Xây dựng xã hội học tập, không để nông dân bị “bỏ lại” phía sau
Chiều 6.5, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN và Hội Khuyến học Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2019 – 2023.
Nông dân cần liên tục chuyển mình
Tại lễ ký kết, GS-TS Nguyễn Thị Doan – nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, theo thống kê, hiện nay lực lượng lao động xuất phát chủ yếu từ nông thôn chiếm 70% dân số. Đứng trước những yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức mạnh mẽ, đòi hỏi lực lượng lao động sản xuất khoa học kĩ thuật, có tri thức phải thay đổi để đáp ứng và liên tục được nâng cao.
Bên cạnh đó, do sự cạnh tranh lao động trong nền công nghiệp 4.0, lực lượng nông dân đang có nguy cơ dần bị bỏ lại phía sau về mặt năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp… do không cập nhật quyết liệt các ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, lực lượng nông dân cần liên tục chuyển mình, tự học, tự đổi mới, vươn lên đón nhận các thành tựu của cuộc cách mạng số, bỏ qua sự lạc hậu và tư duy chậm chạp trong phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đại diện lãnh đạo 2 cơ quan ký kết chương trình phối hợp công tác. N.Q
Video đang HOT
Từ nhu cầu thực tế, GS-TS Nguyễn Thị Doan đề xuất hai đơn vị sẽ tăng cường sự phối hợp trong việc khuyến khích cán bộ, hội viên nông dân học tập suốt đời dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau (học tại trung tâm học tập cộng đồng, thư viện, nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa xã, tự học, học từ xa, học trực tuyến, học thông qua mạng internet…); tham gia xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”…; hỗ trợ công tác khuyến học và tổ chức khuyến học ở cơ sở nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
Đồng ý với quan điểm với GS-TS Nguyễn Thị Doan, đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cho biết, sự phối hợp giữa Hội Khuyến học Việt Nam và Hội NDVN trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập hiện nay là vô cùng cấp bách và cần thiết để thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện nay.
Theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, T.Ư Hội NDVN đã và đang động viên, khuyến khích cán bộ, hội viên, nông dân học tập suốt đời dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau để cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng toàn diện nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất thông minh, nâng cao năng suất lao động để phát triển bền vững bản thân, gia đình và xã hội trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Tổ chức các phong trào thi đua và các cuộc vận động nâng cao chất lượng hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập một cách sâu rộng, thiết thực và hiệu quả, gắn với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Chủ tịch T.Ư Hội NDVN hy vọng các hoạt động phối hợp này sẽ giúp bà con nông dân cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ thuật sản xuất toàn diện, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm…
Thống nhất công tác khuyến học
Chương trình hành động được ký kết sẽ tăng cường sự phối hợp giữa T.Ư Hội NDVN với Hội Khuyến học, phát huy vai trò của hai cơ quan trong việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng cho toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân.
Ngoài ra, chương trình xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan,
đơn vị và kiểm tra, đôn đốc đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra; kịp thời động viên, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và con em có thành tích học tập xuất sắc, tự học thành tài.
Thông qua chương trình, tại các địa phương sẽ đẩy mạnh xây dựng Quỹ Khuyến học, khuyến tài và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tài trợ, trao học bổng cho con em nông dân học giỏi và con em nông dân thuộc hộ nghèo có thành tích học tập tốt nhằm khuyến khích, động viên các gia đình nông dân tiếp tục đạt thành tích cao hơn trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng Gia đình học tập. Định kỳ tổ chức lễ tôn vinh đối với những tấm gương thầy cô và học trò điển hình về hiếu học.
Các kiến nghị, đề xuất cơ chế, xây dựng chính sách được chú trọng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, hội viên, nông dân có điều kiện thuận lợi trong việc học tập, học nghề, nghiên cứu và áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, phát triển sản xuất nông nghiệp đúng yêu cầu đặt ra.
Theo Danviet
Ông Thào Xuân Sùng kiêm nhiệm chức Ủy viên HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội
Thủ tướng Chính phủ vừa bổ nhiệm ông Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội thay ông Lều Vũ Điều.
Ông Thào Xuân Sùng - Ủy viên TW Đảng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên HĐQT Ngân hàng CSXH Việt Nam.
Ông Thào Xuân Sùng dân tộc Mông, sinh năm 1958 tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; trình độ văn hóa 10/10, Cử nhân Lý luận chính trị, Tiến sỹ Khoa học lịch sử Đảng.
Ông Sùng từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La giai đoạn 2002-2011. Trước khi giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thay ông Lại Xuân Môn vào tháng 1/2018, ông Thào Xuân Sùng là Phó Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương giai đoạn 2012-2017.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), với mạng lưới hoạt động trải rộng toàn quốc và tổ chức giao dịch trực tiếp tại gần 11.000 điểm giao dịch xã, NHCSXH đã huy động được trên 194.000 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn ủy thác các địa phương chuyển sang để thực hiện cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội đạt 11.809 tỷ đồng) để cho vay với tổng dư nợ đến hết năm 2018 đạt trên 187.000 tỷ đồng. Gần 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.
Sau 16 năm hoạt động, NHCSXH đã cho vay trên 34,1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp trên 5,1 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động. Hơn 3,6 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Trên 118.000 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài...
Theo Infornet
Huyện Lai Vung, Đồng Tháp: Sáp nhập nhiều tổ chức Hội cấp huyện, xã Theo kế hoạch, trong quý II/2019, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) sẽ sáp nhập nhiều tổ chức Hội cấp huyện và cấp xã. Trụ sở UBND huyện Lai Vung Ở cấp huyện, sáp nhập 13 Hội giảm còn 7 Hội (lộ trình đến năm 2020 giảm còn 5 Hội). Cụ thể, nhập Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Trẻ mồ côi và...