Xây khán đài cố định trên bờ sông Hàn để thi pháo hoa hàng năm
Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFC) sẽ quay lại tổ chức 1 năm 1 lần, thay vì 2 năm 1 lần; đồng thời, kéo dài thời gian từ 2 ngày lên 2-3 tuần để du khách “ngây ngất”…
Ngày 24.6, UBND TP. Đà Nẵng cho biết đã đồng ý cho Tập đoàn Sun Group tổ chức Cuộc thi trình diễn Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFC) từ năm 2017 sau 1 năm gián đoạn.
Từ năm 2017, cuộc thi pháo hoa quốc tế này sẽ tổ chức 1 năm 1 lần, thay vì 2 năm 1 lần; đồng thời, kéo dài thời gian từ 2 ngày lên khoảng 2-3 tuần.
Đà Nẵng có sông Hàn rất đẹp nhưng chưa khai thác hết. Vì vậy, cuộc thi pháo hoa quốc tế sẽ tổ chức xen kẽ nhiều sự kiện phụ trợ đi kèm hấp dẫn mang tầm quốc tế, như trình diễn nhạc nước và ánh sáng nghệ thuật, tổ chức chợ chợ đêm trưng bày, buôn bán các sản phẩm handmade (sản phẩm làm bằng tay), mỹ nghệ, thời trang; diễu hành thuyền hoa, thả hoa đăng; trưng bày các vật phẩm có tính thẩm mỹ, hiện đại, mang đặc trưng văn hóa dân tộc và địa phương…
Đặc biệt, UBND TP. Đà Nẵng đã cho phép đơn vị tổ chức DIFC xây dựng khán đài cố định hai bên sông Hàn để phục vụ các dịp tổ chức DIFC và các sự kiện du lịch khác quanh năm nhằm kéo lượng du khách đến Đà Nẵng đông hơn và giữ chân khách lưu trú lâu hơn.
Được tổ chức rất thành công qua 6 kỳ, từ năm 2008 đến năm 2015 với kinh phí 100% xã hội hóa, DIFC đã trở thành một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc không chỉ của Đà Nẵng, mà còn của Việt Nam, được hàng triệu người dân, du khách trong và ngoài nước mong đợi. Mỗi năm có một chủ đề nhất định và các đội dự thi khác nhau với những màn trình diễn pháo hoa đầy ấn tượng đem lại thương hiệu pháo hoa cho Đà Nẵng.
Nếu năm 2008 chỉ có hơn 50.000 du khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng thì đến năm 2015 đã có hơn 460.000 lượt người tới xem pháo hoa, tăng gấp 9 lần so với năm 2008.
Video đang HOT
Xuất phát từ ý tưởng tạo ra những hoạt động, sự kiện mang tầm quốc gia và quốc tế tại Đà Nẵng, góp phần xây dựng Đà Nẵng thành “Thành phố sự kiện”, UBND thành phố đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chọn là địa phương duy nhất trong cả nước tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế thường niên.
Theo danviet
Người Sài Gòn đổ về trung tâm chơi lễ
Hàng nghìn người đổ về khu vực trung tâm, chen chân trong các điểm vui chơi trước khi tìm cho mình vị trí thuận lợi chờ xem những màn pháo hoa rực rỡ.
Tối 30/4, dòng xe từ mọi ngả đổ về khu vực trung tâm TP HCM - nơi có rất nhiều điểm vui chơi mừng 41 năm đất nước Thống Nhất. Từ 19h, các loại xe nêm chặt trên các tuyến đường Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tôn Đức Thắng...
Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ có hàng nghìn người tập trung. Vẻ mặt ai cũng tươi cười, song mướt mồ hôi do thời tiết nóng hầm hập.
Anh Trương Thanh Tùng (43 tuổi, ngụ quận 10) làm nghề tài xế tranh thủ dắt vợ con ra đây chơi lễ. "Ngày thống nhất năm đó tôi 2 tuổi, qua bao nhiêu năm Sài Gòn đã thay đổi, đẹp hơn rất nhiều", anh Tùng nói.
Đôi nam nữ xem những hình ảnh chụp được trong buổi đi chơi.
Gần 21h, các con đường ở trung tâm kẹt cứng, dòng xe nhích từng chút một. Ai cũng muốn tìm cho mình một chỗ đứng để xem pháo hoa. Bến Bạch Đằng, cầu Calmette... không còn chỗ chen chân.
Mọi lứa tuổi cố tìm cho mình một vị trí có tầm nhìn rộng.
Nhóm trẻ được dắt ra công viên Bạch Đằng chờ xem pháo hoa.
Đúng 21h, pháo hoa rực rỡ trên bầu trời.
Mọi người cùng hò reo, mặt hớn hở. Không ít điện thoại, máy tính bảng được đưa lên ghi lại khoảnh khắc này.
Người đàn ông say sưa ghi hình các "bông hoa lửa" trên bầu trời.
Sau màn trình diễn pháo hoa 15 phút, dòng xe đồng loạt đổ ra đường, túa ra mọi ngả. Các con đường ở quận 1 đều kẹt cứng cho đến 22h.
Theo VNE
Tết 2016, nhiều nơi xác pháo đỏ đường Dù đã bị cấm, nhưng những ngày tết vừa qua tình trạng đốt pháo vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Xác pháo đầy đường ở H.Diễn Châu - Ảnh: Công Nguyên Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực gần ngã ba Cầu Bùng (giao nhau giữa tỉnh lộ 538 với QL1 thuộc xã Diễn Kỷ, H.Diễn Châu, Nghệ An) xuất hiện...