chống 'virus trì trệ' trong cán bộ, công chức
Thủ tướng cho rằng "virus trì trệ" là một "bệnh" của đội ngũ công chức, muốn diệt được bệnh này cần phải nêu cao tinh thần gương mẫu, dám làm dám chịu trách nhiệm.
Tại buổi tiếp xúc cử tri Câu lạc bộ (CLB) Bạch Đằng Hải Phòng ngày 13-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giải đáp nhiều vấn đề nóng về chống dịch COVID-19, chống virus trì trệ trong đội ngũ công chức.
Buổi tiếp xúc diễn ra đúng kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hải Phòng lần thứ 16, các cử tri CLB Bạch Đằng, nơi sinh hoạt của cán bộ lãnh đạo TP nghỉ hưu, đã nêu nhiều câu hỏi về vấn đề phòng chống dịch, về tình trạng xuống cấp đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức.
Cử tri CLB Bạch Đằng cũng đề cập tới các vấn đề nóng được dư luận quan tâm như đại biểu Quốc hội mang hai quốc tịch, việc thu hồi tài sản tham nhũng, về sách giáo khoa lớp 1, mua bán trang thiết bị y tế...
Thủ tướng cho rằng Hải Phòng cần nêu cao tinh thần "TP tự cường trong phát triển". Ảnh: ĐH
Trước những vấn đề cử tri nêu ra, Thủ tướng cho rằng công tác phòng chống dịch COVID-19, đến nay qua 40 ngày cả nước không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Nước ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời, kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh thế giới và nhiều nước đối tác lớn tăng trưởng âm.
Thủ tướng lưu ý mỗi người dân cần thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch, không chủ quan vì dịch bệnh vẫn lây lan ở nhiều nơi trên thế giới. Cùng với việc chống dịch, Thủ tướng cho rằng việc chăm lo đời sống, việc làm, tăng trưởng của đất nước là vấn đề quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu kép như kết quả đã đạt được thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng để dịch bệnh không trở lại cần đề cao cảnh giác, thực hiện các biện pháp mà ngành y tế đã hướng dẫn như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Trường hợp phát hiện một ổ dịch thì phải "thần tốc, thần tốc hơn nữa" để khoanh lại, xử lý nhanh để kiểm soát không để lây lan trong cộng đồng.
Thủ tướng cho rằng "virus trì trệ" là một "bệnh" của đội ngũ công chức, muốn diệt được bệnh này cần phải nêu cao tinh thần gương mẫu, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên ở những cương vị khác nhau đều phải làm hết sức mình để thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước phân công với thời gian nhanh nhất, trách nhiệm cao nhất. Đồng thời, phải kịp thời kiểm tra, đôn đốc, kỷ luật, khen thưởng để chống căn bệnh trì trệ này.
Liên quan đến sách giáo khoa, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT nghiêm túc tiếp thu rút kinh nghiệm, đồng thời, xử lý nghiêm nếu có vi phạm. Thủ tướng cho rằng sách giáo khoa và sách tham khảo liên quan tới từng nhà, từng gia đình nên cần phải tiết kiệm cho người dân, sách tham khảo, sách giáo khoa phải phù hợp với văn hóa Việt Nam, với trẻ em Việt Nam.
Về lĩnh vực thiết bị y tế, Thủ tướng nhận định xã hội hóa ngành y là cần thiết nhưng phải công khai, minh bạch. Thủ tướng đã chỉ đạo cơ quan chức năng công khai giá nhập khẩu thiết bị và những hình thức cần thiết để giám sát giá thiết bị, không để xảy ra tình trạng lợi dụng xã hội hoá để trục lợi người bệnh.
Trước đề nghị của cử tri về cơ chế đặc thù cho TP Hải Phòng, Thủ tướng cho biết Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 45 về phát triển Hải Phòng, Chính phủ cũng đang có chương trình hành động để triển khai Nghị quyết này, giúp Hải phòng phát triển, sánh vai cùng các thành phố của khu vực châu Á.
Thủ tướng cũng lưu ý Hải Phòng cần nêu cao tinh thần "TP tự cường trong phát triển".
Kỷ luật cảnh cáo nguyên Chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Trần Ngọc Căng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, do có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1371 về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Ngọc Căng, nguyên...